Hạt Dưới Da Trong Viêm Khớp Dạng Thấp Có Nguy Hiểm?

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là các nốt sưng, cứng, thường không gây đau đớn và thường phổ biến ở các khớp ngón tay. Ngoài ra, đôi khi các nốt này có thể hình thành bên trong mắt, các cơ quan nội tạng, mặc dùng trường hợp này thường không phổ biến.

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp
Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là các nốt sưng và cứng nhưng không đau

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các lớp niêm mạc khớp. Tình trạng này gây đau đớn và dẫn đến việc hình thành các nốt dưới da ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Những bộ phận này có thể bao gồm:

  • Tay;
  • Chân;
  • Cổ tay;
  • Khuỷu tay;
  • Mắt cá chân.

Có khoảng 40% những người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ phát triển các hạt dưới da. Các nốt này có thể không đau nhưng có thể gây sưng, cứng và ảnh hưởng đến khả năng cử động linh hoạt ở bộ phận bị ảnh hưởng.

Các nốt dạng thấp thường có kích thước tương tự như quả óc chó hoặc nhỏ như hạt đậu. Trong trường hợp các hạt này gây loét da hoặc chèn ép lên các dây thần kinh, người bệnh có thể bị đau đớn hoặc tê.

Thông thường các nốt này chỉ gây ảnh hưởng đến các khớp. Tuy nhiên nếu viêm khớp dạng thấp kéo dài, người bệnh có thể phát triển các nốt dạng thấp ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Thanh quản gây ảnh hưởng đến giọng nói hoặc khiến người bệnh bị khàn giọng;
  • Phổi, tim và các cơ quan nội tạng khác. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Dấu hiệu nhận biết hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là những khối mô viêm, có thể là đơn lẻ hoặc là một cụm các nốt viêm. Khi nhiều hạt dưới da hình thành tại một vị trí có thể gây ảnh hưởng đến cử động của khớp bị ảnh hưởng.

Hạt dưới da ở bệnh viêm khớp dạng thấp
Các nốt dạng thấp có thể gây viêm và loét da

Có khoảng 7% người bệnh viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán các hạt dưới da trong lần chẩn đoán đầu tiên. Các triệu chứng ban đầu thương bào gồm tổn thương khớp, cứng khớp. Ngoài ra, xuất hiện nốt khớp dạng thấp thường khiến bệnh có nguy cơ biến chứng toàn thân cao hơn.

Mặc dù các dấu hiệu có thể khác nhau một chút, tuy nhiên hầu hết các nốt sần đều có một số dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Hình dạng: Các hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp thường có dạng tròn;
  • Kích thước: Các nốt dạng thấp thường có kích thước từ 2 mm đến 5 cm, tuy nhiên đôi khi các hạt này cũng có kích thước lớn hơn.

Các nốt dạng thấp thường được kết nối với gân hoặc các dải mô dưới da, do đó thường cố định và không duy chuyển. Tuy nhiên, đôi khi các nốt này có thể di chuyển được và mềm dẻo như cao su.

Trong hầu hết các trường hợp, các nốt này không gây đau, trừ khi các hạt này bị viêm, loét và vỡ ra bên ngoài da.

Trong trường hợp các nốt này xuất hiện ở các khu vực khác, chẳng hạn cơ quan nội tạng hoặc thanh quản, các nốt này thường không có triệu chứng và khó xác định. Do đó, nếu được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hoặc nghi ngờ viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên có kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh phù hợp.

Nguyên nhân gây hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Các nốt dạng thấp chỉ phát triển ở một nhóm đối tượng bệnh nhất định. Hiện tại các chuyên gia không biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên di truyền có thể là một trong những nguyên nhân chính.

Ngoài ra, các nốt dạng thấp cũng có nhiều khả năng hình thành ở những đối tượng như:

  • Có yếu tố dạng thấp (RF) cao;
  • Dương tính với peptide citrullated chống chu kỳ (chống CCP).
nguyên nhân gây nốt dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp kéo dài là có thể dẫn đến các nốt dạng thấp

Yếu tố dạng thấp là một loại protein được gọi là tự kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch và có thể tấn công các mô khỏe mạnh. Yếu tố dạng thấp có ở khoảng 80% những người bị viêm khớp dạng thấp.

Yếu tố này cũng xuất hiện ở những bệnh khác, chẳng hạn như Lupus ban đỏ hệ thống, các bệnh viêm gan và một số bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra, những người không có bất kỳ rối loạn hoặc bệnh lý nào, đặc biệt là những người lớn tuổi, cũng có yếu tố dạng thấp trong máu.

Những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với một loại khoáng thể được gọi CCP cũng có nguy cơ phát triển các hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp. Kháng thể này có ở hơn 70% những người bệnh viêm khớp dạng thấp và gần như không xuất hiện ở người khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, người bệnh có nguy cơ phát triển các nốt dạng thấp cao hơn nếu:

  • Viêm khớp dạng thấp trong thời gian dài;
  • Các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hoặc không được điều trị;
  • Có các bệnh ngoài khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể;
  • Hút thuốc lá;
  • Sử dụng thuốc methotrexate trong điều trị viêm khớp dạng thấp;

Bệnh nhân nằm liệt giường thường phát triển các nốt dạng thấp ở các khớp có áp lực, chẳng hạn như mặt sau của khuỷu tay, chân, hông hoặc xương cùng. Đôi khi nốt dạng thấp cũng có thể xuất hiện ở phía sau đầu.

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, các nốt dạng thấp không gây đau đớn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Tuy nhiên trong các trường hợp hiếm gặp, các nốt này có thể bị nhiễm trùng hoặc lở loét. Tình trạng này thường xảy ra ở những khu vực thường xuyên phải chịu áp lực, chẳng hạn như ở mặt sau của gót chân, lòng bàn chân. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và có thể gây suy nhược cơ thể.

Nếu các nốt dạng thấp gây đau đớn, suy nhược hoặc nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng hoặc loét, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Các nốt dạng thấp có tự khỏi không?

Trong một số trường hợp, các nốt dạng thấp có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp khác, các nốt này có thể tăng kích thước theo thời gian và dẫn đến nhiều rủi ro khác.

Hiện tại không có biện pháp phỏng đoán tình trạng phát triển của các nốt này. Do đó, các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng và hạn chế nguy cơ phát triển của các nốt dạng thấp.

Điều trị hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Nếu các nốt dạng thấp không gây triệu chứng hoặc không gây đau đớn, có thể không cần điều trị. Trong các trường hợp các nốt này gây hạn chế cử động, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị phù hợp.

Báo VTC.vn: Nghệ sĩ Xuân Hinh chia sẻ cách chữa bệnh xương khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

điều trị hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp
Các biện pháp điều trị nhằm phục hồi khả năng vận động của người bệnh

Tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể, các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): DMARD là thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp và có thể làm giảm kích thước của các nốt dạng thấp.
  • Thuốc steroid: Bác sĩ có thể tiêm steroid trực tiếp vào nốt sần để thu nhỏ kích thước.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Phẫu thuật được chỉ định cho các nốt sần bị nhiễm trùng hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như ảnh hưởng đến cử động khớp. Tuy nhiên, các nốt dạng thấp có thể tái phát tại vị trí cũ sau khi cắt bỏ.

Trong trường hợp, các nốt dạng thấp liên quan đến thuốc methotrexate (thường được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp), bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng.

Tham khảo thêm: 12 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Hiệu Quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android