Nhổ răng sữa còn sót chân răng có sao không? Xử lý thế nào?
Khi loại bỏ răng sữa ra khỏi cung hàm, nếu không thực hiện đúng kỹ thuật có thể xảy ra hiện tượng chân răng vẫn còn trong nướu, gây ra nhiều ảnh hưởng đến con trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của tình trạng nhổ răng sữa còn sót chân răng cũng như cách xử lý an toàn nhất trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết nhổ răng sữa còn sót chân răng là gì?
Răng sữa mọc lên đầu tiên trong cung hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ trước khi răng vĩnh viễn xuất hiện. Theo quy luật, khi trẻ bắt đầu từ 6 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và được loại bỏ ra khỏi lợi. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp đã đến giai đoạn cần thay răng nhưng răng sữa không có dấu hiệu lung lay, vậy nên phụ huynh cần chú động tim cách nhổ răng sữa cho con để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, không xảy ra hiện tượng sai lệch, mất thẩm mỹ.
Khi nhổ răng sữa tại nhà hoặc tại cơ sở nha khoa nhưng không thực hiện đúng kỹ thuật, đúng lực có thể dẫn đến hiện tượng sót chân răng, tức là phần thân trên của răng được loại bỏ nhưng chân răng vẫn nằm sâu dưới lợi.
Cách nhận biết tình trạng này đó là sau khi răng được nhổ nhưng không thấy chân răng. Bạn có thể xem răng sữa bình thường có mấy chân, sau đó đối chiếu với số chân răng vừa được nhổ ra để xem có đủ số lượng hay không. Bên cạnh đó nếu bạn quan sát thấy máu đã ngưng chảy nhưng còn tồn tại mẩu răng màu trắng đục trong nướu, tại vị trí răng vừa nhổ.
Nguyên nhân nhổ răng sữa còn sót phần chân răng
Nhổ răng sữa bị sót chân răng là hiện tượng thường gặp khi phụ huynh tự nhổ răng cho bé tại nhà. Một số trường hợp lựa chọn địa chỉ nha khoa không chất lượng cũng khiến bé gặp đau đớn, nguy hiểm khi nhổ răng. Nguyên nhân cụ thể có thể xuất phát từ những vấn đề sau:
- Nhổ răng không đúng lực: Khi tiến hành nhổ răng sữa cho bé, cần phải thực hiện dứt khoát, đảm bảo đúng lực. Nhiều phụ huynh do lo lắng con bị đau hoặc gây ra biến chứng nên chỉ dùng lực nhẹ khiến răng không được loại bỏ hoàn toàn, còn sót phần chân răng trong lợi. Lúc này bé sẽ cảm thấy đau đớn hơn, hiện tượng chảy máu nhiều và có tâm lý sợ hãi, quấy khóc nhiều.
- Nhổ răng không đúng hướng: Khi nhổ răng sữa cho bé tại nhà, cha mẹ thường nhổ theo cảm tính với suy nghĩ làm thế nào để răng dứt ra khỏi lợi là được. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm vì nếu bạn nghiêng sang trái, qua phải, vào trong hay ra ngoài quá mức đều làm tăng khả năng chân răng bị gãy, mắc kẹt ở trong lợi. Vậy nên hãy đảm bảo nhổ đúng hướng để răng được loại bỏ hoàn toàn.
Tham khảo: Nhổ Răng Sữa Cho Bé Khi Nào? Cách Nhổ Răng An Toàn
- Nhổ răng sữa chưa lung lay: Thông thường, khi răng sữa có dấu hiệu bị lung lay, phụ huynh mới tiến hành nhổ bỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp buộc phải nhổ răng khi chưa lung lay như: Răng bị sâu, sún, răng mọc lệch, không thẳng hàng,…. Khi đó bạn cần dùng tay lắc lư chiếc răng để chân răng lỏng lẻo, không bám chặt vào lợi mới có thể dễ dàng loại bỏ. Nếu không làm răng lung lay đủ mạnh, việc nhổ bỏ có thể khiến chân răng không được lấy ra hoàn toàn, dẫn đến việc sót một phần ở trong.
- Do tay nghề của bác sĩ: Khi nhổ răng sữa tại nha khoa, nếu bác sĩ thực hiện không đảm bảo trình độ, chưa có kinh nghiệm cũng gây ra hiện tượng sót chân răng. Thậm chí một số trường hợp bác sĩ không kiểm tra kỹ sau khi nhổ răng, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nhổ răng sữa còn sót chân răng có tác hại gì?
Nhổ răng sữa bị sót chân răng có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Thực tế phần chân răng còn sót lại có thể bị tiêu hủy sau khi răng vĩnh viễn trồi lên, tuy nhiên nó vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sự phát triển của răng.
Một số trường hợp chân răng bị cắt ngang có thể hình thành dòng máu hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây viêm, nhiễm trùng. Đặc biệt nếu tiến hành nhổ răng sữa cho bé tại nhà không đúng kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến khoang miệng bị vi khuẩn tấn công, đi theo tủy răng, xâm nhập và trú ngụ ở sâu bên trong chân răng, tiềm ẩn nguy cơ áp xe răng. Lúc này nếu muốn điều trị cần tốn nhiều thời gian, chi phí và gây ra tâm lý lo sợ, khó chịu cho trẻ.
Nhổ răng sữa còn sót chân răng khi không được phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm: Sốc nhiễm trùng, viêm nha chu, nhiễm trùng máu, suy giảm hệ miễn dịch, suy đa cơ,…. Nhất là những trẻ có thể trạng yếu và đang mắc các bệnh bẩm sinh có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Cách xử lý nếu nhổ răng sữa còn sót chân răng
Khi phát hiện chân răng còn sót lại trong lợi, cha mẹ cần tìm cách xử lý để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con trẻ. Mỗi trường hợp khác nhau, cách giải quyết phần chân răng này cũng không giống nhau. Nhiều phụ huynh lo lắng khi răng chưa được lấy ra hết nên dùng dụng cụ tăm, vật nhọn hay nhíp để cố gắng đưa chân răng sữa ra ngoài. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những tác động này có thể khiến vết thương bị rách ra, tình trạng máu chảy nhiều hơn, khiến bé cảm thấy đau đớn và có nguy cơ nhiễm trùng nặng.
Thay vào đó, cách xử lý ban đầu đó là cha mẹ cần bình tĩnh, động viên và trấn an tinh thần của trẻ, tránh làm trẻ hoảng loạn, quấy khóc. Tiếp đến bạn hãy kiểm tra thật kỹ bên trong khoang miệng xem phần răng có rơi ra hay không, đồng thời hỏi con trẻ xem có vô tình nuốt chân răng vào trong bụng không.
Khi đã nắm rõ tình hình sót chân răng sữa, phụ huynh hãy đưa con đến cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra và tìm cách giải quyết. Tùy vào mức độ ảnh hưởng của chân răng đến khoang miệng và sức khỏe tổng thể của trẻ, bác sĩ sẽ có cách xử lý khác nhau:
- Nhổ răng sữa còn sót chân răng nhưng không gây đau đớn: Phần chân răng còn nằm trong nướu không gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vệ sinh khoa học để đẩy nhanh quá trình chân răng tự tiêu hủy và giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, không bị lệch lạc.
- Chân răng sót lại gây viêm nhiễm: Nếu phát hiện thấy tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ thường chỉ định cho trẻ uống thuốc kháng sinh giảm đau, chống viêm để ngăn hiện tượng nhiễm khuẩn lan rộng. Lúc này phụ huynh cần nắm rõ cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra nướu răng để kịp thời xử lý nếu có biểu hiện sưng tấy, đau nhức, trẻ sốt cao.
- Trường hợp điều trị nội nha không hiệu quả: Lúc này bác sĩ cần thực hiện tiểu phẫu để lấy phần chân răng ra khỏi nướu và tìm cách hạn chế vùng viêm nhiễm lan rộng ra khoang miệng.
Tìm hiểu thêm: Có Nên Nhổ Răng Sữa Chưa Lung Lay Không? Lưu Ý Cần Nhớ
Địa chỉ nhổ răng sữa uy tín nhất
Để tránh gặp tình trạng nhổ răng sữa còn sót chân răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa, tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng theo đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. Một số địa chỉ nhổ răng sữa cho bé uy tín nhất bạn có thể tham khảo là:
Trung tâm nha khoa Vidental Kid nhổ răng sữa chất lượng
Đây là đơn vị trực thuộc Nha khoa Vidental – Hệ sinh thái phức hợp lớn nhất tại Việt Nam. Ưu điểm của Vidental Kid là có đội ngũ chuyên gia giỏi hàng đầu trong nước, nhiều năm kinh nghiệm. Cùng với đó là hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, cung cấp dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng.
Liên hệ: Biệt thự 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (0987.933.309).
Nha khoa Dencos Luxury
Đây là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ nha khoa trẻ em chất lượng, được nhiều phụ huynh tin tưởng tìm đến. Nha khoa Dencos Luxury thăm khám và điều trị các bệnh lý về sâu răng, thực hiện chỉnh nha, xử lý tình trạng răng mọc lệch, trám răng, nhổ răng sữa,….
Toàn bộ quy trình đều đảm bảo vô trùng, đồng thời đội ngũ bác sĩ tại đây có tay nghề cao nên mang đến hiệu quả cao nhất cho các ca điều trị, phục hình.
Liên hệ: Số 135 – 137 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (0902.68.55.99).
Xem thêm: Có Nên Nhổ Răng Sữa Lung Lay?
Bệnh viện Răng hàm mặt WorldWide uy tín hàng đầu
Bệnh viện Răng hàm mặt WorldWide là cái tên bạn không nên bỏ qua khi có nhu cầu nhổ răng sữa cho bé. Địa chỉ này quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi với ít nhất 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ và răng hàm mặt. Mọi quy trình tại đây đều đúng chuẩn y khoa, cùng với đó là các phòng điều trị vô trùng, hệ thống máy móc hiện đại, giúp nhổ răng cho trẻ không đau đớn và ngăn ngừa được biến chứng.
Liên hệ: Số 244A Cống Quỳnh, thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Hồ Chí Minh (0909.141.218).
Lưu ý sau khi nhổ răng sữa cho bé để đảm bảo an toàn
Sau khi nhổ răng sữa cho bé, dù đã loại bỏ được toàn bộ chân răng hay chưa, bạn đều cần chú ý đến cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng và một số vấn đề dưới đây:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho con trẻ.
- Ưu tiên các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nhai như cháo, súp, canh, sữa, trứng, rau củ ninh kỹ để tránh ảnh hưởng đến vết thương.
- Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm cứng, dai, các loại hạt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nước ngọt có màu đậm.
- Hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng 2 lần mỗi ngày, tuy nhiên chú ý dùng lực nhẹ tác động lên vị trí răng mới nhổ.
- Bạn có thể cho con súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
- Nếu quan sát thấy trẻ có hiện tượng sưng viêm, sốt cao, đau nhức khó chịu, cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được xử lý.
Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng thường gặp, đặc biệt khi bạn tiến hành tại nhà, khi chưa có kinh nghiệm. Vấn đề này có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tổng thể, vậy nên các bậc phụ huynh cần chú ý trong quá trình nhổ răng cho con. Tốt nhất hãy đưa bé đến phòng khám nha khoa uy tín để được nhổ răng đúng cách, đảm bảo an toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!