Niềng răng mắc cài mặt trong: Ưu, nhược điểm, quy trình niềng
Ngày nay, kỹ thuật nha khoa có nhiều bước tiến phát triển vượt bậc. Trong đó niềng răng mặt trong là phương pháp chỉnh nha vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp khôi phục chức năng ăn nhai, mang lại hàm răng khỏe đẹp. Vậy niềng răng mắc cài mặt trong là gì, giá bao nhiêu, quy trình thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc tất cả những thông tin về phương pháp chỉnh nha mắc cài mặt trong một cách chi tiết nhất.
Niềng răng mắc cài mặt trong là gì? Được áp dụng cho trường hợp nào?
Niềng răng mặt trong là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, thực hiện nắn chỉnh răng thông qua sự hỗ trợ của các khí cụ truyền thống như dây cung, mắc cài. Hệ thống mắc cài thay vì gắn mặt ngoài của răng như niềng thông thường, chúng được thiết kế đặt vào mặt trong của răng (hay còn gọi là mặt lưỡi) và ôm sát khít vào bề mặt. Nhờ đó, người niềng răng không phải lo lắng quá nhiều tới tính thẩm mỹ trong quá trình mang niềng.
XEM NGAY: Niềng răng Invisalign có hiệu quả không?
Đồng thời, khi niềng mặt trong, hệ thống niềng vẫn có thể tạo ra một lực đủ lớn để giúp răng di chuyển về đúng vị trí như mong muốn. Nhờ vậy, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng mà phương pháp này còn đảm bảo được tiến độ điều chỉnh răng như niềng thông thường.
Tương tự như niềng mắc cài mặt ngoài, niềng răng mắc cài phía trong cũng có khá nhiều sự lựa chọn cho người dùng về chất liệu của khí cụ. Một số loại niềng mặt trong được sử dụng phổ biến nhất đó là niềng mắc cài bằng kim loại thường, bằng kim loại titan, sứ tinh khiết hoặc niềng răng mắc cài pha lê,…
Niềng răng mặt trong có thể áp dụng cho tất cả những trường hợp gặp sai lệch về răng như:
- Răng hô hai hàm, hàm trên nhô ra phía trước, hàm dưới bình thường, hàm dưới lùi so với hàm trên bình thường.
- Răng móm do xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc xương hàm trên kém phát triển, móm do xương kết hợp bù trừ xương ổ răng.
- Răng mọc thưa do thiếu răng bẩm sinh, mọc sai vị trí hoặc kích thước xương hàm rộng.
- Răng khấp khểnh, lệch lạc, mọc chen chúc ở nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng hoặc phức tạp.
Với các trường hợp răng sai lệch do hàm thì cần kết hợp niềng mặt trong với phẫu thuật hàm để đạt được kết quả tối ưu nhất.
Ưu và nhược điểm của niềng răng mặt trong
Các chuyên gia Răng Hàm Mặt đánh giá rằng niềng răng mắc cài mặt trong là một phương án niềng răng thẩm mỹ hiệu quả cao. Chúng vừa đảm bảo được tác dụng cuối cùng của kỹ thuật niềng vừa đem đến hiệu quả thẩm mỹ giúp người niềng tự tin giao tiếp với người đối diện. Tuy nhiên, quá trình niềng răng mắc cài phía trong cũng gặp không ít phiền toái và rủi ro nếu không được thực hiện và bảo vệ đúng cách.
Ưu điểm
Một số ưu điểm vượt trội của phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong phải kể đến như:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cực cao cho người dùng nhờ thiết kế hệ thống mắc niềng gắn chặt với mặt bên trong của răng và cung hàm. Nhờ đó giúp giấu kín khí cụ mắc cài, dây cung, đảm bảo tự tin trong giao tiếp công việc, cuộc sống của người niềng răng.
- Hệ thống khí cụ được cải tiến hiện đại hơn khí cụ mắc cài mặt ngoài, giúp rút ngắn thời gian niềng xuống chỉ còn từ 15-18 tháng.
- Áp dụng được với hầu hết các trường hợp sai lệch khớp cắn như hô, móm, vẩu hay niềng răng mọc khấp khểnh từ những ca đơn giản đến những ca phức tạp.
- Đa dạng trong lựa chọn các loại chất liệu khí cụ, dễ dàng chọn theo điều kiện và sở thích của bản thân.
Nhược điểm
Bất kỳ phương pháp niềng nào cũng tồn tại những khuyết điểm nhất định và niềng răng mắc cài mặt trong cũng vậy. Dưới đây là một số nhược điểm còn tồn tại của phương pháp niềng mặt trong của răng:
- Gây tổn thương mô mềm: Do mắc cài được gắn ở mặt trong của răng nên diện tích tiếp xúc với mô mềm và vùng lưỡi của niềng răng là khá lớn. Do đó niềng mắc cài mặt trong đôi khi gây tổn thương tới các vị trí tiếp xúc hoặc các vùng lân cận.
- Gây bất tiện khi ăn nhai, sinh hoạt: Trong một vài ngày đầu sau khi niềng hoặc định hình lại niềng, việc ăn nhai và vệ sinh khoang miệng sẽ gặp khó khăn hơn và đôi khi gây đau đớn. Một số trường hợp niềng cũng được ghi nhận rằng chất liệu kim loại của niềng mặt trong gây ra kích ứng lưỡi và nha chu.
- Thay đổi âm giọng: Niềng răng mặt trong cũng như các phương pháp niềng răng khác trong thời gian đầu sau niềng có thể làm thay đổi âm thanh, cản trở giao tiếp của người dùng. Bởi sự xâm lấn vị trí đặt của lưỡi của niềng cũng như độ cộm của mắc cài. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được cải thiện sau khi người niềng răng đã quen dần với hệ thống niềng.
- Chi phí cao, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp: Kỹ thuật gắn mắc cài vào phía mặt trong của răng phức tạp hơn rất nhiều so với phương pháp mắc cài truyền thống. Do đó, để đảm bảo hiệu quả, phương pháp niềng răng này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn cũng như sự linh hoạt trong xử lý các tình huống phát sinh. Cũng bởi lẽ đó, chi phí niềng răng cũng cao hơn.
ĐỌC THÊM: Chi phí niềng răng khấp khểnh có đắt không
Quy trình niềng răng mắc cài mặt trong
Quy trình niềng răng mắc cài phía trong cũng khá giống với các phương pháp niềng răng thông thường, bao gồm 4 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Tư vấn, thăm khám, chụp X-quang và đưa ra hướng điều trị
Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng của người bệnh để xem xét liệu người bệnh có đang mắc phải các vấn đề bệnh lý răng miệng hay không. Nếu có, nha sĩ sẽ tiến hành xử lý triệt để các bệnh nền đó trước để không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Với các trường hợp không mắc bệnh răng miệng, bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng và răng để loại bỏ các tạp chất còn đọng lại trong khoang miệng. Sau đó người bệnh được chỉ định chụp X-quang răng (thường là chụp kỹ thuật số 3D Cone beam CT). Kết quả X-quang sẽ giúp nha sĩ nắm rõ tình trạng xương hàm, cung hàm và toàn bộ răng của người bệnh. Từ đó nhận định tình trạng răng của bệnh nhân và đưa ra phác đồ niềng điều trị thích hợp.
Bước 2: Xử lý cao răng, lấy dấu mẫu hàm và thiết kế mắc cài
Để đảm bảo đúng tiến độ điều chỉnh răng với hiệu quả cao nhất, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng, làm sạch lại khoang miệng. Sau đó, tiến hành lấy dấu mẫu hàm bằng cách sử dụng khay silicon mềm để thiết kế khí cụ mắc cài và dây cung sao cho tương thích với hàm răng của người niềng răng nhất.
Bước 3: Cố định mắc cài, dây cung vào mặt trong của răng
Bác sĩ gắn mắc cài, mang dây cung và thun liên hợp lên răng cho người niềng răng. Đồng thời tạo lực siết răng phù hợp theo đúng lộ trình đã định. Nhờ đó, răng được nắn chỉnh theo tiến độ phù hợp.
Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc, đặt lịch hẹn tái khám
Trong thời gian đầu sau khi niềng, mọi người có thể gặp nhiều khó khăn trong ăn uống sinh hoạt và vệ sinh răng miệng. Do đó, bác sĩ thực hiện sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng hậu niềng và chế độ ăn uống, vệ sinh hợp lý. Đồng thời, bác sĩ sẽ lên lịch tái khám để điều chỉnh niềng liên tục sao cho tương thích với hàm răng.
Niềng răng mắc cài mặt trong giá bao nhiêu?
Niềng răng mắc cài mặt trong mang lại nhiều lợi ích cho người niềng, nhất là tính thẩm mỹ cao. Có thể nói, kĩ thuật niềng răng mặt trong tương đối khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm xử lý mới thực hiện an toàn, hiệu quả cao được.
Tham khảo:
- Niềng răng có sự thay đổi như thế nào? Lưu ý cần nhớ khi thực hiện
Do đó, chi phí niềng răng mắc cài mặt trong được xếp vào mức khá cao. Theo thống kê tại nhiều địa chỉ nha khoa uy tín, chi phí niềng răng 2 hàm mặt trong hiện nay dao động khoảng từ 80 triệu đến 100 triệu đồng ở các trường hợp ít phức tạp. Với các trường hợp mức mọc lệch của răng phức tạp, giá niềng răng mắc cài mặt trong sẽ dao động trong khoảng từ 120 triệu đến 140 triệu đồng.
Mức chi phí trên có thể sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng thực của hàm răng cần niềng, tình hình sức khỏe răng miệng (có mắc bệnh răng miệng khác hay không) của người niềng răng cũng như cơ sở nha khoa thực hiện. Do đó, để tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn, hiệu quả của quá trình niềng răng, hãy tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng cao để thăm khám và được bác sĩ hỗ trợ tốt nhất.
Niềng răng mắc cài mặt trong nên ăn gì, kiêng gì?
Niềng răng mắc cài mặt trong nên ăn gì, kiêng gì luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Bởi sau quá trình niềng răng, việc ăn uống sẽ gặp rất nhiều trở ngại. Dưới đây là các nhóm thực phẩm dinh dưỡng được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng và tránh sử dụng trong quá trình đeo niềng.
Các thực phẩm nên ăn
Đối với người niềng răng, nguyên tắc quyết định một loại thực phẩm nên ăn hay không nên ăn phụ thuộc vào các tiêu chí sau: Mềm, dễ nhai, dễ nuốt, ít phải cắn xé, không tạo màu. Một số nhóm thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho người đang niềng răng đó là:
- Các món ăn mềm: Cơm (hạt gạo nát), cháo, súp, bánh cuốn, xôi hoặc mì. Đây là những món ăn cung cấp đầy đủ tinh bột, không cần lực nhai lớn, có độ lỏng và mềm, không làm bung mắc cài.
- Thực phẩm được chế biến từ trứng, sữa: Các thực phẩm như trứng, phomai, bơ, bánh ngọt, bánh bông lan,… đều là những món ăn mềm, dễ ăn, ít phải nhai khiến người mới niềng hạn chế được cảm giác đau nhức, mỏi cơ hàm. Đồng thời, chúng còn cung cấp hàm lượng canxi cần thiết để giúp răng khỏe mạnh hơn.
- Các món ăn giàu protein: Các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gà, tôm, cá hay các loại hải sản là những thực phẩm có hàm lượng protein rất cao, giúp bổ sung nhiều năng lượng, giảm mệt mỏi cho cơ thể. Tuy nhiên, các món ăn này cần chế biến thật mềm và cắt nhỏ trước khi ăn và hạn chế cắn xé gây đau răng.
- Rau xanh: Rau xanh được biết đến với hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào. Vì vậy, ăn nhiều rau xanh khi niềng răng sẽ tránh cho cơ thể rơi vào trạng thái thiếu các vi chất và loại bỏ được các mảng bám thức ăn trong răng.
- Sinh tố hay nước ép hoa quả: Những đồ ăn, đồ uống được chế biến từ hoa quả sẽ cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể chăm sóc răng. Đặc biệt, khi xay nhỏ hoặc ép nước các dưỡng chất vẫn được giữ lại nguyên bản và việc tiêu hoá trở nên vô dễ dàng hơn nhiều cho người niềng răng.
- Nước: Nước cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể để tránh tình trạng khô miệng, giúp quá trình nhai và nuốt dễ dàng hơn. Uống nước nhiều cũng giúp người niềng răng làm sạch mắc cài và răng miệng, tránh thức ăn thừa bám, đọng lại.
Niềng răng mắc cài mặt trong kiêng ăn gì?
Trong chế độ ăn cho người niềng răng mặt trong, có khá nhiều loại thực phẩm cần kiêng ăn, thậm chí không được ăn trong suốt quá trình đeo niềng, bao gồm:
- Các loại thực phẩm dai: Kẹo cao su, các loại thịt dai, bánh nếp, bánh dày, trân châu,… là những thực phẩm dai điển hình không nên ăn khi niềng răng. Bởi những loại đồ ăn này yêu cầu phải nhai nhiều lần dễ gây đau mỏi cơ hàm và rất dễ dính vào mắc cài của niềng, khó làm sạch.
- Các loại thực nhiều mảnh vụn: Vụn của các loại bánh quy, bim bim,… rất dễ lọt vào khe, hốc của mắc cài và rất khó vệ sinh. Do đó, hãy hạn chế các món ăn này trong khi đeo niềng.
- Các loại đồ ăn cứng: Các đồ ăn cứng như kẹo cứng, kẹo cu đơ, kẹo dồi, đá viên,… rất dễ làm mắc cài bung tuột nếu không may va phải.
- Không nên gặm các loại thịt có xương phức tạp: Ăn thịt cánh, cổ của gia cầm, gặm xương các loại đều là những việc nên kiêng khi niềng. Bởi các cấu trúc xương cứng, phức tạp sẽ rất dễ làm mắc cài bị bung tuột, ảnh hưởng tới hiệu suất chỉnh nha.
- Các món ăn vặt có màu: Kem, trà sữa, xiên que, đồ uống có ga, phẩm màu cũng là những món nên hạn chế ăn. Bởi phẩm màu trong các món ăn này vừa không tốt cho sức khỏe vừa làm đổi màu mắc cài, đổi màu răng, thậm chí gây sâu răng ăn vào tủy.
- Kiêng tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá: Các chất kích thích vừa gây ố màu mắc cài, hại men răng vừa có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới tốc độ lành xương hàm khi chân răng di chuyển tới vị trí mới.
Cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng mặt trong
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng và hiệu suất cho quá trình niềng răng, ngoài chú ý trong chế độ ăn uống, mọi người cần lưu tâm chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày. Bởi niềng răng mắc cài mặt trong sẽ gây ra nhiều khó khăn khi làm sạch răng miệng. Dưới đây là một số mẹo giúp mọi người chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách và làm quen nhanh hơn với khung niềng răng mặt trong:
- Thao tác vệ sinh răng cần tỉ mỉ hơn và nên sử dụng đúng các sản phẩm đánh răng chuyên dụng cho người niềng răng để loại bỏ thức ăn thừa còn tồn đọng trong khoang miệng.
- Mỗi ngày đánh răng 2–3 lần và tiến hành chải răng nhẹ nhàng trong vòng 3–5 phút để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và thức ăn thừa bám trên mắc cài, kẽ răng.
- Nên kết hợp áp dụng việc súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch miệng và giảm cảm giác khó chịu.
- Sử dụng chỉ nha khoa vào thời điểm sau khi ăn, để làm sạch răng tốt nhất.
- Tập dần cách ăn không đẩy lưỡi về đằng trước để hạn chế các tác động xấu làm lệch lạc khuôn niềng đã định hình cố định trên răng.
- Tập nói to, rõ ràng và chậm rãi để quen dần với niềng răng, giảm ngại ngùng khi giao tiếp.
- Trong những ngày đầu hoặc sau mỗi đợt chỉnh nha định kỳ, mọi người nên ăn thực phẩm mềm hoặc đã được cắt nhỏ và súc miệng nhẹ nhàng với nước ấm sau khi ăn để làm sạch mắc cài..
- Thường xuyên đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe răng miệng, tuân theo đúng lịch hẹn tái khám từ bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.
Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về ưu điểm, nhược điểm, quy trình thực hiện, giá thành cũng như cách chăm sóc tốt nhất cho người niềng răng mắc cài mặt trong. Niềng răng mắc cài trong là một trong những phương pháp khắc phục các tình trạng răng mất cân đối, lệch lạc hiệu quả nhất hiện nay, đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ khi giao tiếp. Do đó, bạn hãy cân nhắc tới phương pháp này để nhanh chóng sở hữu hàm răng đẹp như ý.
Đọc ngay:
- Niềng răng khớp cắn sâu là gì? Phân loại và chi phí thực hiện
- Niềng răng tại nhà nên hay không? Tư vấn chi tiết từ chuyên gia
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!