Sâu Răng Ăn Vào Tủy
Sâu răng ăn vào tủy là một bước phát triển nặng hơn của sâu răng thông thường khi không được điều trị đúng cách. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm đến sức khỏe không? Dấu hiệu nhận biết và quy trình điều trị như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh lý răng miệng nghiêm trọng này trong bài viết dưới đây!
Định nghĩa
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu chi tiết, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn tình trạng sâu răng ăn vào tủy là như thế nào. Đối với một chiếc răng sẽ có 3 lớp cấu thành, từ ngoài vào trong lần lượt là: Lớp men răng, lớp ngà răng và cuối cùng là tủy răng. Tủy răng là lớp nằm trong cùng, ở vị trí trung tâm, có tác dụng liên kết các dây thần kinh cũng như mạch máu lại với nhau.
Sâu răng ăn vào tủy có thể hiểu đơn giản là, sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh đã phá hủy được lớp men răng cũng như ngà răng, tiến sâu vào khiến viêm nhiễm tủy, nặng hơn có thể làm chết tủy, nặng hơn nữa là phá hủy hết cấu trúc của toàn bộ hàm răng.
Vậy sâu răng có chữa được không? Nếu sâu răng nhẹ có thể chữa được nhưng nếu đã ăn vào tủy thì còn tùy từng trường hợp. Sâu răng ăn vào tủy nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo theo những biến chứng vô cùng nặng nề. Chủ yếu là đau nhức, ê buốt, khó khăn trong việc ăn uống, răng trở nên nhạy cảm hơn đối với các loại thực phẩm cay nóng hay lạnh (như kem).
Ở trong giai đoạn đầu khi vừa bị sâu răng, bạn sẽ chỉ thi thoảng mới cảm nhận được cơn buốt răng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi sâu răng đã tiến vào trong tủy, bạn sẽ thấy được cơn đau trở nên dữ dội hơn, chúng đến thường xuyên, khiến cho bạn không thể nào tập trung tinh thần để làm việc được.
Hình ảnh
Triệu chứng
Sâu răng ăn vào tủy là một vấn đề răng miệng ở mức báo động, người gặp phải tình trạng này sẽ có biểu hiện như:
- Khi quan sát bằng mắt thường, bạn cũng dễ dàng nhận thấy những lỗ sâu tương đối lớn, gây mất thẩm mỹ cho hàm răng.
- Vi khuẩn hoạt động mạnh cũng khiến cho hơi thở có mùi khó chịu, có thể gặp phải xuất huyết hoặc chảy mủ, nướu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Răng tương đối nhạy cảm, thường xuyên đau nhức khi dùng các loại thực phẩm cay, lạnh, ảnh hưởng nhiều đến chức năng nhai.
- Ảnh hưởng đến những răng lân cận khác, nặng hơn còn gây ra tình trạng đau nửa đầu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Có thể bị sốt cao khi viêm nhiễm lan diện rộng.
Nguyên Nhân
Có thể nói, sâu răng ăn vào tủy là bước cuối cùng của tình trạng sâu răng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, sâu răng thường sẽ phát triển theo quy trình gồm 3 giai đoạn là:
- Sâu men răng: Do vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ, sót lại cặn đồ ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Sâu ngà răng: Khi chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, vi khuẩn hoạt động tích cực hơn, ăn sâu vào ngà răng, gây nên những cơn đau nhức.
- Sâu răng ăn vào tủy: Sâu tiến vào phá hủy cấu trúc của răng, chạm đến tủy, gây nên một vài căn bệnh răng miệng khác.
Từ đó, chúng ta có thể rút ra, những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này đó là:
- Thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc chưa đúng cách.
- Thói quen ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều chất đường, ăn uống sai giờ giấc.
- Phát hiện ra tình trạng sâu răng muộn, nhưng lại chưa điều trị dứt điểm hoặc không đúng cách.
- Trong quá trình điều trị chưa có sự kết hợp với biện pháp chăm sóc hợp lý.
Phòng ngừa
Tình trạng sâu răng ăn vào tủy sẽ không thể diễn ra nếu bạn có thói quen chăm sóc răng miệng hợp lý. Ngay khi phát hiện ra sớm, bạn hãy phòng ngừa và ngăn chặn sâu răng tiến triển nghiêm trọng hơn bằng cách:
Vệ sinh răng miệng khoa học
Đây là việc đầu tiên nên làm nhất đối với mỗi người. Theo khuyến cáo, bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, vào mỗi buổi sáng và tối. Hơn nữa, sau khi dùng bữa, nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm, hoặc nước súc miệng để làm sạch đi các mảng bám thức ăn còn sót lại.
Song song với đó, bạn có thể áp dụng kết hợp một vài cách chữa trị sâu miệng từ dân gian, như dùng chanh hoặc muối để đánh răng, súc miệng với nước trà xanh đã nguội,... để có thể đem đến hiệu quả chăm sóc tốt nhất.
Nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, thói quen ăn uống cũng sẽ cải thiện được tình trạng sâu răng của bạn.
Các thực phẩm mà bạn nên sử dụng đó là:
- Sử dụng nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là các loại quả giàu vitamin C để làm sạch khoang miệng, cũng như hấp thu canxi tốt hơn.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như đồ hải sản, sữa hay tôm,...
- Các thực phẩm giàu chất đạm như cá, trứng hay các loại phomat để phục hồi tốt hơn.
Ngoài ra, khi bị sâu răng ăn vào tủy, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm sau đây:
- Các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh quy để lại nhiều vụn, dễ mắc vào kẽ răng và khó làm sạch.
- Các loại gia vị hoặc đồ ăn cay nồng như ớt.
- Các loại nước ngọt có gas chứa nhiều đường, nước đá lạnh gây buốt răng.
- Các loại thực phẩm cứng, khó nhai, khó nghiền nát. Một phần răng bạn sẽ bị đau, mặt khác khi thức ăn chưa được nhai kỹ còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Các loại đồ uống, chất kích thích như cafe, thuốc lá, rượu,...
Thăm khám nha khoa thường xuyên
Theo khuyến cáo, chúng ta nên đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần, để phòng ngừa cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất ổn của răng.
Khi khám nha khoa định kỳ, bạn sẽ được khám tổng quát cơ bản như:
- Kiểm tra lợi, nha chu.
- Kiểm tra chất lượng răng (có sâu, lung lay hay sứt mẻ do ngoại lực).
- Kiểm tra các khớp cắn.
- Kiểm tra độ mòn của răng,...
Biện pháp điều trị
Sâu răng ăn vào tủy ở những mức độ khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài phương pháp nha khoa, được rất nhiều khách hàng đánh giá cao trong hiệu quả điều trị.
Mặc dù vậy, để có thể chọn ra phương pháp phù hợp với mình nhất, chúng tôi kiến nghị bạn nên đi thăm khám trực tiếp tại các cơ sở nha khoa, để hiểu rõ hơn về tình trạng răng miệng cá nhân. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc trị sâu răng để giảm bớt tình trạng đau nhức.
Khi sâu răng gần chạm tới tủy
Ở mức độ này, khi sâu răng chưa chạm tới tủy, bạn có thể thực hiện phương pháp hàn trám răng. Đây là cách thức nạo đi lỗ sâu trên răng, sau đó dùng vật liệu trám để bít lại lỗ hổng đó, giúp răng có thể khôi phục về hiện trạng ban đầu.
Phương pháp này được đánh giá là rất có hiệu quả khi sâu răng đang trong giai đoạn đầu. Người sử dụng dịch vụ sẽ không hề cảm thấy có bất kỳ đau đớn nào trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, vì đây chỉ là biện pháp thay thế, vật liệu trám không thể nào thay thế được cho men răng và ngà răng. Nên trong quá trình sử dụng dịch vụ, bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách, hay ăn những loại thực phẩm cứng sẽ rất dễ gây vỡ, sứt răng.
Hiện nay, mức giá cho dịch vụ trám răng dao động trong khoảng 700.000 vnđ. Con số này sẽ chênh lệch đôi chút tùy theo từng cơ sở nha khoa, tùy vào máy móc hỗ trợ hay là nha sĩ thực hiện,...
Sâu răng ăn vào tủy ở mức độ nhẹ
Trong trường hợp sâu răng đã tiến vào tủy, chúng tôi gợi ý cho bạn nên sử dụng dịch vụ bọc răng sứ. So với phương pháp hàn trám, chụp răng sứ được coi là biện pháp hữu hiệu hơn.
Trong trường hợp này, sâu rất có thể lan rộng đến những chiếc răng lân cận nếu không được xử lý kịp thời, hơn nữa còn dễ bị vỡ. Lúc này, chụp ra ngoài một lớp mão sứ để cố định là một điều cần thiết.
Khi bọc răng sứ, chiếc răng của bạn sẽ được khôi phục lại chức năng ban đầu, hơn nữa còn có khả năng chịu lực gấp 6 đến 8 lần răng thật. Tại nhiều cơ sở nha khoa có phòng Labo, chế tác trực tiếp chiếc răng sứ phù hợp, bạn sẽ còn được hưởng mức giá ưu đãi và chất lượng cao. Lưu ý, trước khi bọc sứ cho răng, bạn nên kết hợp điều trị bằng cách làm sạch ống tủy.
Bọc răng sứ có thể có giá vài trăm cho một chiếc (nếu bọc răng sứ kim loại), nhưng cũng có thể có giá vài triệu đến vài chục triệu cho vật liệu chất lượng cao hơn. Trước khi sử dụng dịch vụ bạn có thể tham khảo bảng giá chi tiết trước để chủ động hơn trong việc điều trị.
Sâu răng ăn vào tủy ở mức độ nặng
Trong trường hợp sâu ăn vào quá sâu, không còn khả năng sử dụng các phương pháp nha khoa nêu trên, bạn nên nhổ bỏ hoàn toàn chiếc răng đó. Khi nhổ răng, các nha sĩ sẽ làm sạch khu vực nướu, tránh lây lan sang các răng bên cạnh.
Tuy nhiên, sau khi nhổ bỏ răng, bạn cần trồng lại răng ngay lập tức. Bởi nếu hàm răng có một lỗ hổng, theo thời gian có thể dẫn đến tiêu xương hàm, làm các răng khác xô lệch, chệch khớp cắn, nặng hơn là hóp má, lão hóa sớm.
Các dịch vụ dùng răng giả thay thế hiện nay nổi tiếng nhất là làm cầu răng sứ và trồng răng Implant. Cầu răng sứ là phương pháp mượn lực từ 2 răng lân cận, lắp cầu răng sứ và gắn mão răng bên ngoài. Trồng răng Implant tân tiến hơn, không gây ảnh hưởng đến bất kỳ răng nào, cắm trụ trực tiếp vào lợi cho đến khi ổn định sẽ gắn răng vĩnh viễn.
Làm cầu răng sứ trung bình sẽ rẻ hơn nhiều so với trồng răng Implant. Mức giá hiện nay dao động trên 1 triệu đồng, trong đó Implant là trên 9 triệu đồng/ răng.
Câu hỏi thường gặp
Khi bị đau răng bạn có thể uống Panadol để giảm đau tạm thời. Thành phần Paracetamol sẽ giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng nhờ vậy mà cơn đau răng sẽ biến mất nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến liều lượng, không nên tự ý sử dụng quá 4 liều/ngày (tương đương với 4000mg/ngày). Panadol nên được dùng sau ăn khoảng 30 phút, dùng thuốc bằng nước ấm để tăng hiệu quả giảm đau răng.
Xem chi tiết- Chuyên gia
- Cơ sở