Niềng Răng Nhổ Răng Số 4 Có Nên Không? Có Nguy Hiểm Không?

Niềng răng nhổ răng số 4 tại sao cần thực hiện và nếu nhổ có gây đau đớn, khó chịu hay tác động đến cấu trúc của răng miệng hay không? Đây là vấn đề được nhiều người đang thực hiện kỹ thuật chỉnh nha, niềng răng quan tâm. Để có câu trả lời chi tiết nhất cũng như giảm bớt tâm lý căng thẳng cho người bệnh, mời độc giả cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn. 

Răng số 4 là gì và vai trò chính trên cung hàm

Trước khi đi vào trả lời câu hỏi nhổ răng số 4 để niềng răng được không, nguyên nhân cần thực hiện, bạn đọc cần biết răng số 4 là răng gì, vị trí trên cung hàm cũng như chức năng chính.

Răng số 4 là chiếc răng tiền hàm hay còn gọi là răng nhỏ thứ nhất. Chức năng chính của chiếc răng này là cắn xé thức ăn, hỗ trợ răng hàm số 6 và 7 trong quá trình nghiền nát thức ăn.

Răng số 4 có trên cung hàm của con người
Răng số 4 có trên cung hàm của con người

Răng số 4 có kích thước nhỏ, nhọn có hình dạng giống mũ nấm. Nếu tính từ chiếc răng cửa chúng ở vị trí thứ 4 nên được gọi răng số 4. Răng số 4 ở cạnh răng số 3 hay gọi là răng nanh và răng số 5 cũng thuộc răng hàm nhỏ.

Vai trò của răng số 4 sẽ thay đổi theo hai giai đoạn là thời kỳ răng sữa và giai đoạn răng trưởng thành. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn răng sữa: Răng số 4 có vai trò trong việc nghiền nát thức ăn. Đồng thời giúp ích cho quá trình phát âm của bé được chuẩn hơn, tránh tình trạng nói lắp, nói ngọng. Ngoài ra răng số 4 còn là tiền đề để bé mọc răng trưởng thành sau này được đẹp, thẩm mỹ và ngay ngắn nhất.
  • Giai đoạn răng trưởng thành: Răng số 4 cùng răng số 3 giữ vai trò cắn xé thức ăn, làm nhỏ thức ăn trước khi đẩy vào răng hàm để nhai. Về cơ bản răng số 4 ít khi hoạt động nhưng lại giữ tính thẩm mỹ cho toàn bộ hàm răng của con người.

Thực hiện niềng răng phải nhổ răng số 4 hay không? Nguyên nhân

Tại sao cần nhổ răng số 4 khi niềng răng, theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nha khoa giải đáp: Khi niềng răng các dây cung và mắc cài sẽ tạo ra một lực vừa đủ để dịch chuyển chân răng về vị trí phù hợp trong thời gian từ 18 – 24 tháng.

Chính vì thế trong thời điểm này chiếc răng được dịch chuyên cần có một khoảng trống để kéo vào. Lúc này các nha sĩ sẽ tùy vào tình trạng từng người, đánh giá mức độ nghiêm trọng để nhổ răng và chiếc răng số 4 thường là lựa chọn ưu tiên nhất.

Niềng răng nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống dịch chuyển các chân răng lệch lạc về đúng vị trí
Niềng răng nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống dịch chuyển các chân răng lệch lạc về đúng vị trí

Mỗi chiếc răng trong cung hàm của con người đều giữ một vị trí quan trọng, như răng cửa làm nhiệm vụ cắn thức ăn, răng hàm làm nhiệm vụ nhai cắn, làm mềm thức ăn để dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Trong khi đó, răng số 4 là chiếc răng ít vai trò nhất, lại nằm ở vị trí đặc biệt chính là giữa cung hàm. Cho nên khi nhổ sẽ tạo điều kiện cho những chiếc răng còn lại có khoảng trống để di chuyển về đúng vị trí tốt nhất.

Ngoài ra một lý do tại sao thường niềng răng nhổ răng số 4 chính là khi chiếc răng số 4 mất đi, răng số 5 vẫn có thể thực hiện tốt chức năng nhai cắn như bình thường mà không ảnh hưởng  đến những chiếc răng khác. Bên cạnh đó, răng số 4 có kích thước nhỏ hơn so với một số chiếc răng còn lại. Vì thế khoảng trống khi răng số 4 mất đi sẽ nhanh chóng được thu hẹp và đóng khít nhờ lực căng của các mắc cài và dây cung. Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ và sự cân đối hài hòa nhất.

Như vậy việc nhổ răng số 4 để niềng răng được hiệu quả hơn là cách làm phù hợp và cần thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình niềng răng cũng cần hết sức thận trọng, được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề cao, từ đó phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra.

[pr_middle_post]

Răng số 4 ít vai trò nhất trên cung hàm nên thường được lựa chọn để nhổ
Răng số 4 ít vai trò nhất trên cung hàm nên thường được lựa chọn để nhổ

Nhổ răng số 4 để niềng răng có đau không? Có nguy hiểm không?

Niềng răng nhổ răng số 4 có đau không hay có nguy hiểm không là thắc mắc, lo lắng của nhiều người trước khi thực hiện chỉnh nha. Thực tế, trước khi niềng răng, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng răng miệng để quyết định có nên nhổ răng số 4 hay không.

Do răng số 4 không đóng nhiều vai trò trong việc cắn xé thức ăn nên khi nhổ đi, thời gian đầu có thể chưa quen nhưng cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến chức năng nhai cắn cũng như sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng, người bệnh chỉ cần tuân thủ đúng theo những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, sẽ không gây biến chứng hay ảnh hưởng nguy hiểm.

Trong trường hợp người bệnh đang mắc các bệnh mãn tính như tiền đình, huyết áp cao, tim mạch hoặc đang sử dụng thuốc Tây để điều trị một bệnh lý nào cần thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Ngoài ra bệnh nhân nhân nữ nên tránh những ngày đèn đỏ, trước đó một tuần đều không được thực hiện.

Ngoài ra, người nhổ răng số 4 cũng nên chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng. Công nghệ máy móc hiện đại cũng như trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao, đảm bảo các thao tác thực hiện nhổ răng đúng chuẩn nhất.

Một số những biến chứng có thể xảy ra đối với người nhổ răng số 4 như sau:

  • Nhiễm khuẩn và chảy máu kéo dài: Tình trạng này chỉ xảy ra khi trình độ tay nghề bác sĩ yếu, dụng cụ thực hiện chưa đảm bảo được vô trùng, hoặc thao tác khi nhổ răng quá mạnh.
  • Tổn thương vùng xoang mũi: Răng số 4 có phần chân răng nằm sát gần các xoang. Lực kéo khi nhổ răng quá mạnh có thể tác động đến khu vực này gây tổn thương. .
  • Nhiễm trùng răng: Những bệnh bệnh nhân sau khi nhổ răng xuất hiện tình trạng này là do trong quá trình nhổ, bác sĩ đã rạch nướu quá sâu, tác động vào hệ thống dây thần kinh tại đây, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào chân răng và cả mạch máu.

Thông thường những người nhổ răng số 4 sẽ lành dần trong 7 – 10 ngày. Và lỗ trống do nhổ răng sẽ nhanh chóng được lấp đầy sau 3 tuần đến 1 tháng. Tuy nhiên thời gian để lành hẳn còn phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng người.

Chọn địa chỉ chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện
Chọn địa chỉ chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện

Lưu ý sau khi thực hiện nhổ răng để không gây biến chứng

Sau khi thực hiện nhổ răng để đảm bảo không gây biến chứng cho người bệnh, cần tuyệt đối tuân thủ theo những lưu ý dưới đây:

  • Tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ sau khi nhổ răng từ chăm sóc vết nhổ đến việc ăn uống uống trong 5 – 7 ngày tới.
  • Sau khi nhổ răng, tại vị trí chân răng có thể sẽ chảy máu, nếu chỉ chảy máu nhẹ, lẫn trong nước bọt khi nhổ khoảng 1 ngày đầu sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng nếu chân răng chảy máu kéo dài bạn cần ngay lập tức quay trở lại bệnh viện để thăm khám.
  • Người bệnh vẫn vệ sinh răng miệng bình thường, tuy nhiên cần tránh chạm đến vết mổ.
  • Nên sử dụng những loại thức ăn mềm, lỏng, không phải hoạt động khớp cắn nhiều trong 2 – 3 ngày đầu.
  • Người nhổ răng có thể bị nhức răng sau khi nhổ do hết tác dụng của thuốc tê. Tùy từng trường hợp có thể yêu cầu bác sĩ kê một chút thuốc giảm đau để sử dụng.

Trên đây là một số thông tin giúp ích cho bạn hiểu hơn về niềng răng nhổ răng số 4. Hy vọng bạn sẽ chọn được một địa chỉ nha khoa uy tín nhất để thực hiện.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android