Tác Hại Của Gạo Lứt Là Gì? Cách Sử Dụng Gạo Lứt Đúng Cách

Nếu bạn sử dụng gạo lứt sai cách cũng có thể gây nên những mối nguy hại tiềm ẩn như: Cơ thể suy nhược, tiềm ẩn nguy cơ ung thư, gây khó tiêu... Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi dùng, không lạm dụng tránh nguy hại cho sức khỏe.

Với những người đang cố gắng giảm cân hay thay đổi để có một lối sống khỏe mạnh hơn, sử dụng gạo lứt được xem là một trong những gợi ý vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đã được nhắc đến khá nhiều, các bạn nên tìm hiểu tác hại của gạo lứt để biết cách sử dụng sao cho phù hợp.

Những tác hại của gạo lứt đối với sức khỏe

Gạo lứt là loại gạo chỉ bỏ đi phần vỏ trấu và giữ lại phần vỏ cám để có thể đảm bảo cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong gạo lứt có chứa hàm lượng cao các chất như tinh bột, chất đạm, chất xơ, canxi, magie, sắt, selen và nhiều loại vitamin thiết yếu khác. Do đó, nó được sử dụng phổ biến trong phòng và điều trị ung thư, loãng xương, hỗ trợ hệ tiêu hoá, kiểm soát đường huyết và làm đẹp.

Tác hại của gạo lứt là vấn đề được nhiều người quan tâm
Tác hại của gạo lứt là vấn đề được nhiều người quan tâm

Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào sử dụng gạo lứt cũng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn bè, người thân khuyên bạn nên ăn gạo lứt, tốt nhất bạn hãy tìm hiểu thật kỹ xem loại hạt này có thực sự phù hợp với chế độ ăn của mình hay không. Đặc biệt, cùng điểm qua những tác hại của gạo lứt như sau:

Tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện cách đây chưa lâu, có đến 50% số gạo lứt được kiểm nghiệm có chứa thành phần Asen. Với hàm lượng thấp, nguyên tố này thường không gây ảnh hưởng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài, lượng Asen tích trữ sẽ ngày càng gia tăng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng bao gồm ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da.

Bên cạnh Asen, trong gạo lứt còn chứa acid phytic, một loại hợp chất không hòa tan làm ngăn cản hấp thụ một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng. Vì vậy, các bạn cần cẩn thận khi mua và sử dụng loại gạo này.

Gây hại cho phụ nữ có thai

Mặc dù gạo lứt rất tốt cho bà bầu nhưng bạn chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. Đặc biệt cần bổ sung thêm các thực phẩm khác để cơ thể được cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu. Nếu bà bầu ăn quá nhiều loại gạo này, một trong những tác hại của nó là có thể gây đầy bụng, khó tiêu và khiến cơ thể bị sốt.

Phụ nữ có thai cần cẩn thận khi sử dụng loại gạo này
Phụ nữ có thai cần cẩn thận khi sử dụng loại gạo này

Bên cạnh đó, hàm lượng asen trong gạo lứt khá cao, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi cũng như trẻ sơ sinh sau này. Do đó, các chuyên gia cho biết không nên khuyến khích bà bầu ăn loại gạo này thay gạo trắng hàng ngày.

Gây cảm giác khó tiêu

Đây là tác hại của gạo lứt rõ rệt nhất ở những người có hệ tiêu hóa kém. Trong nó có chứa rất nhiều chất khoáng nhưng lại thiếu chất đạm và chất béo. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ lại khá cao có thể gây cản trở hấp thụ một số chất như sắt, canxi. Khi kết hợp với đặc tính cứng, gạo lứt thường gây khó tiêu nếu bạn ăn nhiều, trong thời gian dài.

Với những trường hợp hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, bạn có thể gặp phải những vấn đề như giãn nứt tĩnh mạch, xuất huyết dạ dày vô cùng nguy hiểm.

Suy nhược cơ thể

Đây là tác hại của gạo lứt rất dễ nhận biết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù đây là loại gạo phù hợp với những người cần giảm cân như tiểu đường, béo phì do chứa nhiều chất xơ, hàm lượng đường thấp. Thế nhưng, nếu người khỏe mạnh sử dụng gạo lứt để thay thế cho gạo trắng hoặc các loại ngũ cốc khác sẽ dẫn đến thiếu chất, gây suy nhược cơ thể.

Gạo lứt có thể gây suy nhược cơ thể
Gạo lứt có thể gây suy nhược cơ thể

5 lưu ý khi sử dụng gạo lứt

Để hạn chế những tác hại của gạo lứt đối với sức khỏe, các bạn cần chú ý đến những lưu ý sau đây:

  • Không ăn gạo lứt trong thời gian dài: Tốt nhất các bạn chỉ nên ăn 2-3 lần/ tuần. Khi ăn cần nhai thật kỹ để tránh gây khó tiêu, hại cho dạ dày.
  • Sử dụng gạo lứt sạch: Hãy lựa chọn địa chỉ cung cấp uy tín để đảm bảo sản phẩm không chứa chất hóa học độc hại. Ngoài ra, bạn cần chú ý chọn mua gạo ở nơi được bảo quản kỹ, không bị ẩm mốc, tránh để gạo tiếp xúc với ánh nắng bên ngoài.
  • Không ngâm gạo quá lâu và vo gạo quá kỹ: Gạo lứt có chứa hàm lượng cao vitamin B1, đây là một chất dễ hòa tan trong nước. Do đó, nếu bạn ngâm hoặc vò gạo quá lâu sẽ làm mất đi lượng B1 có trong gạo.
  • Xác định rõ mục đích sử dụng: Để tránh những tác hại của gạo lứt, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng trước khi dùng. Từ đây, bạn sẽ có thể điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cẩn thận khi sử dụng gạo lứt
Cẩn thận khi sử dụng gạo lứt

Hi vọng rằng những thông tin về tác hại của gạo lứt trong bài viết trên đã mang lại cho các bạn những điều hữu ích. Từ đây, bạn sẽ biết cách sử dụng gạo đúng cách, góp phần bồi bổ cơ thể và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android