Thuốc Aspirin: Công Dụng Và Cách Dùng Trong Điều Trị Nha Khoa
Thuốc Aspirin là loại thuốc quen thuộc với tác dụng giảm đau, chống viêm, điều trị các triệu chứng cảm sốt, giảm đau răng. Chỉ định về việc sử dụng Aspirin cũng rất đa dạng nên khi sử dụng bệnh nhân cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. Dưới đây là những thông tin hữu ích mà bạn có thể chưa biết về loại thuốc này.
Thuốc Aspirin là gì và có tác dụng ra sao?
Thuốc Aspirin (tên quốc tế: Acetylsalicylic acid) là loại thuốc nằm trong nhóm NSAIDs có tác dụng giảm đau, kháng viêm, được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng. Aspirin giúp giảm đau ở nhiều mức từ nhẹ đến nặng đặc biệt hiệu quả với tình trạng đau răng, cảm lạnh, viêm khớp, đau cơ,…
- Thành phần hoạt chất: Aspirin.
- Thuốc chứa hoạt chất tương tự: Ascard-75; Aspilets EC; Opeasprin; Aspegic; Aspirin; Aspirin MKP 81; Aspirin pH8.
Cũng giống như những loại thuốc chống viêm không steroid khác, thuốc Aspirin hoạt động bằng các ức chế enzym COX (cyclooxygenase). Từ đó làm ức chế hoạt chất hóa học gây viêm, đau gồm thromboxan, prostaglandin và các sản phẩm chuyển hóa khác.
Một số dạng thuốc Aspirin phổ biến gồm:
- Thuốc uống viên caplet (325 mg, 500 mg).
- Thuốc dạng nhai (81mg).
- Viên đặt trực tràng 300 mg, 600 mg)…
Thuốc Aspirin được dùng được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Hạ sốt, giảm nhanh cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình.
- Điều trị đau nửa đầu, đau dây thần kinh ở người lớn
- Điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm thoái hóa xương khớp, viêm đốt sống dạng thấp,…
- Chống kết tập tiểu cầu, sử dụng cho một số bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, dự phòng biến chứng tim mạch, đột quỵ.
- Chống viêm, chống huyết khối với hội chứng Kawasaki ở trẻ em.
Aspirin mang lại hiệu quả cao nhưng loại thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như chướng bụng, buồn nôn, viêm loét dạ dày,… Chính vì vậy bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc Aspirin
Ở một số trường hợp, bệnh nhân sử dụng có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:
- Khó thở, phát ban, sốc phản vệ
- Sưng, phù nề ở nhiều nơi trên mặt như môi, lưỡi hoặc họng.
- Co thắt phế quản
- Mất ngủ, bồn chồn, nổi mề đay trên da
- Phân có màu đen hoặc ra kèm theo máu
- Buồn nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ hơi, đau dạ dày, loét dạ dày và đường ruột,..
- Tác động lên hệ thần kinh: Gây yếu cơ.
- Ù tai, giảm thính lực, đau tai.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Suy giảm chức năng gan, thận.
Khi gặp phải những tác dụng phụ, bệnh nhân cần ngừng thuốc Aspirin và liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Aspirin đúng cách
Để tránh xảy ra những tác dụng phụ không đáng có, bệnh nhân cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ dưới đây:
Cách dùng
Thông thường sẽ sử dụng thuốc Aspirin theo đường uống. Tuy nhiên, bệnh nhân nên sử dụng thuốc sau bữa ăn (uống khi lúc bụng no) để tránh nguy cơ viêm loét dạ dày. Ngoài ra, Aspirin cũng có dạng viên đặt, được đưa vào trong trực tràng từ 2 – 3cm.
Liều dùng
Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng bệnh mà liều dùng thuốc sẽ khác nhau. Người dùng nên cẩn trọng, sử dụng đúng liều lượng đã được chỉ định để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Liều dùng với người lớn
- Giảm đau, hạ sốt: Sử dụng 300mg – 900mg uống cách nhau 4 – 6 giờ, mỗi liều tối đa 4g/ngày.
- Chống viêm (bệnh khớp): Sử dụng với liều từ 4 – 8g/ngày chia làm nhiều liều nhỏ đủ hiệu lực điều trị.
- Ức chế kết tập tiểu cầu: Dùng với liều 75 – 150 mg/ngày, dự phòng dài hạn biến chứng tim mạch với bệnh nhân nguy cơ cao.
- Trường hợp cấp tính: Dùng liều nạp 150 – 300 mg.
Liều dùng trẻ em:
- Hạ sốt, giảm đau: Trẻ bị đau răng, sốt có thể dùng với liều 50 – 75 mg/kg/ngày, chia làm 4 – 6 lần uống và chỉ dùng tối đa 3,6g/ngày.
- Chống viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Thuốc được chỉ định là từ 80 – 100mg/kg/ngày. Với bệnh nhân nặng sẽ được chỉ định liều tối đa 130g/kg/ngày chia làm 4 – 6 lần uống mỗi ngày.
- Mắc bệnh Kawasaki: Sử dụng liều trung bình 100 mg/kg/ngày chia làm 4 lần/ngày, uống trong 14 ngày cho tới khi hết viêm.
Lưu ý: Cần chú ý rằng trẻ em cần hạn chế sử dụng thuốc Aspirin bởi có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.
XEM THÊM: TOP 10 Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Cho Bé Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Aspirin có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Thuốc Aspirin gây ức chế kết tập tiểu cầu ở mẹ và thai nhi, tăng nguy cơ chảy máu. Không những vậy, thuốc còn gây ức chế co bóp tử cung, gây trì hoãn quá trình chuyển dạ. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý không được dùng Aspirin trong 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai.
Đối với phụ nữ cho con bú, aspirin có thể bài tiết trong sữa mẹ nhưng sử dụng với liệu trình bình thường sẽ ít nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, các mẹ bỉm sữa cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định dùng hay không.
Thuốc giảm đau răng Aspirin có hiệu quả khi điều trị vấn đề răng miệng?
Hiện nay rất nhiều người sử dụng thuốc Aspirin để giảm đau khi gặp phải tình trạng đau răng, viêm tủy, áp xe, sâu răng,… Căn cứ vào nguyên nhân gây đau răng mà bác sĩ sẽ kê đơn và sử dụng loại thuốc giảm đau, thuốc trị sâu răng phù hợp.
Bạn cần cẩn trọng khi thực hiện theo cách đặt viên Aspirin lên răng để giảm đau. Bởi lẽ trong thuốc Aspirin có chứa axit salicylic – chất có thể cảnh báo có thể làm cháy và gây hư mô nướu. Vì vậy, nếu thực sự muốn dùng thuốc giảm đau răng Aspirin, bạn nên sử dụng theo đường uống thay vì đặt nó lên nướu. Trường hợp quá đau bạn cần tới khám bác sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp.
Chống chỉ định và lưu ý sử dụng, bảo quản thuốc
Để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc, người dùng nên uống vào thời điểm sau bữa ăn với một lượng vừa đủ. Một số trường hợp sẽ không được chỉ định dùng Aspirin bởi có thể khiến tình trạng sức khỏe dần xấu đi hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn:
- Người dị ứng với Aspirin và dị ứng với bất kỳ các thành phần có trong thuốc.
- Mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, nổi mề đay với các thành phần aspirin hoặc những thuốc chống viêm không steroid trước đây.
- Mắc bệnh giảm tiểu cầu, ưa chảy máu.
- Đang mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Người mắc bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân đã, đang mắc bệnh sốt xuất huyết.
- Người mắc bệnh suy tim mức độ nặng, suy gan/thận.
Người bệnh cần bảo quản thuốc tại nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ <30 độ C. Để thuốc tránh xa tầm tay của thú cưng, trẻ em trong nhà và tuyệt đối không nên để thuốc Aspirin ở những nơi ẩm ướt hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Thuốc Aspirin có giá bao nhiêu?
Thuốc Aspirin có rất nhiều dạng thức khác nhau nên mỗi loại sẽ có mức giá riêng biệt. Bệnh nhân có thể tham khảo bảng giá của thuốc Aspirin để có lựa chọn tốt nhất:
- Aspirin 81 mg (10 vỉ x 10 viên) có giá: 170.000 VNĐ/hộp.
- Aspirin 100 mg (hộp 3 vỉ x 10 viên) có giá: 180.000 VNĐ/hộp.
Lưu ý: Mức giá có thể thay đổi tùy tình hình thị trường, nơi bán và công ty sản xuất thuốc.
Thuốc Aspirin chỉ là phương pháp xử lý tạm thời các cơn đau nên đối với những người đang gặp phải vấn đề răng miệng rặng thì cần đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị dứt điểm.
Tại đây, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị răng miệng chi tiết bằng những công nghệ tiên tiến hiện đại áp dụng vào phục hình răng, trồng răng, kiến tạo nụ cười, cấy ghép Implant. Từ đó, bệnh nhân sẽ giảm đau vĩnh viễn và tránh viêc sử dụng thuốc Aspirin gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
ĐỌC THÊM: Tìm hiểu nguồn gốc độc đáo của bộ sản phẩm Nha Chu Tán điều trị các vấn đề răng miệng
Như vậy, thuốc Aspirin là loại thuốc giảm đau kháng viêm hiệu quả, đặc biệt với các trường hợp đau răng, viêm lợi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào bệnh nhân nên gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!