Đau Dạ Dày
Đau dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp và đôi khi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến nguy cơ xuất hiện các biến chứng đáng lo ngại như xuất huyết hoặc thủng dạ dày. Vì thế, nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến dạ dày, tôi khuyên bạn nên thăm khám để được chẩn đoán và chỉ định các biện pháp can thiệp phù hợp sớm nhất. Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến dạ dày.
Định nghĩa
Đau dạ dày (đau bao tử) tiếng Anh là Stomachache, thuật ngữ này dùng để chỉ hiện tượng tổn thương, viêm nhiễm phát sinh bên trong dạ dày. Đặc trưng lớn nhất của bệnh là sự xuất hiện các cơn đau thượng vị cùng triệu chứng buồn nôn, ợ chua, chán ăn… Tình trạng đau bao tử chủ yếu do lạm dụng thuốc Tây, nhiễm khuẩn HP, chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu bia…
Đảm nhận vai trò tiêu hóa thức ăn nên khi bị viêm, đau dạ dày sẽ không thể thực hiện được các chức năng vốn có. Từ đây, quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn tạm thời đình trệ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, làm người bệnh phải đối diện trực tiếp với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau dạ dày có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi với tỷ lệ mắc tương đối cao. Theo thống kê, có khoảng 5-10% dân số thế giới đang bị đau dạ dày, riêng tại Việt Nam con số này lên đến 7% và vẫn đang không ngừng tăng trong những năm gần đây.
Hình ảnh
Triệu chứng
Các triệu chứng đau dạ dày không xuất hiện ở một vị trí nhất định. Cơn đau của bệnh thường có ở:
- Đau vùng thượng vị: Khu vực này nằm ngay phía trên rốn và dưới xương ức. Vị trí đau dạ dày này khiến người bệnh bị đau dữ dội nhưng đôi khi chỉ đau âm ỉ kéo dài. Một số trường hợp cơn đau vùng thượng vị sẽ lan sang cả vùng ngực, thậm chí là phía sau lưng.
- Đau vùng bụng giữa: Khu vực này là nơi có nhiều bộ phận, cơ quan nội tạng nên người bệnh khó có thể phân biệt dấu hiệu đau bao tử với những bệnh lý khác. Ở vùng bụng giữa, cơn đau thường quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng bên phải. Bên cạnh triệu chứng đau bụng, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác như: Khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,...
- Đau vùng bụng dưới bên trái: Thường cơn đau sẽ xuất hiện khi bệnh nhân đói, khi ăn vào cảm giác này sẽ thuyên giảm nhưng vẫn gây tức bụng. Một số bệnh nhân còn gặp phải triệu chứng nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi…
Thực tế, đây là 3 vị trí đau dạ dày rất điển hình ở các bệnh nhân. Do vậy, nếu nhận bản thân có các dấu hiệu tương tự, đúng vị trí thì mỗi người cần chủ động thăm khám để sớm có biện pháp can thiệp.
Thực tế, các biểu hiện của bệnh đau dạ dày rất đa dạng, tiêu biểu có thể kể đến các dấu hiệu sau:
- Đau bụng: Cơn đau xuất hiện vùng thượng vị, vùng bụng giữa hoặc vùng bụng dưới bên trái. Những cơn đau này đôi khi chỉ âm ỉ nhưng cũng có lúc dữ dội, nếu đau dạ dày càng nặng thì mức độ đau và tần suất cơn đau cũng ngày một tăng.
- Ậm ạch bụng, khó tiêu: Khi bị bệnh đau dạ dày, chức năng tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng khá nhiều. Lúc này, lượng thức ăn được đưa vào dạ dày sẽ lâu tiêu hóa hơn gây nên cảm giác ậm ạch, khó chịu kéo dài.
- Nôn hoặc buồn nôn: Khi thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ đi cùng dịch vị trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn. Nặng hơn là là tình trạng ói mửa khi sau ăn no.
- Ợ chua, ợ hơi: Đồ ăn bị tồn đọng quá lâu trong dạ dày sẽ sinh ra nhiều khí hơi, kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn. Do vậy, tình trạng ợ hơi, ợ chua có thể thường xuyên xuất hiện khi bạn bị đau bao tử.
- Sụt cân: Bệnh đau dạ dày cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khiến bệnh nhân ăn uống kém từ đó gây sút cân nghiêm trọng.
- Nôn ra máu, đi ngoài phân đen: Đây được xem là một trong những triệu chứng đau bao tử nặng, lúc này các tổn thương đã ăn sâu vào thành mạch khiến máu thoát ra ngoài ống tiêu hóa, trộn lẫn vào thức ăn làm phân có màu đen kèm mùi hôi thối bất thường.
- Sốt: Trường hợp này xảy ra khi bệnh nhân bị đau dạ dày nhiễm khuẩn.
Nguyên Nhân
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày. Trong đó các ăn nguyên chủ yếu khiến cho triệu chứng đau dạ dày xuất hiện là:
- Ăn uống thiếu khoa học: Bỏ bữa sáng, ăn quá khuya, ăn không giờ, nhai không kỹ, ăn thực phẩm chưa nấu chín… đều là những thói quen xấu khiến cho bệnh dạ dày “hoành hành”.
- Lạm dụng đồ uống có cồn, thuốc lá: Các sản phẩm này đều chứa chất kích thích có hại cho sức khỏe cũng như hoạt động của dạ dày. Chúng là “thủ phạm” hàng đầu gây nên những cơn đau của bệnh dạ dày ở nam giới.
- Bất dung nạp gluten: Protein này được tìm thấy trong các loại lúa mì, tuy nhiên cơ địa của một số người lại không có khả năng hấp thu chất này, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn hoạt động của dạ dày. Nếu do nguyên nhân bất dung nạp gluten, cơn đau của bệnh sẽ xuất hiện với triệu chứng từ nhẹ đến nặng kèm theo cảm giác chướng hơi, đầy bụng, cơ thể mệt mỏi.
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Dùng thuốc kháng sinh, các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid... không đúng cách trong thời gian dài cũng có thể khiến bạn đối diện với nhiều tác dụng phụ không mong muốn, điển hình nhất là đau dạ dày.
- Bệnh lý về tuyến giáp: Tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất ra các loại hormone chi phối chức năng đường tiêu hóa. Khi lượng hormone này được sản sinh quá ít sẽ tác động không nhỏ đến hệ tiêu hóa, cơn đau của bệnh dạ dày cũng có thể xuất hiện từ đây.
- Nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng: Khi các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng (chủ yếu liên quan đến nguồn nước, thực phẩm) rồi tấn công dạ dày sẽ gây viêm loét, sưng đau niêm mạc. Thống kê cho thấy có khoảng 80% số bệnh nhân bị đau dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).
- Căng thẳng kéo dài: Stress sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến dây thần kinh ở đường tiêu hóa, từ đây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của dạ dày. Thậm chí, nếu căng thẳng quá mức cơn đau dạ dày rất dễ phát sinh đồng thời gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Bệnh ung thư: Đau dạ dày có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày, tuyến tụy hoặc túi mật. Nếu do nguyên nhân ung thư, cơn đau dạ dày sẽ chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn và đi kèm các triệu chứng như sụt cân, đi ngoài ra máu, chán ăn, ăn không tiêu…
- Một số nguyên nhân khác: Dạ dày có thể bị đau do ngộ độc thực phẩm, tác động của xạ trị, viêm tắc ruột, hội chứng ruột kích thích…
Đây chính là những nguyên nhân đau dạ dày chủ yếu, thường gặp ở đa số bệnh nhân. Việc sớm tìm ra căn nguyên gây bệnh luôn được xem là “chìa khóa” quan trọng giúp loại bỏ cơn đau và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Biến chứng
Đau bao tử được chia thành 2 giai đoạn chính là cấp và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng bệnh xuất hiện đột ngột, có thể điều trị sau một vài tuần. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn mãn tính thì cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc, biểu thị mức độ nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Nếu bệnh đau dạ dày diễn biến trong nhiều năm và không được điều trị có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm, gây chảy máu niêm mạc dạ dày làm cho bệnh nhân nôn ra máu, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị sớm.
- Thủng dạ dày: Bao tử bị vỡ, xuất hiện một lỗ nhỏ khiến bệnh nhân đau đớn mệt mỏi và không còn sức lực. Tình trạng này cần được can thiệp càng sớm càng tốt để không gây tổn hại cho sức khỏe bệnh nhân.
- Ung thư dạ dày: Đây là căn bệnh ác tính, dễ di căn và có nguy cơ tử vong cao. Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn và khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi.
- Hẹp môn vị: Biến chứng hẹp môn vị của bệnh đau dạ dày tiến triển qua hai giai đoạn. Ở giai đoạn thứ nhất, lưu thông thức ăn qua môn vị bị cản trở, gây đau vùng trên rốn, đau sau bữa ăn, buồn nôn sau khi ăn, và nôn thức ăn vừa mới ăn xong. Giai đoạn thứ hai là khi lưu thông qua môn vị bị tắc hoàn toàn, gây đau bụng liên tục, nôn thức ăn chưa tiêu hóa có màu xanh đen. Hẹp môn vị có thể do nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm, phù nề, co thắt, hoặc hẹp thực thể do ung thư. Đối với hẹp môn vị cơ năng, có thể điều trị nội khoa, nhưng nếu có tổn thương thực thể, cần can thiệp cấp cứu ngoại khoa.
- Viêm dạ dày mãn tính: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm loét dạ dày có thể trở thành một bệnh mạn tính, khiến tổn thương viêm tại niêm mạc dạ dày tái phát liên tục. Viêm dạ dày mạn tính có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Do đó, quan trọng để người bệnh chú ý và tìm phương pháp điều trị sớm, cũng như theo dõi diễn tiến của bệnh để ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng.
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh cần chủ động theo dõi. Nếu các triệu chứng của bệnh vẫn không thuyên giảm sau thời gian điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và có xu hướng trầm trọng hơn thì cần thăm khám sớm.
Đặc biệt bạn cần gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện trầm trọng như:
- Nôn mửa kéo dài suối 12h liên tục.
- Đau dữ dội vùng thượng vị hoặc bụng phải kèm theo sốt cao.
- Đi ngoài ra máu.
- Đau dạ dày dữ dội khi đang mang bầu.
- Cơ thể có dấu hiệu mất nước, sút cân nhanh chóng…
Phòng ngừa
Theo Vietmec để tránh nguy cơ bị đau dạ dày, mỗi người cần chủ động xây dựng lối sống khoa học thông qua các biện pháp sau:
- Luôn ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ, nhai kỹ, tránh ăn quá khuya và sử dụng các loại đồ ăn nhanh. Đặc biệt nên hạn chế ăn mặn, đồ ăn quá chua, cay, kiêng sử dụng rượu bia.
- Bỏ thuốc lá để vừa bảo vệ sức khỏe lá phổi, vừa tránh gây hại cho dạ dày.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc Tây bừa bãi vì chúng có tác dụng phụ là gây hại cho gan, thận, dạ dày.
- Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp, vì béo phì có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày dẫn đến đau dạ dày.
- Luôn kiểm soát tốt căng thẳng, duy trì trạng thái tâm lý thoải mái để cơ thể được thư giãn, tránh gây áp lực lên dạ dày.
Biện pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán tình trạng, mức độ đau dạ dày bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng thông qua tiền sử bệnh lý, vị trí đau của bệnh nhân. Tuy nhiên, cần thực hiện thêm một vài xét nghiệm, siêu âm khác để có thể đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Bao gồm:
- Nội soi dạ dày: Đây là thủ thuật an toàn, hữu hiệu trong chẩn đoán viêm loét dạ dày, ung thư thực quản… Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, sốc phản vệ...
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP: Có thể được thực hiện bằng cách test hơi thở hoặc test phân nhằm xác định xem trong dạ dày của bệnh nhân có vi khuẩn HP không.
- Chụp X-Quang: Ưu điểm của phương pháp này là cho hình ảnh dạ dày rõ nét, giúp tìm được khối u dạ dày, nếp xoắn dạ dày hay sự biến dạng của tá tràng…
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể: Mục đích là tìm kháng thể của vi khuẩn HP, nếu chúng tồn tại đồng nghĩa người bệnh đang bị đau dạ dày do vi khuẩn HP hoặc ít nhất đang có sự tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày.
- Siêu âm dạ dày: Thông qua máy siêu âm bác sĩ có thể thu được hình ảnh chi tiết trong dạ dày và các cơ quan lân cận, từ đó phát hiện các bất thường.
- Chụp MRI dạ dày: Kỹ thuật này sử dụng từ trường và sóng radio để thu về các hình ảnh chi tiết, đánh giá mức độ tổn thương ở dạ dày.
- Chụp CT dạ dày: Sử dụng tia X để tạo nên hình ảnh là các lát cắt, qua đó chẩn đoán mức độ tổn thương, sự xuất hiện của khối u (nếu có), túi thừa ở cơ quan này.
Biện pháp điều trị
Sau khi thăm khám và xác định được tình trạng, mức độ tổn thương của dạ dày, các biện pháp điều trị sẽ được áp dụng. Dưới đây là những hình thức chữa bệnh đau dạ dày phổ biến nhất:
Áp dụng các biện pháp tại nhà
Từ xa xưa, ông bà ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian giúp cải thiện hiệu quả các vấn đề tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày. Điển hình nhất là các cách chữa đau dạ dày tại nhà dưới đây:
- Lá mơ lông: Dùng 20-30g lá mơ rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, chờ cho ráo nước rồi mang đi ép hoặc giã nát vắt lấy nước cốt. Lượng nước thu được uống hết trong một lần, thực hiện 1 lần/ngày.
- Chuối xanh: Chuối tiêu xanh đem rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng phơi khô. Khi chuối đã khô thì nghiền thành bột mịn, cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần lấy khoảng 15g bột chuối xanh pha cùng nước ấm hoặc trộn cùng mật ong ăn trực tiếp. Áp dụng cách làm này ngày 1-2 lần cho đến khi triệu chứng đau dạ dày thuyên giảm hẳn.
- Nghệ tươi và mật ong: Lấy một củ nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi giã lấy nước cốt. Lấy khoảng 3 thìa cà phê nước cốt nghệ tươi vừa giã trộn cùng 100ml nước ấm, 2 thìa mật ong và khuấy đều. Hỗn hợp thu được dùng uống sau bữa ăn 30 phút.
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc dân gian, bệnh nhân đau dạ dày cũng có thể thực hiện một vài điều sau để làm thuyên giảm triệu chứng bệnh:
- Chườm ấm vào khu vực đau.
- Massage bụng theo chiều kim đồng hồ để vừa giảm đau, vừa kích thích tiêu hóa, loại bỏ chứng đầy hơi chướng bụng.
- Hít thở sâu bằng mũi, từ từ thở ra bằng miệng để đầu óc luôn thư giãn, giảm hẳn các cơn co thắt của bệnh.
- Tắm nước ấm...
Mặc dù an toàn nhưng các biện pháp tại nhà chỉ phù hợp với triệu chứng đau dạ dày nhẹ, khi bệnh chưa gây biến chứng, không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ. Trường hợp đã sử dụng những mẹo dân gian này nhưng bệnh không thuyên giảm, đang trầm trọng hơn thì cần liên hệ với bác sĩ để được tư khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng các biện pháp Tây y
Khi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như triệu chứng ở mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Chỉ định cho bệnh nhân đang gặp các cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng. Chúng có thể là: Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin...
- Thuốc kháng axit dạ dày: Cải thiện triệu chứng ợ chua, ợ nóng, giảm tổn thương do viêm loét dạ dày. Ví dụ Omeprazole, Lansoprazole…
- Thuốc trị đầy hơi, ợ chua: Là các loại thuốc chứa thành phần simethicon.
- Thuốc chống nôn: Thường gặp nhất là Pepto-Bismol.
- Các loại thuốc khác: Thuốc nhuận tràng, thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống co thắt dạ dày, corticosteroid.
Các loại thuốc nói trên tuy làm giảm nhanh chóng triệu chứng đau dạ dày nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nếu dùng sai cách, sai liều lượng. Do vậy, hãy luôn thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh biến chứng không mong muốn.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Dạ dày là cơ quan đặc biệt quan trọng trong hệ tiêu hóa, là nơi diễn ra quá trình nghiền thức ăn, tác động đến chức năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Do vậy, khi bị đau dạ dày, người bệnh cần ăn uống khoa học, ưu tiên các thực phẩm có lợi cho niêm mạc dạ dày đồng thời tránh sử dụng đồ ăn/đồ uống nhiều axit, đồ cứng. Cụ thể:
- Thực phẩm nên ăn: Gồm các thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp làm lành vết loét, giảm tiết axit dạ dày. Ví dụ như: Chuối, gạo lứt, bắp, các loại đậu, táo, bánh mì nướng, canh, súp, trà thảo dược, nước dừa, gừng, sữa chua, bạc hà, nguyệt quế, đậu bắp,...
- Thực phẩm nên kiêng: Người bệnh nên kiêng ăn thực phẩm có tính axit, đồ ăn cay nóng, thực phẩm cứng khiến dạ dày phải hoạt động mạnh như: Cam, bưởi, me, cà muối, dưa muối, rượu bia, gia vị cay nóng, thịt nhiều gân sụn, đồ ăn chế biến sẵn...
Đau dạ dày tuy là bệnh lý tiêu hóa dễ mắc nhưng lại có thể phòng ngừa, chữa trị triệt để nếu phát hiện sớm. Do vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở bao tử, hãy tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị dứt điểm, tránh vì chủ quan xem nhẹ mà để bệnh tiến triển nặng hơn.
Câu hỏi thường gặp
Cháo là món ăn quen thuộc với nhiều người bệnh vì dễ ăn, dễ tiêu, đặc biệt là với người mắc bệnh dạ dày. Tuy nhiên, không phải loại cháo nào cũng phù hợp với người đau dạ dày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đau dạ dày nên ăn các loại cháo thanh đạm, sử dụng nguyên liệu mềm, dễ tiêu.
Xem chi tiếtXôi là một món ăn ngon, bổ dưỡng, chắc bụng nhưng nên hạn chế với một số trường hợp về tiêu hóa. Theo đó, xôi có thể ăn nhưng cần HẠN CHẾ, tối đa chỉ 1-2 lần/ tuần. Trường hợp muốn bệnh lý nhanh hồi phục, bạn nên bỏ hẳn xôi trong thời gian điều trị.
Xem chi tiết- Thuốc dạ dày uống trước hay sau ăn sẽ phụ thuộc vào từng loại sản phẩm cũng như bệnh lý của người dùng.
- Nhóm thuốc nên uống trước khi ăn bao gồm thuốc ức chế bơm proton (PPIs) và nhóm thuốc Sucralfat
- Nhóm thuốc nên uống sau khi ăn bao gồm thuốc kháng H2, thuốc kháng acid, Bismuth và thuốc kháng sinh
- Các loại thuốc uống cùng thức ăn thuộc nhóm Misoprostol giúp giảm các tác dụng phụ không mong muốn
Khi trẻ bị đau dạ dày, bố mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với bé.
- Nên cho trẻ ăn: Thịt nạc và cá ít béo, súp loãng, món hầm, cơm nát, bánh mì, bột yến mạch, rau xanh (rau mồng tơi, rau dền, rau đay...), trái cây không chua (dưa hấu, đu đủ, táo, lê...), gừng, khoai lang, khoai tây, uống nhiều nước
- Nên kiêng: Đồ ăn cay nóng, chua, mặn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm ăn liền, đồ uống có ga…
- Chia nhỏ khẩu phần ăn, hướng dẫn bé ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc quá đói.
- H.pylori là loại vi khuẩn có thể gây loét dạ dày tá tràng và viêm dạ dày.
- Các triệu chứng bao gồm đau bụng âm ỉ hoặc nóng rát, sụt cân hoặc nôn ra máu.
- Loét do H-pylori gây ra thường được điều trị bằng sự kết hợp giữa kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton.
- Để tiêu diệt vi khuẩn HP, bạn nên sử dụng các thực phẩm giàu probiotics, các loại chất béo không bão hòa đa, các loại rau củ quả, trà xanh, mật ong và nghệ
- Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ ăn chua, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối và các chất kích thích
- Vi khuẩn Hp có thể sống nhiều năm, thậm chí cả đời trong dạ dày nếu không được điều trị
- Vi khuẩn Hp có thể sống sót trong môi trường tự nhiên một thời gian ngắn khoảng vài giờ trong môi trường không khí, đất, và tối đa 1 năm ở môi trường nước
- Vi khuẩn HP sẽ bị tiêu diệt khi bị đun lên ở nhiệt độ cao
- Người đau dạ dày nên ăn các loại hoa quả như chuối, bơ, đu đủ, táo, lựu, ổi, việt quất
- Hạn chế sử dụng các hoa quả có tính axit cao, trái cây chua, khó tiêu
- Chuyên gia
- Cơ sở