Hapacol
Thông tin về thuốc dưới đây dành cho các cán bộ y tế tại hệ thống Vietmec Clinic dùng để tra cứu, sử dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày. Đối với người bệnh, khi sử dụng cần có chỉ định/ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ/ dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thành phần
Tùy theo dạng sản phẩm và cách bào chế mà thuốc có thành phần hoạt chất cụ thể là:
- Hapacol 150: Paracetamol.
- Hapacol 650/Hapacol sủi: Paracetamol và một số tá dược khác.
- Hapacol Extra: Paracetamol, Cafein và một số tá dược khác.
Dạng bào chế - biệt dược
Hapacol có nhiều dạng bào chế khác nhau với những sản phẩm được bán rộng rãi trên thị trường. Mỗi sản phẩm lại có hàm lượng hoạt chất chính Paracetamol khác nhau, cụ thể:
Loại thuốc | Đối tượng sử dụng | Dạng bào chế | Hàm lượng hoạt chất chính |
150 | Trẻ em | Bột sủi bọt | 150mg |
50 Flu | Trẻ em | Bột sủi bọt | 50mg |
250 | Trẻ em | Bột sủi bọt | 250mg |
80 | Trẻ em | Bột sủi bọt | 80mg |
325 Flu | Trẻ em | Bột sủi bọt | 325mg |
325 | Người lớn và trẻ em | Viên nén | 325mg |
Caps 500 | Người lớn | Viên nang | 500mg |
ACE | Người lớn và trẻ em | Viên nang | 500mg |
Blue | Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi | Viên nén | 500mg |
Codein | Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi | Viên sủi | 500mg |
Capsules | Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi | Viên nang | 500mg |
Extra | Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi | Viên nén | 500mg |
650 | Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi | Viên nén | 650mg |
Syrup | Người lớn và trẻ em | Siro uống | 5ml/gói hoặc 60ml/chai |
Ngoài những sản phẩm phổ biến trên, thuốc còn có nhiều dạng bào chế với hàm lượng khác nhau theo, do đó khi mua và sử dụng thuốc bạn nên trao đổi chi tiết với dược sĩ, bác sĩ để được tư vấn cụ thể liều lượng dùng và chọn sản phẩm phù hợp cho từng tình trạng bệnh và đối tượng sử dụng.
Nhóm thuốc - Tác dụng
- Hạ sốt, giảm đau cho trẻ em trong các trường hợp như: Cảm cúm, sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn, mọc hoặc sâu răng, phản ứng sau khi tiêm vacxin, hậu phẫu thuật,…
- Điều trị các triệu chứng đau nhức đầu, đau nửa đầu, đau họng, đau răng và khu vực hàm – mặt, đau nhức cơ xương do cảm cúm, đau viêm khớp, đau sau khi tiêm phòng hoặc sau khi nhổ răng,…
- Giúp hạ sốt cho người lớn khi bị cảm hoặc những bệnh có triệu chứng sốt không thuộc trường hợp chống chỉ định.
Chỉ định
- Người quá mẫn với thành phần Paracetamol hoặc bất cứ tá dược nào trong thuốc.
- Người có tiền sử suy giảm chức năng, viêm hay các bệnh liên quan đến gan và thận.
- Đối với người bị bệnh niệu – Phenylceton hoặc cần hạn chế lượng Phenylalanin hấp thụ vào cơ thể nên tránh dùng các sản phẩm chứa Paracetamol cũng như các thực phẩm có chứa Aspartam.
- Người quá mẫn hoặc có tiền sử bệnh hen cũng nên tránh dùng sản phẩm thuốc chứa Paracetamol cùng thực phẩm, dược liệu chứa Sulfit.
- Người bệnh có tiền sử nghiện rượu.
- Người mắc chứng thiếu máu hoặc thiếu hụt Glucose – 6 – phosphate dehydrogenase trong cơ thể.
Tác dụng không mong muốn
- Phát ban và kích ứng da.
- Xuất hiện cơn buồn nôn, nôn.
- Tái phát bệnh thận, xuất hiện suy thận hay độc tính thận khi lạm dụng thuốc dài ngày.
- Suy giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
- Các phản ứng quá mẫn như: Xuất hiện cơn choáng, tức ngực, giả hen suyễn,…
Liều dùng và cách dùng
- Thuốc dạng viên: Sử dụng theo đường uống trực tiếp với nước lọc, chú ý nên nuốt trọn viên thuốc thay vì chia nhỏ hay nghiền thành bột trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Không nên dùng thuốc cùng với nước ép trái cây/rau củ, sữa hay các loại thức uống, thực phẩm khác.
- Thuốc bột sủi: Pha thuốc với một lượng nước lọc vừa đủ được hướng dẫn trên bao ì, đợi bột hòa tan hoàn toàn với nước thì uống ngay sau đó.
- Thuốc viên sủi: Sử dụng một lượng nước lọc vừa đủ (được in tại phần hướng dẫn dùng trên bao bì sản phẩm), rồi thả viên thuốc vào và đợi khi sản phẩm hòa tan hoàn toàn thì uống ngay sau đó.
- Thuốc dạng siro: Uống trực tiếp hoặc sử dụng chung với nước theo chỉ định của dược sĩ hoặc hướng dẫn cụ thể trên bao bì sản phẩm. Nên dùng thiết bị đo lường chính xác trong y tế để xác định liều lượng siro thuốc cho mỗi lần uống.
Liều dùng tham khảo
Liều lượng sử dụng mỗi sản phẩm sẽ thay đổi dựa trên loại bệnh, tình trạng cụ thể, đối tượng sử dụng và nhu cầu mong muốn. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng liều lượng chỉ dẫn của bác sĩ.
Dưới đây là liều dùng tham khảo được nhà sản xuất khuyến cáo cho trẻ em và người lớn theo từng sản phẩm cụ thể sau:
Loại thuốc | Liều lượng cho trẻ em | Liều lượng cho người lớn |
Hapacol 80, 150 hoặc 250 |
|
|
Hapacol 150 Flu |
|
|
Hapacol 325 |
|
Mỗi lần dùng 1 viên thuốc, mỗi liều dùng cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ, mỗi ngày không dùng quá 8 viên. |
Hapacol 325 Flu |
|
Dùng 2 gói mỗi lần và tối đa là 12 gói/ngày. |
Hapacol ACE | Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn mỗi lần dùng 1 viên, cách nhau ít nhất 4 tiếng và không dùng quá 8 viên mỗi ngày. | |
Hapacol Caps 500 | Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn mỗi lần dùng 1 – 2 viên, cách nhau ít nhất 4 tiếng mỗi lần uống, không dùng quá 3 lần mỗi ngày. | |
Hapacol capsules | Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 viên/lần, cách nhau ít nhất 4 tiếng giữa mỗi lần uống, ngày dùng không quá 8 viên. | |
Hapacol Codein | Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn dùng 1 viên sủi mỗi lần, cách nhau 4 giờ đồng hồ, không dùng quá 8 viên sủi mỗi ngày. | |
Hapacol 650 | Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn mỗi lần dùng 1 viên, cách nhau từ 4- 6 giờ, tối đa mỗi ngày dùng 6 viên. | |
Hapacol Blue | Trẻ em trên 12 tuổi mỗi lần dùng 1 viên và tối đa 8 viên/ngày. Mỗi lần dùng cách nhau ít nhất 4 tiếng. | Dùng 1 – 2 viên/lần tùy cơn đau nhẹ hay nghiêm trọng, cách nhau 4- 6 tiếng mỗi lần uống và không dùng quá 8 viên/ngày. |
Hapacol Syrup |
|
Chú ý khi sử dụng
Tương tác giữa Hapacol và các loại thuốc khác
Hapacol có khả năng tương tác với rất nhiều loại dược phẩm, hoăc chất hay thuốc khác. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần báo với dược/bác sĩ những loại thuốc bao gồm thuốc Tây, Đông y, dược thảo, sản phẩm chức năng, liệu pháp điều trị,… để được điều chỉnh liều lượng thích hợp hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác phù hợp hơn.
Các loại thuốc, hoạt chất có khả năng tương tác với những sản phẩm Hapacol bao gồm:
- Phenothiazin: Khi dùng chung sẽ gây mất thân nhiệt nghiêm trọng, khó kiểm soát.
- Thuốc chống co giật (Barbiturat, Phenytoin,…): Làm tăng độc tính và tác dụng phụ lên gan, thận của Paracetamol có trong thuốc.
- Thuốc gây cảm ứng men gan: Khi dùng chung hai loại thuốc sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
- Thuốc kháng Cholinergic: Làm giảm khả năng hấp thu dược tính của thuốc của cơ thể.
- Than hoạt tính: Làm giảm tính khả dụng của các sản phẩm Hapacol.
- Cholestyramine: Dùng trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc chứa Paracetamol có thể làm giảm sự hấp thu dược tính, mất hiệu quả điều trị.
- Metoclopramide: Khi dùng chung sẽ làm tăng mạnh khả năng hấp thu dược tính cũng như nồng độ Paracetamol từ Hapacol trong huyết tương, có thể gây quá liều.
Lưu ý:
- Kiêng rượu và đồ uống có cồn khi sử dụng thuốc vì có thể gây tăng độc tính của Paracetamol làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan.
- Lưu ý hoặc xin tư vấn của bác sĩ để chú ý các dấu hiệu phản ứng quá mẫn nghiêm trọng trên da bao gồm hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng Lyell, hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hoặc hội chứng ngoại ban đi kèm mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP),…
- Hiện nay chưa xác định được độ an toàn của các loại thuốc chứa Paracetamol đối với thai nhi do đó chỉ nên khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai nếu thực sự cần thiết và có chỉ dẫn, theo dõi sát sao của bác sĩ.
- Cần có chế độ ăn lành mạnh, không nên hút thuốc, tiêu thị các loại thực phẩm kích ứng, cay nóng,…
- Không tự ý thay đổi liều dùng, kết hợp sử dụng cùng các loại thuốc Tây/Đông y hay thực phẩm chức năng khác.
- Nếu có bất cứ dấu hiệu dị ứng thuốc, quá liều và ngộ độc cần đến bệnh viện thăm khám, cấp cứu và xử lý kịp thời.