Paracetamol

Thông tin về thuốc dưới đây dành cho các cán bộ y tế tại hệ thống Vietmec Clinic dùng để tra cứu, sử dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày. Đối với người bệnh, khi sử dụng cần có chỉ định/ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ/ dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bào chế Thành phần

Tùy theo hàm lượng, thành phần Paracetamol sẽ có thêm những tá dược khác nhau. Cụ thể:

  • Paracetamol 100: Dạng này thành phần chính là 100mg hoạt chất Paracetamol, kèm theo đó là một số tá dược vừa đủ khác như lactose, tinh bột sắn dây, tinh thể cellulose, monohydrate,…. Thông thường thuốc được điều chế dưới dạng viên nén bao phim có hình tròn, màu trắng hoặc hồng nhạt.
  • Paracetamol 200mg: Có thành phần chính là Paracetamol với liều lượng 200mg. Ngoài ra còn có các phụ liệu khác đi kèm như titan dioxide, PVP, nước RO,… Thuốc thường được điều chế dưới dạng viên nén hình bầu dục màu trắng đục nước gạo.
  • Paracetamol 500mg: Dạng này có nồng độ khá cao, lên đến 500mg Paracetamol cùng với một số tá dược khác như ethanol, magie stearate, gelatin,… Thường được điều chế dưới dạng, viên nén tròn màu trắng đục hoặc viên nang con nhộng có màu trắng – đỏ.
  • Paracetamol 750mg: Dạng thuốc này khá hiếm tại Việt Nam. Thông thường thuốc với hàm lượng lớn như thế này thường đến từ các thương hiệu nước ngoài như Đức, Mỹ,… Paracetamol 750mg được điều chế dưới dạng viên nén bao phim, có hình bầu dục màu trắng phấn.
  • Paracetamol 1000mg: Khác với các dạng thuốc còn lại, Paracetamol 1000mg được điều chế dưới hai dạng là dung dịch và viên nén. Ở dạng lỏng, thành phần thuốc bao gồm 100mg Paracetamol, mannitol, axit citric, nước cất tinh khiết, natri hydroxide,… Còn đối với dạng viên, thuốc có thành phần chính là 1000mg Paracetamol cùng với một số tá dược vừa đủ khác.

Bên cạnh đó còn có Panadol Extra hay Paracetamol Extra đều có thành phần Paracetamol 500mg và 65 caffeine. Hai loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén, có hình bầu dục dẹp và màu trắng

Bào chế Dạng bào chế - biệt dược

Paracetamol được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, gồm có: Viên nén, viên sủi, siro, dung dịch, dạng bột, viên nang, dạng bột tiêm,…

Nhóm thuốc Nhóm thuốc - Tác dụng

Paracetamol là hoạt chất có khả năng giảm đau và hạ sốt, không gây nghiện cho người sử dụng.

Trên thực tế, Paracetamol không chỉ có hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng đau nhức răng mà thuốc còn có thể chấm dứt cơn đau tại nhiều vùng khác trên cơ thể. Đặc biệt, thuốc mang lại hiệu quả cao trong các trường hợp như:

  • Điều trị các vấn đề về sức khỏe như: Đau nhức cơ, đau lưng, Paracetamol giảm đau răng, đau đầu,…
  • Điều trị cảm lạnh, làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt.
  • Tiêu viêm, giảm đau đối với những trường hợp mắc bệnh xương khớp ở mức độ nhẹ, tình trạng viêm, sưng không đáng kể.
  • Trong một số trường hợp điều trị khác do bác sĩ chỉ định.

Chỉ định Chỉ định

  • Nhức đầu, đau nửa đầu.
  • Đau bụng kinh.
  • Đau dây thần kinh.
  • Đau nhức hệ xương cơ.
  • Đau răng.
  • Giảm đau, hạ sốt.

Chống Chỉ địnhChống Chỉ định

  • Người bị suy dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng.
  • Người bị suy gan cấp, suy thận mức độ nặng.
  • Người bị viêm gan cấp tính cho virus viêm gan C gây ra.
  • Người có tiền sử bị dị ứng với Acetaminophen.

Thận trọngThận trọng

  • Để tránh gây nguy hại cho gan, người dùng không nên uống Paracetamol khi đang sử dụng các loại đồ uống có cồn hoặc kết hợp với một số loại thuốc chống co giật.
  • Khi kết hợp Paracetamol với phenothiazin và một số thuốc giảm huyết áp có thể dẫn đến tăng huyết áp hay hạ nhiệt đột ngột.

Tác dụng không mong muốnTác dụng không mong muốn

  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Làm gia tăng Aspartate Aminotransferase.
  • Xuất huyết sau phẫu thuật.
  • Thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu.
  • Phát ban, ngứa, mẩn đỏ, mày đay.
  • Sốt và thương tổn niêm mạc.
  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Ho, khó thở, thở khò khè, đau ngực và cổ họng.

Liều dùngLiều dùng và cách dùng

Hiện nay Paracetamol có khá nhiều dạng, do đó cách sử dụng và liều lượng của từng dạng là hoàn toàn khác nhau.

Liều dùng của người trưởng thành:

  • Thuốc đặt tại trực tràng: Sử dụng 325 – 650mg cho một lần trong 4 – 6 giờ đồng hồ và không sử dụng quá 4g mỗi ngày.
  • Thuốc uống: Sử dụng 500mg hoặc 1 – 2 viên cho một lần uống, dùng trong 4 – 6 giờ đồng hồ và không sử dụng quá 4g mỗi ngày.

  Liều dùng dành cho trẻ nhỏ:

  • Viên uống: Dùng từ 10-15mg/kg/lần uống, dùng 3 – 4 lần một ngày, không sử dụng quá 60mg/kg/ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi: Có thể sử dụng liều lượng như người trưởng thành.
  • Đối với trẻ béo phì: Dùng theo độ tuổi chứ không dùng theo cân nặng.

Chú ý khi sử dụngChú ý khi sử dụng

  • Không uống thuốc nhiều hơn so với liều được bác sĩ khuyến cáo, bởi nó có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng. Liều lượng tối đa đối với người lớn là 1.000mg cho mỗi lần uống và 4.000mg cho 1 ngày.
  • Không uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc bởi sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương cho gan.
  • Người có tiền sử bị bệnh gan và nghiện rượu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc nếu bị dị ứng với Acetaminophen và Paracetamol.
  • Phụ nữ trong quá trình mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Chỉ cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng thuốc khi có chỉ định và sự đồng ý của bác sĩ.
  • Ngưng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ biết nếu thấy các triệu chứng bất thường.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android