Ibuprofen

Thông tin về thuốc dưới đây dành cho các cán bộ y tế tại hệ thống Vietmec Clinic dùng để tra cứu, sử dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày. Đối với người bệnh, khi sử dụng cần có chỉ định/ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ/ dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bào chế Thành phần

Một số sản phẩm dạng viên nén, siro, viên nang,… của thuốc Ibuprofen trên thị trường hiện nay chứa một số thành phần như: Aspartame, Gelatin, Glucose, chất tạo màu (số E), Lactose, Natri, Sucrose, Sorbitol hoặc đậu nành,…

Bào chế Dạng bào chế - biệt dược

  • Ibuprofen hạ sốt dạng viên nén: Có các hàm lượng khác nhau từ 100 – 600mg như Equate Ibuprofen loại 200mg, Ibuprofen IB viên loại 200mg, thuốc của Stada loại 400mg,…
  • Thuốc giảm đau có dạng viên nang: Chủ yếu có hàm lượng 200mg.
  • Thuốc có dạng siro uống: Chứa các hàm lượng hoạt chất kết hợp các tá dược khác nhau tùy loại biệt dược cụ thể, thường được dùng cho trẻ em.
  • Kem bôi ngoài da: Có nồng độ 5% (tác dụng tại chỗ).
  • Thuốc dạng đạn đặt trực tràng: Thường có hàm lượng 500mg.
  • Nhũ tương sử dụng dưới dạng uống: Tỷ lệ hàm lượng 20mg/ml.
  • Ibuprofen dạng thuốc tiêm tĩnh mạch: Tỷ lệ hàm lượng 10mg/ml hoặc 100mg/ml.
  • Thuốc dạng nhai: Hàm lượng 50mg và 100mg,…

Nhóm thuốc Nhóm thuốc - Tác dụng

Thuốc Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm không chứa steroid, phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các tác dụng chính của Ibuprofen bao gồm:

  1. Giảm đau nhanh chóng:
    • Cơ chế hạn chế tổng hợp prostaglandin E2α giúp giảm tính cảm thụ và loại bỏ đau từ tín hiệu của sợi thần kinh cảm giác.
    • Không gây nghiện và không giảm cơn đau do nội tạng, thích hợp cho đau mức độ vừa và nhẹ.
  2. Hạ thân nhiệt cho người sốt:
    • Ức chế men Cyclooxygenase (COX) giúp hạ sốt nhanh chóng cho bệnh nhân đang bị sốt, nhưng không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.
  3. Chống và tiêu viêm:
    • Ức chế men COX và ức chế tổng hợp PG giúp ngăn chặn quá trình phản ứng viêm, sưng trong cơ thể.
    • Bảo vệ màng Lysosom và ngăn chặn sự giải phóng enzyme, cải thiện quá trình viêm.
  4. Chống ngưng kết tiểu cầu:
    • Có tác dụng chống sự ngưng kết tiểu cầu, mặc dù không phải là công dụng chủ yếu trong điều trị.

Ibuprofen thường được chỉ định cho các bệnh nhân mắc các vấn đề như đau đầu, đau mỏi cơ xương do cảm lạnh, đau bụng kinh, viêm khớp, gout cấp tính, và nhiều bệnh lý khác.

Chỉ định Chỉ định

  • Bệnh nhân bị đau và viêm do các bệnh lý viêm xương khớp như: Viêm khớp mạn tính, viêm thấp khớp, bệnh gout cấp tính,…
  • Người đang gặp các triệu chứng sưng viêm nhẹ, có thể có các cơn đau vừa và nhẹ đi kèm.
  • Bệnh nhân đang bị sốt do các nguyên nhân không thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định.

Chống Chỉ địnhChống Chỉ định

Các đối tượng không được sử dụng thuốc Ibuprofen qua đường uống hoặc bôi trực tiếp lên da:

  • Người đã từng có phản ứng dị ứng với bất cứ sản phẩm thuốc Ibuprofen  nào trước đây.
  • Người có các triệu chứng dị ứng, sốc phản vệ bao gồm ngứa rát da, nổi mẩn, thở khò khè, chảy nước mũi, choáng,… sau khi sử dụng Aspirin, Naproxen hoặc bất cứ loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) nào khác.
  • Phụ nữ đang giai đoạn chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai.
  • Bệnh nhân rối loạn huyết áp, cao huyết áp cao.

Thận trọngThận trọng

  • Từng bị đau dạ dày, chảy máu trong dạ dày, viêm loét dạ dày, hoặc từng mắc bệnh Crohn, các chứng viêm loét đại tràng,…
  • Có bất cứ vấn đề sức khỏe nào trong cơ thể khiến bạn có nhiều nguy cơ bị chảy máu.
  • Có các vấn đề hoặc tiền sử bệnh lý về gan, bao gồm: Xơ gan, viêm gan hoặc suy gan,…
  • Có tiền sử bệnh tim hoặc từng bị suy tim nặng.
  • Có triệu chứng hoặc tiền sử suy thận, thận yếu,…
  • Đang mắc thủy đậu hoặc Zona thần kinh vì Ibuprofen trong trường hợp này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và kích ứng da.
  • Bệnh nhân trên 65 tuổi: Sử dụng Ibuprofen dễ gây loét dạ dày, cần được chỉ định kèm theo một loại thuốc bảo vệ dạ dày.

Tác dụng không mong muốnTác dụng không mong muốn

  • Tác động lên đường tiêu hóa: Do cơ chế ức chế tổng hợp PG của thuốc nên quá trình tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng bị giảm sút, từ đó có thể gây ra tình trạng viêm, loét dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên, tác dụng này của các sản phẩm Ibuprofen khá nhẹ và có thể khắc phục so với các thuốc NSAID khác.
  • Tác động lên thận: Nếu dùng liều lượng thuốc kéo dài, lưu lượng máu tới thận của bệnh nhân sẽ giảm, mức lọc cầu thận cũng bị hạn chế, từ đó gây rối loạn chức năng của thận kéo theo các biểu hiện như tiểu ít, không đi tiểu, phù.
  • Các phản ứng dị ứng: Xuất hiện các phản ứng sưng phù mặt, phát ban, mẩn đỏ trên da, khó thở, cơn hen giả, đau tức ngực, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm thị lực, suy nhược cơ,…
  • Xuất huyết: Do tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu nên thuốc có thể dẫn đến một số trường hợp xuất huyết dưới da, chảy máu dạ dày, đi ngoài ra máu,…
  • Các phản ứng nhẹ hơn hoặc suy nhược cơ thể: Chán ăn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, ù tai, ngứa rát da, vàng da, đau đầu nặng theo từng cơn,…

Liều dùngLiều dùng và cách dùng

Liều dùng cho đối tượng trẻ em

Dưới đây là cách dùng và liều lượng khuyến cáo cho trẻ em từ 6 tháng – 12 tuổi, tuy nhiên cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ, dược sĩ trước:

  • Liều hạ sốt: Nếu đã loại trừ nguyên nhân sốt xuất huyết, có thể sử dụng Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ (6 tháng – 12 tuổi) với liều 5mg/kg cân nặng của trẻ khi sốt dưới 39.2 độ C và liều 10mg/kg cân nặng nếu trẻ sốt từ 39.2 độ C trở lên. Cho trẻ sử dụng liều tiếp theo cách mỗi 6 – 8h nếu sốt lại.
  • Liều giảm đau: Cho trẻ sử dụng liều lượng từ 4 – 10mg/kg cân nặng, tùy theo chỉ định của bác sĩ mà có thể dùng liều tối đa là 40mg/kg cân nặng, cách nhau mỗi 6 – 8 giờ..
  • Điều trị viêm khớp: Đối với trẻ từ 6 tháng – 12 tuổi bị viêm khớp (bẩm sinh) được chỉ định liều lượng từ 30 – 40mg/kg cân nặng mỗi ngày, chia dùng trong 3 – 4 lần và tăng liều dần. Nếu những cơn đau nhẹ, đứt quãng và phản ứng viêm mức độ nhẹ thì dùng liều lượng thấp hơn 20mg/kg cân nặng mỗi ngày.

Liều dùng cho người lớn

Dưới đây là liều dùng Ibuprofen tham khảo cho đối tượng người lớn:

  • Liều hạ sốt: Nếu sốt trên 38.5 độ C dùng liều từ 200 – 400mg, cách nhau mỗi 4 – 6 giờ khi bị sốt lại. Có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.
  • Giảm cơn đau bụng kinh cho nữ: Dùng liều từ 200 – 400mg và uống cách nhau mỗi 4 – 6 giờ nếu đau lại.
  • Giảm đau ở mức độ nhẹ và vừa: Sử dụng liều uống hoặc tiêm tĩnh mạch từ 200 – 400mg, sử dụng cách mỗi 4 – 6 giờ nếu cần.
  • Liều chống viêm: Đối với các trường hợp điều trị bệnh lsy có triệu chứng viêm như viêm khớp, sử dụng liều từ 400 – 800mg, mỗi lần cách từ 6 – 8 giờ.

Chú ý khi sử dụngChú ý khi sử dụng

Không nên tự mua và sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

Cần thông báo về tiền sử bệnh tật và dị ứng, đặc biệt là khi sử dụng thuốc kháng viêm trước phẫu thuật hoặc điều trị nha khoa.

Khi sử dụng thuốc, cần kết hợp với thuốc bảo vệ dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ và chú ý ăn no trước khi uống.

Nếu xuất hiện phản ứng dị ứng hay tác dụng phụ, ngưng thuốc và thăm bác sĩ kịp thời.

Lưu ý về tương tác thuốc và đối tượng cần cẩn trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng và ẩm ướt, và không nên sử dụng sau hạn sử dụng.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android