Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Đánh Hơi Nhiều Nhưng Không Đi Ngoài?
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết con có gặp vấn đề gì không. Ở trường hợp này, mẹ cần chú ý đến số lần đánh hơi cũng như đi ngoài của trẻ. Nếu trẻ đánh hơi trên 10 lần/ngày và đã 2 ngày chưa đi đại tiện thì cần đặc biệt lưu ý. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề, bố mẹ cần có các biện pháp cải thiện đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
Vì sao trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài?
Đánh hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ không khí bên trong đường ruột ra bên ngoài. Nếu trẻ bị đánh hơi nhiều và không đi ngoài, mẹ cần kiểm tra tần suất đi ngoài của trẻ để phát hiện xem đây là dấu hiệu bình thường hay của bệnh lý. Nếu trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày và đánh hơi nhiều hơn 10 lần/ngày thì có nghĩa là hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Một số nguyên nhân táo bón thường gặp là:
- Với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Nếu mẹ có chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Khi trẻ sử dụng sẽ gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa, điển hình là đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Khi rơi vào trường hợp này, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân để bé có thể hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất.
- Với trẻ dùng sữa công thức: Nếu chẳng may mẹ gặp vấn đề về tuyến sữa, trẻ sẽ được bổ sung thêm sữa công thức để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng sữa công thức từ quá sớm hoặc dùng sữa công thức không phù hợp với độ tuổi cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ.
- Với trẻ sơ sinh đang ăn dặm: Thời điểm ăn dặm tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh là 6 tháng tuổi. Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm cũng sẽ gây ra tình trạng đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa thể tiêu hóa và hấp thụ được dưỡng chất từ thức ăn thô. Ngoài ra, tình trạng đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài cũng có thể xảy ra do trẻ tiêu thụ thực phẩm khó tiêu, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn dặm quá đặc,…
THAM KHẢO THÊM: Bé Uống Sữa Ngoài Bị Táo Bón cần làm gì? Cách xử lý
Trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có nguy hiểm không?
Thông thường, trẻ sơ sinh thường sẽ đánh hơi không quá 10 lần trong ngày. Nhiều trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có thể là do tác động của yếu tố cơ địa chứ không phải do bệnh lý. Nhưng nếu trẻ đánh hơi quá nhiều kèm theo tiếng vang lớn hoặc mùi hôi khó chịu thì mẹ cần hết sức lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về hệ tiêu hóa, cần được phát hiện và xử lý đúng cách.
Chuyên gia cho biết, nếu trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài thì mẹ nên kiểm tra thêm các triệu chứng đi kèm để xác định trẻ có bị táo bón hay không. Thông thường, nếu trẻ bị táo bón sẽ có thêm các triệu chứng như bỏ bú, phân thô cứng, căng thẳng và đỏ người khi đi đại tiện,… Ở trường hợp trẻ bị táo bón, mẹ cần có biện pháp cải thiện cho trẻ. Tránh để tình trạng này diễn ra kéo dài khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị trì trệ và gây ra các triệu chứng như chướng bụng, nôn trớ,…
Việc phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ sớm sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh và đảm bảo được sự phát triển toàn diện của trẻ. Tốt nhất, khi thấy trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Dựa vào đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị sao cho phù hợp.
Với trẻ dưới 6 tuần tuổi nếu đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài thì mẹ cần đưa con đi khám ngay. Đây là tình trạng hiếm gặp và có thể là dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu đi kèm sau đây:
- Sốt cao, nôn mửa và đỏ người
- Căng tức bụng và bỏ bủ
- Khóc nhiều, đặc biệt là sau khi ăn
- Dấu hiệu đau như vặn mình, cong lưng,…
MÁCH BẠN: Trẻ Dưới 1 Tháng Bị Táo Bón phải làm sao?
Cách xử lý trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài
Khi trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, bậc phụ huynh nên có các biện pháp cải thiện tại nhà cho trẻ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể và tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các cách xử lý an toàn mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
+ Chườm ấm
Đẩy lùi tình trạng đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài ở trẻ sơ sinh bằng cách chườm ấm được cha ông ta áp dụng từ lâu đời và mang lại hiệu quả khá tốt. Đồng thời, chườm ấm còn giúp cải thiện hoạt động của cơ quan tiêu hóa và giúp trẻ có thể hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện mẹ có thể tham khảo:
Cách thực hiện:
- Lấy một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm cho ướt hết rồi vắt ráo. Dùng khăn chườm lên vùng bụng của trẻ từ 10 – 15 phút, nếu khăn nguội thì mẹ có thể làm ấm trở lại lại rồi tiếp tục chườm cho trẻ.
- Khi thực hiện mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm, không nên sử dụng nước quá nóng khiến làn da trẻ bị bỏng.
+ Massage bụng
Massage bụng sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó, tình trạng trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài cũng sẽ cải thiện nhanh chóng. Mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia về cách thực hiện để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Trước khi tiến hành massage, mẹ hãy bôi thêm vài giọt tinh dầu thảo dược lên bụng trẻ. Tinh dầu có tác dụng bôi trơn giúp giảm ma sát giữa tay mẹ và da bé, khi thực hiện massage sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ cần chú ý, tuyệt đối không được massage bụng cho trẻ ngay sau khi trẻ vừa ăn no.
TÌM HIỂU THÊM: Cách Massage Bụng Cho Bé Dễ Đi Ngoài đơn giản
+ Tập chân
Tập chân cũng là bài tập giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn và đẩy lùi các vấn đề thường gặp. Nếu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, mẹ có thể tiến hành tập chân cho trẻ để cải thiện theo hướng dẫn bên dưới đây:
Cách thực hiện:
- Đặt trẻ nằm lên trên giường ở tư thế nằm ngửa, sau đó mẹ dùng hai tay nắm lấy hai cổ chân của trẻ.
- Từ từ di chuyển hai chân của trẻ lên xuống tương tự như động tác đạp xe.
- Mẹ chỉ cần tập chân cho trẻ khoảng 5 – 10 phút/lần là được. Bài tập này còn có khả năng đẩy lùi chứng khó tiêu và đầy hơi ở trẻ.
+ Thay đổi bình sữa và cho trẻ bú đúng tư thế
Nếu bình sữa của trẻ không đảm bảo chất lượng, khi trẻ bú sẽ nuốt phải rất nhiều không khí. Điều này đã khiến cho trẻ phải xì hơi liên tục để đẩy không khí ra bên ngoài. Đồng thời, việc bú bình không đảm bảo chất lượng còn khiến trẻ bị đầy hơi và nhanh no, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, nếu trẻ bị đánh hơi nhiều do bình sữa không đảm bảo chất lượng thì mẹ nên thay đổi loại bình phù hợp với trẻ hơn.
Cũng tương tự như việc lựa chọn bình sữa cho bé, nếu mẹ cho bé bú sai tư thế cũng sẽ tạo điều kiện cho không khí bên ngoài đi vào hệ tiêu hóa. Chuyên gia cho biết, tư thế bú tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh là để đầu trẻ cao khoảng 30 độ và để miệng trẻ ngậm chắc đầu ti. Việc cho trẻ bú đúng tư thế sẽ giúp phòng ngừa được tình trạng đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài khá hiệu quả.
ÁP DỤNG NGAY: Hướng dẫn Cách Bấm Huyệt Chữa Táo Bón tại nhà
+ Cải thiện chế độ ăn uống của mẹ
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp nâng cao chất lượng sữa, khi trẻ bú sẽ đảm bảo được sự phát triển toàn diện. Ngược lại, nếu thấy trẻ có dấu hiệu đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài thì mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân.
Do lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện nên rất nhạy cảm với các chất lạ. Nếu mẹ ăn phải các thực phẩm lạ hoặc không đảm bảo chất lượng sẽ khiến trẻ gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa. Để hạn chế tình trạng đánh hơi và không đi ngoài được ở trẻ, mẹ cần phải hạn chế sử dụng các loại thức ăn khó tiêu như cà phê, socola, đồ chiên xào,…
TÌM HIỂU THÊM: Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Mẹ Nên Ăn Gì, tránh gì tốt?
+ Điều chỉnh lại chế độ ăn dặm của trẻ
Nếu trẻ ăn dặm bị đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, mẹ có thể điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ để cải thiện. Lúc này, mẹ nên tăng cường bổ sung rau củ quả giàu chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ giúp việc đi tiêu diễn ra dễ dàng hơn.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn giúp cấp ẩm đường ruột và làm mềm phân. Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm các loại nước uống có tác dụng nhuận tràng cho bé như nước ép mận, nước ép lê, nước ép táo,…
+ Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Sau khi áp dụng các mẹo ở trên mà tình trạng đánh hơi nhiều nhưng không đi tiêu ở trẻ vẫn không được cải thiện, mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc glycerin đúng cách. Thành phần dược tính của loại thuốc này sẽ giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.
Chú ý, không tự ý cho trẻ sơ sinh sử dụng men tiêu hóa khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ sơ sinh có cơ địa yếu ớt và khá nhạy cảm, nếu cho trẻ sử dụng sai thuốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài mẹ có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe con nhỏ để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Nếu trẻ đánh hơi nhưng không đi ngoài trong nhiều ngày liền, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và điều trị chuyên khoa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Top Các Thuốc Trị Táo Bón hiệu quả tốt nhất hiện nay
- Dùng Thuốc Xổ Trị Táo Bón được không? điều cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!