Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Ngáp Nhiều Nhưng Không Ngủ? Cách Khắc Phục
Trên thực tế, khi buồn ngủ, mệt mỏi hoặc không có lý do gì các bé vẫn có thể ngáp mỗi ngày 30 – 50 lần/ngày, con số này nhiều gấp đôi so với người lớn. Thông thường việc trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ là điều bình thường, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp là dấu hiệu của một vấn đề rối loạn trong cơ thể con. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của tình trạng này, cũng như hướng dẫn ba mẹ một số cách khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ?
Ngáp là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, chính vì vậy, việc này không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà còn gặp ở trẻ sơ sinh. Theo định nghĩa hành động, đây là một sự mở miệng không tự nguyện và kèm theo đó là một lượng không khí lớn sẽ bị đưa vào phổi.
Chúng ta thường bắt gặp việc ngáp khi cơ thể cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, đang bị áp lực, stress, hoặc một vài nguyên nhân khác. Điều này sẽ giúp làm mát não, đồng thời tạo cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên, hành động này ở trẻ sơ sinh lại diễn ra nhiều hơn rất nhiều lần so với người lớn. Thực tế, các bé có thể ngáp liên tục cả ngày, thậm chí cả trong thời điểm ngủ với tần suất 30 – 50 lần/ngày.
Hiện tượng ngáp ở trẻ sơ sinh về bản chất thì tương tự với người trưởng thành. Tần suất ngáp sẽ tăng khi bé buồn ngủ, mệt hoặc đang bị buồn chán. Vào lúc này, cơ thể bé sẽ tiếp nhận một lượng lớn oxy vào người, hỗ trợ làm tăng độ kích thích và giúp trẻ trở nên tỉnh táo, khỏe hơn.
Mặc dù việc trẻ ngáp là một dấu hiệu bình thường, tuy nhiên các mẹ cũng cần chú ý đến tần suất ngáp và việc ngáp có kèm theo triệu chứng gì lạ không. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì có thể bé chỉ đang buồn ngủ hoặc đang buồn chán. Tuy nhiên, nếu con liên tục mệt mỏi hoặc ngáp quá nhiều lần trong ngày, ba mẹ cần kiểm tra xem sức khỏe của con có đang thật sự ổn không.
Thông thường, các bé sẽ ngáp một lúc rồi chìm vào giấc ngủ. Song, có một số trẻ hay ngáp nhiều, ngáp liên tục suốt cả ngày dài nhưng lại không ngủ. Đặc biệt, nếu điều này kèm theo tần suất ngáp của trẻ tăng dần và một số dấu hiệu mệt mỏi rất có thể trẻ đang gặp các vấn đề sức khỏe. Cụ thể một số nguyên nhân làm trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ là:
Trẻ thiếu sắt
Như đã nói nếu trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ thường chỉ là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để thúc đẩy lượng oxy lưu thông nhiều hơn đến não, hoặc con đang bị đói, chán, mệt. Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị thiếu sắt thì hiện tượng này càng dễ xảy ra hơn.
Được biết sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Chính vì vậy, nếu thành phần này bị thiếu hụt, các tế bào hồng cầu ít, oxy vận chuyển đến các mô, trong đó có tế bào não sẽ giảm sút. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe kém hơn.
Theo một số thống kê gần đây cho thấy, hầu hết trẻ sơ sinh từ 5 – 7 tháng tuổi đều bị thiếu chất sắt. Nguyên nhân là do khi bước vào giai đoạn này lượng sắt lưu trữ trong bào thai đã hết, đồng thời các bé chưa bước vào giai đoạn ăn dặm, vì thế thức ăn chưa thể đa dạng và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng về sắt của trẻ. Còn sau giai đoạn này, các bé đã ăn nhiều thịt, cá và rau củ hơn nên tình trạng này sẽ giảm bớt.
Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Đánh Hơi Là Do Đâu?
Trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ do bị rối loạn giấc ngủ
Khi trẻ đang ngủ mà đột ngột thức dậy thì rất có thể lúc này con đang bị rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ đang ngủ say vào ban đêm. Thông thường nguyên nhân do trẻ đói hoặc bị hoảng sợ.
Với trẻ sơ sinh, ngoài thời gian ăn, hầu như bé ngủ suốt cả ngày. Nhu cầu ngủ rất cao nên nếu không được ngủ đủ giấc, trẻ sẽ ngáp rất nhiều. Không chỉ dừng lại ở việc ngáp nhiều, tình trạng này còn làm bé chán ăn, lờ đờ và mệt mỏi. Bên cạnh đó, các con còn gặp phải hiện tượng giật mình khi ngủ, ngủ ngáy và ngủ nhiều vào ban ngày. Nếu kéo dài việc này lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của trẻ.
Do tổn thương cuống não và động kinh
Trong giai đoạn sơ sinh, cơ thể của trẻ, đặc biệt là vùng não vô cùng nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy, nếu chẳng may bé bị va đập ở vùng đầu, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.
Nếu đầu của bé không bị tổn thương, nhưng trẻ có hiện tượng ngáp nhiều kèm theo triệu chứng co giật nhẹ thì rất có thể là biểu hiện của bệnh động kinh. Vào lúc này, bạn cũng đưa bé đến gặp bác sĩ ngay, tránh để bệnh động kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.
Gặp phải các kích thích
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngáp kể cả khi không buồn ngủ là do đang gặp phải các kích thích. Theo một số nghiên cứu cho thấy, khi bị kích thích quá mức bởi sự đông đúc, tiếng ồn, ánh sáng,… não bộ bé sẽ phát ra tín hiệu giúp con nhanh lấy lại sự bình tĩnh bằng cách ngáp. Việc này sẽ giúp cơ thể giải phóng được serotonin, dopamine và oxytocin. Đây là các hormone giúp xoa dịu sự căng thẳng, nhờ vậy, sau đó trẻ sẽ tỉnh táo hơn.
Trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ do mắc bệnh tim
Tình trạng trẻ ngáp nhiều rất có thể là dấu hiệu của một mối nguy hiểm đe dọa tiềm ẩn như bệnh tim. Khi quá trình bơm máu và oxy gặp rối loạn thì cơ thể sẽ ngáp để lấy không khí, cùng oxy vào nhiều hơn. Chính vì vậy, nếu thấy các bé ngáp liên tục nhưng không ngủ và kèm theo triệu chứng khó thở, thở nhanh, bú ít và hay ngừng nghỉ khi đang bú, ba mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra cho con càng sớm càng tốt.
Bệnh béo phì
Với những bé có cân nặng nhiều hơn bình thường và ngủ ít hơn là một vấn đề đáng lo ngại. Nguyên nhân một phần là do tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ em béo phì cao hơn với các trẻ bình thường. Bên cạnh đó, cân nặng cao quá mức với nhiều lớp mỡ có thể chèn lên đường thở và khiến bé gặp khó khăn khi thở. Vào lúc này, ngáp chính là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để lấy đủ oxy.
Đọc ngay: Mẹo Dân Gian Trị Trẻ Ngủ Ngày Cày Đêm
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ
Các bậc phụ huynh chỉ có thể kiểm soát tình trạng này ở các bé bằng cách tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề, từ đó khắc phục. Dưới đây là một số gợi ý từ chuyên gia giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ:
- Nếu trẻ sơ sinh ngáp ngủ quá nhiều nguyên nhân bởi vì thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ thì ba mẹ cần đảm bảo con được nghỉ ngơi hợp lý. Theo đó, bạn nên chuẩn bị cho bé một không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái và có ít ánh sáng nhất có thể.
- Nếu các bé ngủ không yên giấc, ngủ ít và thiếu ngủ kéo dài vào ban đêm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ban ngày thường xuyên, các bạn nên xin ý kiến của bác sĩ để bổ sung melatonin cho con. Melatonin không phải thuốc ngủ nên đảm bảo an toàn cho bé. Tuy nhiên lại cho hiệu quả rất nhanh, ngay từ những ngày đầu sử dụng vì tương đồng với hormone melatonin được cơ thể tiết ra nhằm điều chỉnh nhịp sinh học.
- Bên cạnh đó, cha mẹ hãy cho bé ăn những thức ăn lành mạnh để đảm bảo rằng trẻ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là chất sắt trong giai đoạn từ 5 – 7 tháng tuổi. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc sữa công thức chứa sắt.
- Ngoài ra, các bạn hãy theo dõi những dấu hiệu kèm theo và cho bé đi khám khi cần để đảm bảo tình trạng ngáp nhiều ở trẻ sơ sinh không phải dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như đã chỉ ra ở phía trên.
Tóm lại, việc trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ không phải vấn đề đáng lo ngại nếu không kèm theo những triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, khi nhận thấy điều này tiềm tàng nguy hiểm về bệnh lý thì bạn nên liên hệ với các sĩ để được hỗ trợ.
Click tại đây: Thần Chú Trị Trẻ Khóc Đêm Mẹ Nên Thử
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!