8 Cách Khắc Phục Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Khóc Mơ, Giật Mình
Chắc hẳn các bậc cha mẹ đều đã ít nhất một lần chứng kiến cảnh con mình đang ngủ bỗng bật dậy khóc thét, giãy giụa và cực kỳ hoảng sợ. Điều này khiến cho cha mẹ cực kỳ lo lắng bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó về sức khỏe và tâm lý. Vậy nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc trẻ.
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ mà cha mẹ cần nắm rõ như:
- Do trẻ gặp ác mộng khi ngủ sẽ thường có dấu hiệu khó nức nở, la hét, quẫy đạp.
- Chỗ ngủ không thoải mái, ngủ lạ chỗ hoặc ngủ ở những nơi có quá nhiều ánh sáng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bất an trong giấc ngủ.
- Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
- Ban ngày trẻ vui chơi quá nhiều khiến hệ thần kinh bị kích thích và những hành động vui chơi vào buổi sáng vẫn quanh quẩn trong tâm trí trẻ, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Trẻ cảm thấy đói và cố gắng tìm sữa mẹ, điều này khiến trẻ khó chịu và dễ quấy khóc.
- Con gặp một số vấn đề về sức khỏe như: Đầy bụng, khó tiêu, co thắt vùng bụng, mọc răng, dị ứng da….
Theo các chuyên gia cho biết, trong 3 tháng đầu đời, trẻ khóc 2-3 tiếng mỗi ngày được xem là bình thường. Vì giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất ngắn, trẻ thức dậy thường xuyên nên những cơn quấy khóc cũng có thể xảy ra vào ban đêm. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của cả bé và mẹ thì bạn có thể tham khảo một số cách làm sau đây:
Hạn chế để trẻ vui đùa phấn khích
Bạn nghĩ rằng nếu bé vui chơi nhiều vào ban ngày thì buổi tối sẽ mệt và ngủ ngon hơn? Điều này là hoàn toàn sai lầm. ban ngày hoặc trước khi đi ngủ nếu bé vui chơi đùa giỡn quá nhiều sẽ khiến hệ thần kinh của trẻ bị kích thích. Vì thần kinh của trẻ vô cùng nhạy cảm sẽ dẫn đến tinh thần của trẻ mệt mỏi vào mệt.
Cho bé cảm giác an toàn
Trẻ con khóc có thể là do cảm giác bất an, lo sợ. Nếu bỗng nhiên trẻ khóc thút thít trong lúc ngủ thì bạn hãy ôm bé vào lòng để con cảm nhận được hơi ấm quen thuộc từ mẹ. Đây là mẹo rất hữu ích giúp làm dịu cơn khóc và giúp con ngủ ngon hơn.
Xem thêm: Mẹo Dân Gian Chữa Khóc Đêm Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả
Giúp con giải tỏa căng thẳng
Khóc là dấu hiệu cho thấy trẻ quá mệt mỏi và con đang tự mình giải tỏa áp lực một cách vô thức. Bạn có thể giúp bé giảm stress bằng cách cho trẻ tắm bằng nước ấm với tinh dầu hoặc thực hiện phương pháp massage cho trẻ sơ sinh. Điều này sẽ giúp con cảm thấy yên tâm hơn và dần chìm vào giấc ngủ.
Không gian ngủ yên tĩnh, không ánh sáng
Đây cũng là một cách giúp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ. Khi bé ngủ, bạn hãy đóng kín toàn bộ cửa, kéo rèn để ngăn chặn tiếng ồn và ánh sáng từ bên ngoài. Tốt nhất chỉ nên nguồn ánh sáng ở mức yếu. Đồng thời bạn có thể bật nhạc dịu êm trước khi ngủ để bé dễ ngủ hơn.
Không để bé xem phim bạo lực, kinh dị
Trẻ em thường có nhiều nỗi sợ như sợ ma, sợ quái vật, sợ những hình ảnh đáng sợ trên phim,… Chính điều này sẽ trẻ bị ám ảnh trong giấc ngủ, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ. Vì thế, ban ngày bạn nên cho trẻ xem những video hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương thay vì bật các bộ phim kinh dị để thỏa mãn người lớn.
Tìm hiểu ngay: Cách Ru Bé Sơ Sinh Ngủ Nhanh Nhất Mẹ Nên Áp Dụng
Bổ sung vitamin D3K2 và Canxi
Thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ. Trong đó, vi chất có nguy cơ bị thiếu hụt nhất chính là vitamin D3K2. Khi trẻ thiếu dưỡng chất này trẻ thường hay khóc thét, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, móng tay có vệt nhỏ màu trắng. Do đó cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này cho trẻ thông qua chế độ ăn uống và tắm nắng vào buổi sáng.
Cố định giờ đi ngủ
Để góp phần làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ, cha mẹ nên cố định giờ đi ngủ hàng đêm của trẻ. Điều này có thể dạy cho trẻ nhận biết sự khác biệt giữa ngày và đêm, đồng thời giúp con thiết lập thời gian biểu giống như mẹ. Hãy thử cho trẻ bú, tắm nước ấm và giỗ trẻ ngủ. Đây là những thói quen bạn nên duy trì để báo hiệu cho trẻ biết sắp đến giờ đi ngủ.
Bài đọc thêm: Mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc
Khám bác sĩ nếu tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ diễn ra nghiêm trọng
Nếu bạn đã thử áp dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục và ngày càng nghiêm trọng thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Cơ thể của trẻ còn rất nhỏ vẫn chưa thể làm chủ được những thách thức của một chu kỳ ngủ thông thường như: Gặp ác mộng, bị giật mình, thần kinh bị kích thích,… Do đó, việc trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt, giúp bé có được giấc ngủ ngon. Vì giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến cả thể chất và tinh thần của trẻ.
Lưu ý khi trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ
Khi đối mặt với việc trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ, bạn tuyệt đối không nên vội vàng và hoảng loạn, dưới đây là một số lưu ý quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ:
- Đừng vội vàng: Hãy nhớ rằng, trẻ sơ sinh là những người không bao giờ ngủ không yên giấc. Vì vậy việc trẻ khóc thút thít thậm chí là thức giấc trong lúc ngủ được xem là trạng thái bình thường. Lúc này bạn hãy chờ khoản 5 phút rồi mới dỗ dành bé.
- Đặt bé nằm thẳng: Nếu bé đang nằm cuộn tròn hoặc ép vào góc cũi, bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa vào vị trí giữa nệm.
- Vuốt ve bụng bé: Sự trấn an nhẹ nhàng bằng cách xoa bụng bé có thể giúp con yên tâm hơn. Trẻ có thể biết được bạn đang ở đó để vỗ về và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
- Đánh thức bé dậy: Nếu cha mẹ thấy trẻ đang ngủ mà bỗng nhiên khóc nức nở, hay la hét, quẫy đạp quá lâu thì hãy mau chóng đánh thức trẻ dậy. Vì rất có thể lúc này trẻ đang gặp ác mộng, đừng để nỗi sợ hãi đè nặng lên các nơron thần kinh của trẻ lâu hơn.
- Hãy thử một chiếc khăn quấn: Trong giai đoạn trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi, một chiếc khăn quấn nhẹ và được quấn vừa vặn có thể giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh và ngủ ngon hơn. Chỉ cần đảm bảo không quấn trẻ quá chặt, quá nóng là được. Tuy nhiên đối với những trẻ đã biết lăn, biết lật, bạn không nên áp dụng cách làm này, thay vào đó bạn có thể sử dụng túi ngủ sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Kiểm tra nhiệt độ phòng: Nhiệt độ phòng cũng có tác động đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Tốt nhất bạn để để nhiệt độ dao động trong khoảng từ 23-27 độ C là tốt nhất.
- Cho bé ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc: Trẻ từ 1 – 4 tuần tuổi sẽ ngủ khoảng 15 – 18 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài trong khoảng 2 – 4 giờ. Trẻ từ 1 – 4 tháng ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ sinh non thì thời gian ngủ có thể lâu hơn. Do đó bạn nên cho trẻ ngủ đủ giấc, tránh để trẻ bị thiếu ngủ dễ dẫn đến mệt mỏi.
Bài viết liên quan: Mẹo Chữa Vặn Mình Ở Trẻ Sơ Sinh Ba Mẹ Nên Biết
Trên đây là một số mẹo giúp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ. Hy vọng các kiến thức trên sẽ giúp cha mẹ bớt lo lắng và có thêm nhiều cách giải pháp giúp cho con yêu có được một giấc ngủ tốt hơn. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn một cách cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!