Trẻ Sơ Sinh Nổi Mụn Mủ Trên Đầu Nguy Hiểm Không? Mẹ Nên Làm Gì?

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu là tình trạng thường gặp, vì thế nhiều phụ huynh đã chủ quan trong việc điều trị cho trẻ. Điều này đã khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên ngày càng nặng và phát sinh ra nhiều biến chứng không mong muốn. Vậy khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu thì mẹ nên làm gì? Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Trẻ sơ sinh mọc mụn mủ trên đâu là tình trạng thường xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ sơ sinh mọc mụn mủ trên đầu là tình trạng thường xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu có nguy hiểm không?

Nổi mụn mủ trên đầu xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Do trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn yếu kém, làn da rất mỏng manh không thể chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại tồn tại bên trong môi trường. Lúc này, trên đầu trẻ sẽ xuất hiện những đốm mụn li ti chứa đầy dịch và mủ bên trong. Nếu tình trạng này diễn ra ở mức độ nhẹ thì sẽ tự lành, ngược lại chúng sẽ hình thành nên mủ và gây đỏ da.

Chuyên gia Vietmec cho biết, trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu thường xảy ra vào mùa hè. Đây là thời điểm thời tiết nóng bức trong năm, cơ thể trẻ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn để làm mát da. Nếu mẹ không có các biện pháp chăm sóc da cho bé đúng cách, vi khuẩn gây hại sẽ có cơ hội phát triển và tấn công vào da gây viêm. Lúc này, trên da của trẻ sẽ xuất hiện nên các nốt mụn mủ đa dạng về kích thước, chúng có thể phát triển tập trung thành từng đám hoặc mọc rải rác trên da đầu. Khi da đầu trẻ xuất hiện mụn mủ và mụn nước nghĩa là vi khuẩn hoặc vi nấm đã xâm nhập vào bên trong biểu bì da. Nếu mẹ chủ quan trong việc điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ở trường hợp trẻ có sức đề kháng tốt, vi khuẩn sau khi xâm nhập vào trong da chỉ có thể khu trú tại nốt mụn nên không gây ảnh hưởng gì nhiều. Ngược lại, nếu trẻ có sức đề kháng suy yếu, vi khuẩn sau khi xâm nhập vào nốt mụn sẽ tấn công sâu vào trong mô mềm của não hoặc đi vào máu gây nhiễm trùng huyết. Lúc này, trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt cao, nhiễm độc bùng phát, sốc do độc tố,… Nếu không tiến hành xử lý đúng cách và kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, điếc, viêm phổi, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Nguyên nhân gây nổi mụn mủ trên đầu ở trẻ sơ sinh

Mụn mủ xuất hiện trên da đầu thường là do bít tắc lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển tấn công gây nhiễm trùng. Ban đầu, nốt mụn xuất hiện trên đầu chỉ với kích thước nhỏ sau đó lớn dần lên, gây sưng đỏ và lan rộng đến những vùng da xung quanh. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu trẻ có nhiều tóc. Ngoài ra, hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu cũng có thể xảy ra do tác động của các yếu tố sau đây:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Khi ở giai đoạn sơ sinh, hệ miễn dịch cũng như các cơ quan khác trong cơ thể trẻ đang còn trong giai đoạn hoàn thiện. Vì thế, khi tác nhân có hại tấn công gây bệnh, cơ thể sẽ không có khả năng chống chọi lại. Mọc mụn mủ trên đầu ở trẻ là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bị mọc mụn mủ trên đầu có thể là do ảnh hưởng từ sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bị mọc mụn mủ trên đầu có thể là do ảnh hưởng từ sữa mẹ
  • Ảnh hưởng từ sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính đối với trẻ sơ sinh. Nếu nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bị thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khi bé bú cũng sẽ gây tác động không tốt đến sức khỏe. Nếu trong sữa mẹ chứa nhiều kích tố dư thừa, khi bé bú sẽ đi theo dòng sữa vào cơ thể trẻ. Các yếu tố này sẽ kích thích tuyến bã nhờn trên cơ thể trẻ hoạt động nhiều hơn, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành nên mụn mủ trên đầu.
  • Cho trẻ ăn sai cách: Tình trạng nổi mụn mủ trên đầu ở trẻ sơ sinh cũng có thể xảy ra nếu mẹ cho trẻ ăn dặm sai cách, đặc biệt là trẻ ăn uống nhiều đồ ngọt. Thực phẩm ngọt sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều dầu nhờn hơn và hình thành mụn. Ngoài ra, nếu mẹ sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cũng khiến trẻ có nguy cơ bị nổi mụn mủ trên đầu nhiều hơn bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Tình trạng nổi mụn mủ trên đầu ở trẻ sơ sinh cũng có thể xảy ra do tác động một số nguyên nhân khác như trẻ bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da (như sữa tắm, dầu gội, phấn rôm,…), trẻ có nhiều tóc, mẹ không vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ,…

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu nên làm gì?

Mụn mủ xuất hiện trên đầu khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu. Lúc này, bé sẽ thường xuyên quấy khóc và bỏ bú. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, khi thấy trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu mẹ nên đưa ra các biện pháp xử lý sao cho phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

1/ Chú ý trong việc vệ sinh cơ thể cho trẻ

Nổi mụn mủ trên đầu có thể xảy ra nếu mẹ không tiến hành vệ sinh da cho trẻ đúng cách, điều này đã khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc và hình thành mụn mủ. Ở trường hợp này, mẹ nên vệ sinh cơ thể bé thật sạch sẽ để hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn trên đầu và ngăn ngừa hình thành thêm mụn mới. Khi tắm cho trẻ, mẹ nên massage nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn trên cơ thể trẻ. Tuyệt đối không dùng tay chà xát làm vỡ mụn và gây viêm nhiễm lan rộng.

Sữa tắm dùng để vệ sinh da cho trẻ nên ưu tiên các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn đối với làn da nhạy cảm của trẻ. Sau khi tắm, mẹ nên lau khô người rồi mới mặc quần áo cho trẻ. Cắt tỉa móng tay trẻ thường xuyên, tránh để bé dùng tay cào gãi lên đầu khiến vết mụn vỡ ra, gây viêm nhiễm phát triển lan rộng.

Vệ sinh da cho trẻ sai cách cũng là nguyên nhân hình thành mụn mủ trên đầu
Vệ sinh da cho trẻ sai cách cũng là nguyên nhân hình thành mụn mủ trên đầu

2/ Điều chỉnh lại thực đơn ăn uống của mẹ

Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ. Khi trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu, mẹ nên điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Đây là những yếu tố vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngọt, thực phẩm giàu đạm,…

Nếu trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn dặm đúng cách giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Nên cho bé uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây tươi giàu vitamin C giúp tăng cường đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể.

3/ Sử dụng thuốc Tây y theo đơn kê

Nếu tình trạng nổi mụn mủ trên đầu gây ra nhiều khó chịu cho trẻ, mẹ có thể sử dụng thuốc Tây y để cải thiện. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Một số loại thuốc Tây y thường được dùng để cải thiện tình trạng mọc mụn mủ trên đầu ở trẻ sơ sinh là:

  • Kem bôi ngoài da: Thường dùng là Silkron, Eumovate, Fucidin,… Trong các loại thuốc này chứa hoạt chất Corticosteroid có tác dụng kháng sinh và tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc thường được sử dụng để điều trị mụn mủ trong thời gian ngắn, không được lạm dụng để tránh gây hại cho làn da.
  • Thuốc kháng sinh: Thường dùng là Keflex, Clindamycin,… Thành phần kháng sinh trong các loại thuốc này khá mạnh, khi tiếp xúc với vùng da nổi mụn sẽ có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm và gom cồi mụn. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được kê đơn điều trị đối với những trường hợp mụn to, gây viêm nhiễm nặng và lở loét.
  • Cồn iod: Đây là một loại chất lỏng có tác dụng khử khuẩn rất tốt. Nếu trẻ bị mụn mủ ở da đầu, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ dùng cồn iod để bôi ngoài da cho trẻ. Thành phần dược tính trong cồn iod khi tiếp xúc với nốt mụn sẽ làm vết mụn xẹp xuống, se vết mụn và giúp vết loét nhanh khô hơn.
  • Vitamin C: Nếu mụn mủ mọc riêng lẻ trên da dầu của trẻ, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc uống cung cấp vitamin C cho cơ thể. Vitamin C có tác dụng nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ cải thiện tình trạng trên.
Dùng kem bôi trị mụn mủ trên đầu cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ
Dùng kem bôi trị mụn mủ trên đầu cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ

4/ Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Nếu tình trạng mọc mụn mủ trên đầu ở trẻ sơ sinh diễn ra với mức độ nặng thì mẹ không được chủ quan trong việc điều trị. Mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách nếu thấy trẻ có các triệu chứng sau đây :

  • Tình trạng nổi mụn mủ xảy ra kéo dài và tái phát nhiều lần. Mụn mủ nổi trên đầu sau 3 ngày nhưng không xuất hiện ngòi mủ. Mụn mủ xuất hiện trên đầu ngày càng nhiều kèm theo sưng đỏ.
  • Trẻ bị sốt cao trên 39 độ, mụn xuất hiện ở trên đầu sau đó lan rộng đến các vùng da xung quanh như cánh mũi, môi trên,… Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng vào máu.

Biện pháp phòng ngừa nổi mụn mủ trên đầu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu là tình trạng thường gặp và dễ tái phát. Vì thế, bố mẹ cần chủ động đưa ra biện pháp phòng ngừa cho trẻ. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa nổi mụn mủ trên đầu ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

  • Không gian sống của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ và thoáng khí. Cần thường xuyên giặt giũ các vật dụng cá nhân của trẻ như chăn nệm, gối đầu, đồ chơi hàng ngày,… Bụi bẩn trên các vật dụng này có thể bám vào da gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành nên mụn.
  • Tắm rửa cho bé thường xuyên bằng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, có độ pH phù hợp với làn da của trẻ sơ sinh. Vào những ngày trời nắng nóng cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi, mẹ nên dùng khăn mát lau người cho trẻ và cho trẻ mặc những trang phục thoáng mát có độ thấm hút mồ hôi tốt.
  • Nếu thấy trên da đầu trẻ xuất hiện các vết xước hoặc vết thương hở, mẹ cần tiến hành khử trùng vết thương cho bé. Ngăn chặn tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tấn công gây viêm nhiễm.
  • Khi trẻ bị nổi mụn mủ hoặc mụn ngứa, không tự ý nấu nước lá tắm cho trẻ. Nếu tắm không đúng cách sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trên da trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Mẹ tuyệt đối không được tự ý nặn mụn hoặc dùng kim chích vào các vết mụn trên đầu trẻ.
Tăng cường bổ sung vitamin C cho trẻ giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể
Tăng cường bổ sung vitamin C cho trẻ giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể
  • Chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bé thông qua việc ăn uống, đặc biệt là vitamin C. Với trẻ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ dùng súp hoặc cháo loãng thay cho bột. Ngoài ra, mẹ cũng cho thể cho bé uống thêm nước cam hoặc nước chanh tươi để nâng cao sức đề kháng.
  • Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Chuyên gia cho biết, nên cho bé bú sữa mẹ trong 2 năm đầu đời rồi mới tiến hành cai sữa. Sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất và giúp cơ thể bé dễ hấp thụ.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng nổi mụn mủ trên đầu ở trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, với thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc con nhỏ. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng bất thường, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám và điều trị chuyên khoa để tránh các biến chứng không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android