Đau Vùng Mông Gần Xương Cụt
Đau vùng mông gần xương cụt có thể là do chấn thương, thoái hóa xương khớp hoặc do bệnh lý. Với những trường hợp đau nhức do bệnh lý, cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị dứt điểm. Còn với những trường hợp đau nhức nhẹ, bạn có thể tự giảm đau bằng các mẹo đơn giản tại nhà.
Định nghĩa
Xương cụt nằm ở khá gần mông, khi xương cụt bị viêm sẽ gây ra triệu chứng đau nhức ở vùng mông hoặc hông. Nếu người bệnh vận động, cơn đau sẽ tăng lên khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Ở những trường hợp đau vùng mông gần xương cụt nặng, triệu chứng đau nhức sẽ phát triển lan rộng đến các cơ quan lân cận như đùi, bẹn, đầu gối,...
Nguyên nhân
Đau vùng mông gần xương cụt khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị đúng cách. Một số nguyên nhân gây đau vùng mông gần xương cụt có thể kể đến là:
- Chấn thương: Cơn đau có thể khởi phát khi vùng xương cụt bị chấn thương hoặc không điều trị dứt điểm các chấn thương trong quá khứ. Chấn thương xương cụt rất dễ xảy ra khi bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động,...
- Tuổi tác: Khi bước qua độ tuổi trung niên, quá trình lão hóa xương khớp sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này đã tạo cơ hội cho các bệnh lý về xương khớp khớp phát, trong đó có tình trạng đau vùng mông gần xương cụt.
- Giới tính: Nữ giới là đối tượng có nguy cơ bị đau vùng mông gần xương cụt nhiều hơn nam giới do ảnh hưởng từ quá trình mang thai và hoạt động của tử cung. Điều này đã khiến xương dần yếu đi và gây ra tình trạng đau nhức.
- Nghề nghiệp: Tình trạng đau vùng mông gần xương cụt rất dễ khởi phát ở những người có tính chất công việc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe đường dài,... Ngồi nhiều khiến vùng xương cụt phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, lâu dài sẽ kích thích phản ứng viêm gây đau nhức.
- Bệnh lý: Tình trạng đau vùng mông gần xương cụt cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng từ các bệnh lý xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, loãng xương, đau thần kinh tọa,... Nếu tình trạng này xảy ra ở nữ giới, có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm cơ quan sinh dục, u buồng trứng,...
Chăm sóc tại nhà
Nếu tình trạng đau vùng mông gần xương cụt diễn ra kéo dài với mức độ nghiêm trọng, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc Tây y giúp cải thiện triệu chứng viêm đau. Ở những trường hợp cần thiết sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh.
Nhưng nếu tình trạng đau nhức chỉ diễn ra với mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng các mẹo đơn giản sau đây để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày:
- Tiến hành chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp hoặc bấm huyệt giúp cải thiện triệu chứng đau nhức cấp tính. Ở phương pháp bấm huyệt, tốt nhất bạn nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Vận động thể chất mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên vận động vừa phải và phù hợp với tình trạng bệnh, tránh tập luyện quá sức. Một số bài tập giảm đau khá hiệu quả là đi bộ, yoga và bơi lội. Nên tập luyện khoảng 30 phút/ngày với tần suất 3 - 5 lần/tuần.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học, nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Cần tránh xa nhóm thực phẩm chứa chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc là,...
- Hình thành thói quen sinh hoạt tích cực, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Nên đứng dậy vận động cơ thể sau khoảng 1 tiếng ngồi làm việc giúp tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn và giải tỏa áp lực lên vùng mông.
Đau vùng mông gần xương cụt là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đời sống hàng ngày. Khi thấy bản thân có triệu chứng trên, bạn có thể giảm đau bằng các mẹo đơn giản tại nhà. Nhưng nếu cơn đau diễn ra ở mức độ dữ dội và không thể tự cải thiện tại nhà, bạn nên thăm khám và điều trị y tế.