Đốm Đen Trên Da
Đốm đen trên da phần lớn là lành tính, nhưng có tính chất dai dẳng, khó trị dứt điểm.
Định nghĩa
Xem xét về vị trí xuất hiện, hình dáng, yếu tố tác động thì đốm đen trên da chia thành 4 loại tương ứng với 4 vấn đề về da phổ biến nhất.
Đồi mồi:
- Thường do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, do quá trình lão hóa.
- Các đốm đồi mồi có kích thước khác nhau, màu nâu hoặc đen.
- Vị trí thường gặp nhất là da mặt, tay và chân.
Nám da:
- Xuất hiện do rối loạn nội tiết tố, lão hóa, ánh nắng mặt trời…
- Kích thước không cố định, thường lớn hơn nốt ruồi và tàn nhang.
- Có nhiều loại nám, bao gồm: Nám đốm (nám chân định, nám hạ bì, nám chân sâu), nám mảng (nám nông, nám thượng bì) và nám hỗn hợp (bao gồm cả nám đốm và nám mảng).
- Các đốm nám có màu nâu ngả vàng hoặc nâu sậm.
- Gặp nhiều nhất ở cằm, trán, gò má. Chúng thường mọc đối xứng trên mặt.
Tàn nhang:
- Thường dễ xuất hiện hơn ở người có làn da trắng, mỏng.
- Đốm màu đen, nâu xuất hiện ở mặt ngoài cánh tay, lưng, cổ, mặt. Những đốm tàn nhang ban đầu nhạt màu nhưng đậm và to dần nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng.
- Nguyên nhân do di truyền, tia cực tím, lão hóa.
- Tàn nhang có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Tăng sắc tố sau viêm:
- Lichen phẳng, vảy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, trứng cá thông thường gây nên viêm da và để lại đốm đen mất thẩm mỹ.
- Tăng sắc tố sau viêm sẽ khiến da bị tổn thương, hình thành các đốm đen, nâu, sẫm màu.
- Tăng sinh thường phát triển rất nhanh, để lâu thì các đốm sẽ lan rộng ra và các vấn đề về da càng khó xử lý hơn.
Ngoài ra, đốm đen có thể biểu hiện của bớt lành tính hoặc ung thư da nguy hiểm.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến hắc tố melanin sản sinh nhanh chóng, tạo thành các đốm đen xấu xí, phổ biến nhất là những yếu tố sau:
- Di truyền: Nếu bạn có người thân cận huyết bị nổi đốm đen rên da thì bạn cũng có khả năng bị tình trạng da này.
- Môi trường làm việc: Một số nghề nghiệp nhất định có tính chất cần thường xuyên tiếp xúc gần với các loại hóa chất, phơi nắng liên tục sẽ có nguy cơ cao bị đốm đen trên da. Tình trạng này gọi là sạm da nghề nghiệp.
- Ảnh hưởng tuổi tác: Tuổi tác càng cao đồng nghĩa với việc da trở nên yếu hơn, dễ bị hư hại, đặc biệt là phụ nữ sau tuổi 30. Lúc này chị em phải đối mặt với các vết đốm đen và thâm nám thường xuyên hơn.
- Tác động ánh nắng mặt trời: Melanin sinh ra nhằm mục đích bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, khi bị tác động quá nhiều, melanin sẽ bị sản sinh quá mức, không kịp đào thải ra bên ngoài nên tạo thành đốm đen trên da.
- Thay đổi nội tiết tố: Giai đoạn mang thai hoặc tiền mãn kinh của phụ nữ, nội tiết tố thường bị rối loạn dẫn đến suy giảm estrogen. Khi đó, không có gì ngăn chặn melanin sản sinh dẫn đến lượng hắc tố đen ngày càng nhiều, tích tụ và tạo các đốm đen trên da.
- Dấu hiệu của bệnh ung thư: Đây là nguyên nhân không một ai mong muốn. Đốm đen trên da xuất hiện có thể là biểu hiện của 3 căn bệnh ung thư nguy hiểm là ung thư da hắc tố, ung thư da tế bào vảy (ung thư da tế bào gai) và ung thư da tế bào đáy.
Nguyên nhân khác:
- Tăng sắc tố da do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
- Bệnh addison
- Một số bệnh rối loạn nội tiết khác
- Lạm dụng mỹ phẩm
- Chế độ ăn không lành mạnh
- Thường xuyên thức đêm, thiếu ngủ
Nhìn chung, xuất hiện đốm đen trên da tay, xuất hiện đốm đen trên da mặt, xuất hiện đốm đen trên da bụng hoặc xuất hiện đốm đen trên da chân trong phần lớn các trường hợp là lành tính, không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ da bị nổi đốm đen có liên quan tới ung thư da, bạn nên đi khám và điều trị ngay.
Chăm sóc tại nhà
Tuy nhiên, tùy theo tình trạng da của riêng mỗi người sẽ phù hợp với cách chăm sóc:
Bảo vệ da
Thói quen chăm sóc và bảo vệ da tốt có vai trò rất lớn trong việc ngăn ngừa, điều trị đốm đen trên da. Kể cả không bị đốm đen, bạn vẫn nên duy trì những thói quen chăm sóc da dưới đây:
- Tránh ánh nắng mặt trời gay gắt, đặc biệt khoảng 10h – 16h, vì đây là thời điểm bức xạ mặt trời cao nhất trong ngày.
- Chống nắng tốt, nên đeo khẩu trang, mặc áo chống nắng, đội mũ vành rộng, thoa kem chống nắng… khi ra ngoài trời.
- Uống nhiều nước và dưỡng ẩm cho da đúng cách.
Xử lý những đốm đen trên da bằng mẹo
Những công thức tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng giảm tích tụ melanin, làm mờ đốm đen, giúp làn da phục hồi và trắng sáng hơn.
Một số công thức trị đốm đen trên da hiệu quả:
- Nha đam: Đơn giản nhất, thoa gel nha đem lên vùng da xuất hiện đốm đen. Sau khi gel khô thì rửa lại với nước sạch.
- Vỏ cam: Xay vỏ cam khô thành bột rồi pha với sữa tươi không đường (tỉ lệ 1:3) để tạo thành hỗn hợp mặt nạ. Đắp mặt nạ lên vùng da bị đốm đen trong 10 – 15 phút. Cuối cùng, rửa lại bằng nước sạch.
- Chanh tươi: Sử dụng tăm bông thấm nước cốt chanh và chấm lên các đốm đen. Để tinh chất chanh tươi khô rồi rửa lại với nước sạch.
- Giấm táo: Pha loãng giấm táo với nước (tỉ lệ 1:1) rồi thoa lên da. Để dung dịch khô trên da rồi rửa sạch.
- Dứa tươi: Sử dụng lát dứa mỏng hoặc nước dứa thoa lên da, để 5 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Khoai tây: Cắt lát mỏng khoai tây tươi hoặc xay nhuyễn lấy nước ép. Thoa lên vùng da bị đốm đen, giữ trong vài phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Ưu điểm của phương pháp này:
- Công thức đơn giản, dễ thực hiện.
- Linh động thời gian thực hiện.
- Nguyên liệu sạch, rẻ tiền.
- Ít tác dụng phụ.
Nhược điểm:
- Hiệu quả không cao, không thể trị đốm đen dứt điểm.
- Cần áp dụng thời gian dài.
- Chỉ có tác dụng với đốm đen nhẹ, mới xuất hiện.
- Nhiều bước làm, mất thời gian và công sức.
Điều trị
Can thiệp bằng thuốc, kem bôi và thực phẩm chức năng
Để xử lý đốm đen trên da, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng một số loại kem bôi hoặc thực phẩm chứng năng, như:
- Viên uống làm mờ đốm đen có chứa các thành phần: Pyridoxine hydrochloride, L-cysteine, calcium pantothenate…
- Kem bôi da chứa: Hydroquinone, vitamin C, vitamin B, vitamin E, L-Cysteine, n-Acetyl Cysteine, Phytofloral, CoQ10, axit glycolic, axit lactic, arbutin, axit kojic…
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng và dễ bảo quản
- Hiệu quả cao
Nhược điểm:
- Tác dụng nhanh nhưng thường mang tính chất tạm thời, cần kết hợp các phương pháp đặc trị khác để chữa dứt điểm.
- Khi không sử dụng đúng liều lượng, tần suất phù hợp với cơ thể có thể gây tác dụng phụ.
Lưu ý:
- Không nên tự ý mua các sản phẩm này về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Nên tuân theo đúng liều dùng được chỉ định.
Áp dụng công nghệ cao
Làm đẹp và xử lý đốm đen trên da bằng công nghệ cao được nhiều chị em lựa chọn. Có thể kể tới như:
- Lột da sinh học
- Mài da
- Siêu mài mòn da
- Lăn kim
- Sử dụng laser
- Sử dụng ánh sáng xung cường độ cao IPL
Ưu điểm:
- Hiệu quả triệt tiêu đốm đen cao, nhanh chóng
- Có thể thúc đẩy tái tạo tế bào da hiệu quả
Nhược điểm:
- Tiềm ẩn các tác dụng phu, như: Tăng hoặc giảm sắc tố, đốm đen sậm màu hơn, da mỏng…
- Chi phí cao
- Đốm đen dễ tái phát
Lưu ý:
- Cần chăm sóc da kỹ càng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Đồng thời, bảo vệ da chặt chẽ, tốt nhất là không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian đầu.
- Thời gian sau, mặc dù đốm đen đã bị triệt tiêu nhưng bạn vẫn cần chống nắng và dưỡng da liên tục để duy trì một làn da đẹp, đồng thời ngăn không cho đốm đen quay trở lại.
Câu hỏi thường gặp
Sau khi đốt tàn nhang bạn nên kiêng ăn thịt gà trong khoảng 30 ngày. Lý do là vì thịt gà giàu protein, chúng có thể kích thích sự sản sinh melanin, làm tăng nguy cơ khiến da bị thâm nám và tàn nhang trở lại.
Ngoài thịt gà, bạn cũng nên kiêng các thực phẩm giàu protein khác như: Thịt bò, thịt lợn, trứng, hải sản các loại, rau muống, đậu nành. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, cam, bưởi, dâu tây, kiwi, uống nhiều nước... để da mau chóng hồi phục.
Xem chi tiếtSau khi đốt tàn nhang bạn không nên rửa mặt ngay trong vòng 24 giờ đầu tiên. Lúc này, làn da của bạn rất yếu, nhạy cảm và đang trong quá trình phục hồi, việc rửa mặt có thể làm tổn thương da và khiến da dễ bị kích ứng.
Sau 24 giờ đầu tiên, bạn có thể bắt đầu rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước ấm, nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ nếu được bác sĩ chỉ định. Nên tránh sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc có chứa hạt vì chúng có thể làm tổn thương da, gây chảy máu.
Xem chi tiếtĐặt vòng tránh thai có thể gây nám da, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác như:
- Loại vòng: Vòng tránh thai nội tiết tố (IUD) có khả năng gây ra nám da cao hơn so với vòng không nội tiết tố (vòng đồng).
- Cơ địa: Người có cơ địa dễ bị nám da hoặc có tiền sử nám da trong gia đình có nguy cơ cao hơn.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của nám da.