Nổi Cục Ở Mu Bàn Chân
Bị nổi cục ở mu bàn chân có thể được gây ra bởi các tình trạng da phổ biến như mụn nhọt, u nang hoặc áp xe da. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể liên quan đến các bệnh lý về xương khớp như gai xương, u hạch, bệnh gout hoặc viêm khớp.
Nguyên nhân
Một số bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến tình trạng nổi cục u ở mu bàn chân. Theo lương y Tuấn, các nguyên nhân và yếu tố rủi ro phổ biến có thể bao gồm:
1. Gai xương
Đôi khi một gai xương có thể mọc ra từ khớp trên đỉnh mu bàn chân, dẫn đến các cơn đau nhức âm ỉ.
Tình trạng này là sự phát triển thêm các mô xương và được gọi là gai xương mu bàn chân.Các gai xương thường xuất hiện khi cơ thể phát triển thêm xương để cải thiện các tổn thương do căng thẳng hoặc áp lực thường xuyên lên chân trong thời gian dài. Gai xương thường phổ biến ở các khớp, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mu bàn chân.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến các tổn thương khớp thường liên quan đến các bệnh viêm khớp. Ngoài ra, lão hóa là yếu tố phổ biến nhất có thể kích thích hình thành các gai xương.Trong trường hợp gai xương dẫn đến các cơn đau nhẹ có thể được cải thiện các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Vật lý trị liệu và một số hoạt động vận động phù hợp có thể tăng cường các cơ xung quanh mu bàn chân và cải thiện các cơn đau.
Trong trường hợp đau nghiêm trọng hoặc gai xương chèn ép lên các dây thần kinh, người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện phạm vị hoạt động và ngăn ngừa tổn thương ảnh hưởng đến chức năng chân.
2. Bệnh sừng da
Sừng da (cutaneous horn) là một dạng tổn thương tăng trưởng xuất hiện trên bề mặt da. Lớp sừng này được làm từ keratin, một loại protein trên cùng của da. Sự tăng trưởng này có thể hình thành một lớp da hình nón hoặc sừng với nhiều kích thước khác nhau.
Sừng da là một tình trạng hiếm gặp thường phổ biến ở người lớn tuổi. Sừng da thường xuất hiện ở cổ, mặt, vai, tuy nhiên đôi khi tình trạng này cũng xuất hiện ở chân và gây nổi cục u ở mu bàn chân.Sừng da có thể lành tính hoặc là dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư. Do đó, đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm chẩn đoán để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Phương pháp điều trị phổ biến nhất là loại bỏ sự tăng trưởng da, cạo hoặc đốt khối sừng da. Các tăng trưởng dư thừa này sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định các bệnh lý nghiêm trọng.
3. Nang hạch ở chân
Nang hạch là một khối u mô tròn bên trong có chứa chất lỏng và thường xuất hiện dọc theo các gân hoặc khớp xương. Tình trạng này thường phổ biến ở cổ tay hoặc bàn tay, tuy nhiên cũng có thể ở mắt cá chân hoặc mu bàn chân.
Các u hạch có nhiều kích thước khác nhau và thường gây đau đớn, khó chịu. Khi xuất hiện ở mu bàn chân hoặc mắt các chân, người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi bộ hoặc đi giày. Nếu u hạch gây chèn ép dây thần kinh hoặc gân ở chân có thể dẫn đến các triệu chứng khác như:
- Mất khả năng vận động chân
- Tê cứng
- Đau đớn
- Có cảm giác ngứa ran ở mu bàn chân và lòng bàn chân
U hạch thường lành tính và có thể tự khỏi theo thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu khối u lớn, gây đau đớn hoặc khó chịu, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh áp dụng một số cách cải thiện như:
- Tránh cử động chân và hạn chế đi lại
- Đeo nẹp chân để hạn chế các tổn thương khi di chuyển
Nếu các cơn đau không được cải thiện, bác sĩ có thể chọc hút u dịch hoặc đề nghị tiểu phẫu dẫn lưu dịch bên trong u nang. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, tiểu phẫu thường không cần thiết.
4. Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là các túi nhỏ chứa đầy các chất dịch bôi trơn với nhiệm vụ chính là giảm ma sát và kích thích giữa các xương, gân, cơ và da ở gân khớp. Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi có tổn thương, viêm nhiễm hoặc áp lực lên các bao hoạt dịch. Tình trạng này có thể gây đau, nổi cục ở mu bàn chân và cản trở khả năng di chuyển của người bệnh.
Viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm các gốc ngón chân và các khớp kết nối bàn chân. Các triệu chứng thường bao gồm đau đớn và sưng tấy bề mặt da kéo dài trong vài tuần.
Trong các trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá hoặc sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn như ibuprofen hoặc aspirin. Tuy nhiên nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.Ngoài ra, đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Các dấu hiệu không được cải thiện trong hai tuần
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng
- Sưng hoặc ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh
Viêm bao hoạt dịch có thể được cải thiện nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng này có thể trở thành mãn tính và dẫn đến các tiềm ẩn lâu dài trong cơ thể. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
5. Bệnh Gout
Bệnh Gout là thuật ngữ mô tả tình trạng tích tụ axit uric ở các khớp. Tình trạng này có thể gây viêm và sưng ở bàn chân, đặc biệt là xưng quanh gốc ngón chân cái. Cơn đau và cảm giác nóng rát có thể đến đột ngột, đặc biệt là vào ban đêm.
Bệnh gout thường liên quan đến một số điều kiện và bệnh lý cụ thể như rối loạn máu, rối loạn chuyển hóa hoặc mất nước, điều này khiến cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric dư thừa. Bên cạnh đó, các vấn đề về thận, tuyến giáp, rối loạn di truyền có thể khiến cơ thể khó loại bỏ axit uric.
Bên cạnh đó, người bệnh thường có nguy cơ bệnh gout cao hơn nếu thuộc các nhóm đối tượng sau:
- Là nam giới trung niên hoặc phụ nữ đã mãn kinh
- Có cha mẹ, anh chị em hoặc các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh gout
- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purine, chẳng hạn như thịt đỏ, nội tạng động vật và một số loại cá
- Uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu
- Sử dụng thuốc như thuốc làm lợi tiểu
- Có một số bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường hoặc chứng ngưng thở khi ngủ
- Ở một số người, bệnh gout có thể liên quan đến chế độ ăn uống các loại sản phẩm có nồng độ auxin cao.
Bệnh gout là tình trạng viêm khớp cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Tình trạng này có thể khiến các khớp bị sưng, viêm hoặc tổn thương vĩnh viễn. Kế hoạch điều trị thường phụ thuộc các giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều trị bệnh gout thường nhằm mục đích giảm viêm hoặc ngăn ngừa các cơn đau gout trong tương lai bằng cách hạ thấp nồng độ axit uric trong máu.
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh gout bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Colchicine
- Corticosteroid
- Các loại thuốc ngăn ngừa các cơn đau gout bao gồm:
- Các chất ức chế xanthine oxyase
- Probenecid
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi lối sống để kiểm soát các triệu chứng gout và giảm nguy cơ tái phát trong tương lai. Một số lưu ý phổ biến thường bao gồm:
- Giảm lượng rượu tiêu thụ hoặc không uống rượu
- Giảm cân
- Không hút thuốc
- Thay đổi chế độ ăn uống, áp dụng các thực đơn dành cho người bệnh gout
Trong các trường nghiêm trọng hoặc gout mãn tính có thể dẫn đến hỏng các khớp, rách gân và gây nhiễm trùng khớp. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
6. Cứng khớp ngón chân cái
Cứng khớp ngón chân cái là tình trạng viêm khớp thoái hóa xảy ra ở gốc ngón chân cái khi sụn bị tổn thương hoặc vỡ. Tình trạng này thường phổ biến trong độ tuổi từ 30 - 60, dẫn đến các cơn đau, cứng khớp khi đi bộ hoặc khiến người bệnh không thể di chuyển các ngón chân.Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường bao gồm:
- Đau và cứng ở ngón chân cái, đặc biệt là khi sử dụng
- Sưng và viêm xung quanh khớp
- Đau và cứng khớp khi thời tiết lạnh
Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Bên cạnh đó người bệnh có thể bị đau ở đầu gối, hông hoặc lưng, do thay đổi dáng đi. Thông thường tình trạng này được cải thiện bằng cách chườm nóng, chườm lạnh và đi giày phù hợp để giữa ngón chân không bị cong. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.
7. Viêm khớp dạng thấp
Đôi khi nổi cục ở mu bàn chân có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh có thể phát triển các khối u cứng dưới da, gọi là các nốt thấp khớp. Kích thước của các nốt thấp khớp có thể nhỏ như hạt đậu hoặc to như quả óc chó và thường xuất hiện xung quanh các khớp bị viêm.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, không có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp cải thiện và ngăn ngừa các biến chứng. Nếu các nốt thấp không tự co lại, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm để cải thiện các triệu chứng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid và khớp bị ảnh hưởng đến ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hoặc phẫu thuật đối với các trường hợp nghiêm trọng.
8. U mềm lành tính ở mu bàn chân
Đôi khi tình trạng nổi cục ở mu bàn chân có thể là dấu hiệu của các khối u mềm lành tính. Tình trạng là sự tăng trưởng các chất béo giữa lớp cơ và da phía trên. Thông thường, các khối u mềm lành tính không nghiêm trọng và không phát triển thành ung thư.
Không xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng có thể liên quan đến di truyền và một số rối loạn bất thường trong cơ thể. Ngoài ra, u mềm lành tính ở chân thường phổ biến ở những người sau 30 tuổi.Các dấu hiệu phổ biến bao gồm nổi cục ở mu bàn chân, đường kính khoảng 2.4 cm, có thể đau hoặc không đau.
Thông thường một khối u mềm lành tính có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc sinh thiết khối u mềm để ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
9. U nang bã nhờn
U nang bã nhờn là loại u nang không ung thư, xuất hiện dưới da do các tuyến bị chặn hoặc khi các nang lông bị tắc nghẽn. Tình trạng này thường phổ biến ở cổ và mặt, tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể phát triển các khối u ở bàn chân dẫn đến tình trạng nổi cục ở mu bàn chân.
Thông thường u nang không nghiêm trọng và có thể được cải thiện tại nhà. Tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc dẫn lưu u nang để điều trị và ngăn ngừa tái phát trong tương lai.
Câu hỏi thường gặp
Nổi cục ở mu bàn chân có nguy hiểm không?
Một cục u cứng ở mu bàn chân có thể dẫn đến tình trạng đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển cũng như hoạt động hàng ngày của người bệnh. Việc tìm hiểu các nguyên nhân và các yếu tố rủi ro là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro và biến chứng liên quan.
Thông thường tình trạng nổi cục ở mu bàn chân không nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Cục u sưng tấy
- Ngón chân cái sưng đỏ
- Viêm khớp
- Đau đớn
- Đỏ da hoặc nóng rát
- Khô da, đóng vảy hoặc nứt nẻ da
- Chảy máu
- Ngứa
Các dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, điển hình như bệnh gout (thống phong). Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị phù hợp.