Sáng Ngủ Dậy Bị Đau Xương Ức
Sáng ngủ dậy bị đau xương ức là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm tim, nhồi máu cơ tim, tràn dịch màng phổi, viêm phổi,... Nếu không xử lý đúng cách và kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân
Xương ức hay còn được gọi là xương lồng ngực, đây là phần xương dẹt nằm ngay bên trong lồng ngực. Chức năng chính của xương ức là liên kết với xương sườn hai bên để tạo nên bộ khung lồng ngực giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong.
Bên trong xương ức chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng như tim phổi, gan, dạ dày, túi mật,... Nếu bị đau xương ức vào buổi sáng sau khi ngủ dậy thì khả năng cao là do các bệnh lý sau đây:
- Viêm sụn sườn: Sụn sườn chính là những mô sụn nằm giữa xương ức và xương sườn. Khi tình trạng viêm xảy ra ở sụn sườn sẽ gây ra triệu chứng đau xương ức. Nếu người bệnh hít sâu hoặc ho sẽ gây ra triệu chứng đau nhói khá khó chịu. Thông thường, bệnh lý này sẽ khởi phát sau khi vùng ngực bị chấn thương hoặc nhiễm trùng.
- Bệnh về hệ hô hấp: Mắc phải một số bệnh lý về hệ hô hấp như viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phổi,... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương ức khi ngủ dậy. Ở những trường hợp này người bệnh còn có thêm triệu chứng ho và khó thở khá khó chịu.
- Bệnh dạ dày: Khi mắc các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày,... người bệnh sẽ có triệu chứng đau âm ỉ kèm theo nóng rát ở dưới hoặc sau mũi ức. Một số triệu chứng khác có thể gặp là ợ chua, ợ hơi, khàn giọng, viêm họng,...
- Bệnh tim mạch: Đau xương ức vào buổi sáng sau khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tim mạch nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim, nhồi máu cơ tim, hẹp tắc động mạch vành,....
- Gãy xương sườn: Tình trạng này thường xảy ra sau khi vùng ngực bị chấn thương hoặc va đập mạnh. Một số triệu chứng mà bạn phải đối mặt vào lúc này là bầm tím da, sưng phù, đau nhức ngay cả khi thở nhẹ.
Chăm sóc tại nhà
Nếu tình trạng đau xương ức sau khi ngủ dậy diễn ra kéo dài, bạn nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn xử lý đúng cách. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện nếu có các triệu chứng đi kèm sau đây:
- Đau xương ức kéo dài không rõ nguyên nhân
- Cơn đau lan rộng khắp ngực và phần trên cơ thể
- Tức ngực, khó thở
- Đổ mồ hôi, chóng mặt và buồn nôn
Nhưng nếu tình trạng này chỉ diễn ra với mức độ nhẹ thì bạn có thể cải thiện bằng các cách sau đây:
- Tiến hành chườm lạnh ở vùng đau nhức nếu có triệu chứng viêm sưng và đau nhức. Thực hiện trong khoảng 10 phút bạn sẽ thấy triệu chứng đau nhức được cải thiện. Không dùng đá áp trực tiếp lên da để tránh bị bỏng lạnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể thông qua các loại rau xanh và trái cây tươi. Không nên hút thuốc lá, tránh để cơn đau nhức trở nên tồi tệ hơn.
- Thực hiện một số bài tập tác động thấp giúp giảm cứng cơ và đau nhức ở vùng xương ức. Để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên trao đổi ý kiến với chuyên gia trước khi tập.
- Tiến hành điều trị chuyên khoa nếu bị đau xương ức do chấn thương hay do bệnh lý, giúp giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây đau. Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính để ngăn ngừa cơn đau xương ức khởi phát trở lại. Nếu không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Câu hỏi thường gặp
Sáng ngủ dậy bị đau xương ức nguy hiểm không?
Sáng ngủ dậy bị đau xương ức với biểu hiện nhẹ thoáng qua thì bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài kèm theo một số triệu chứng bất thường khác thì bạn không được bỏ qua, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể là:
- Bệnh lý mạch vành: Bệnh khiến tim không được nhận đủ lượng oxy cần thiết nên đã gây ra triệu chứng đau xương ức. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác đau đè nặng ở vùng xương ức rồi nhanh chóng lan sáng vai trái và cánh tay. Ngoài ra, người bệnh còn có thêm các triệu chứng như hụt hơi, chóng mặt, đổ mồ hôi,...
- Viêm tim: Xuất hiện cơn đau nhói ở vùng ngực, nhịp tim phát ra tiếng bất thường. Bạn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng đi kèm như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, thở gấp, phù chân,...
- Nhồi máu cơ tim: Cơn đau khởi phát ở vùng xương ức rồi nhanh chóng lan rộng đến cổ, cánh tay, vai trái, lưng,... Ngoài ra, người bệnh còn bị khó thở, chóng mặt, buồn nôn và đổ mồ hôi lạnh.
- Viêm phổi: Phổi là cơ quan nội tạng có diện tích rộng nằm phía sau xương ức. Nếu bị đau sau xương ức thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý này là ho ra chất nhầy màu vàng xanh, ho ra máu, sốt, khó thở,...
- Bệnh lý hô hấp mạn tính: Đau xương ức vào buổi sáng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính,... Nếu các bệnh lý này không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Thuyên tắc phổi: Bệnh xảy ra khi có sự xuất hiện của cục máu đông bên trong động mạch phổi. Nếu người bệnh hít vào sẽ có cảm giác đau nhói, càng cố hít thở sâu thì cơn đau sẽ càng nặng. Ngoài ra, người bệnh còn bị khó thở, sốt nhẹ, tim đập nhanh và ho ra máu. Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng.
- Tràn khí màng phổi: Hay còn được gọi là xẹp phổi. Bệnh lý này khởi phát khi không khí tràn vào khoang giữa phổi và thành ngực khiến phổi không thể giãn nở. Điều này đã khiến cho phổi bị xẹp một phần hoặc toàn phần. Đau xương ức cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi.
Nếu nghi ngờ bản thân bị đau xương ức do các bệnh lý ở trên, bạn không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng sáng ngủ dậy bị đau xương ức bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Nếu thấy bản thân có triệu chứng này, bạn nên thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị sao cho hợp lý nhất.