Kỹ Thuật Trồng Răng Nanh Bao Nhiêu Tiền Hiện Nay? (Cập Nhật)

Nếu như không may bị mất răng nanh thì bạn cần trồng lại ngay để không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Hiện nay có rất nhiều phương pháp trồng răng nanh và mỗi phương pháp sẽ có một mức giá khác nhau. Vậy trồng răng nanh bao nhiêu tiền, các yếu tố nào ảnh hưởng đến giá thành?

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền?

Răng nhanh có dáng hơi dài, sắc nhọn hơn những răng khác, nằm sát răng cửa nên đóng vai trò quan trọng đối với thẩm mỹ. Ngoài ra chiếc răng này cũng đảm nhiệm chức năng cắn xé thức ăn nên nếu mất răng thì khả năng ăn nhai của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào phương bạn chọn thực hiện
Trồng răng nanh bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào phương bạn chọn thực hiện

Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng nanh phổ biến là dùng hàm tháo lắp, cấy ghép implant và làm cầu răng sứ. Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng và có giá thành khác nhau. Vậy trồng răng nanh bao nhiêu tiền theo từng phương pháp thực hiện?

Với hàm tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là phương pháp dùng cho những ai bị mất nhiều răng trên khuôn hàm. Hàm giả được cấu tạo bởi một khung hàm hoặc nền hàm làm bằng nhựa, bên trên có đính răng sứ phục hình. Đây là kỹ thuật làm hàm giả không cố định nên dễ lung lay và xê dịch, tuổi thọ của hàm cũng không cao. Ngoài ra, răng không có chân nên dễ gây tiêu xương hàm và khiến gương mặt lão hóa, dễ mắc bệnh về răng miệng (nếu không biết cách vệ sinh).

Trồng răng nanh bằng hàm tháo lắp cho chi phí khá thấp và thường được bác sĩ chỉ định cho những người đã có tuổi. Theo khảo sát trên thị trường hiện nay, giá hàm tháo lắp dao động từ 1-15 triệu/hàm. Cụ thể:

  • Với hàm nhựa dẻo: 1-10 triệu đồng/hàm.
  • Với hàm kim loại: 3-15 triệu đồng/hàm.

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền với cấy ghép implant?

Trồng răng implant là kỹ thuật hiện đại nhất trong số các phương pháp trồng răng hiện nay. Không chỉ khôi phục chức năng ăn nhai mà răng implant còn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho cả khuôn mặt. Phương pháp này dùng 1 trụ bằng titanium cấy vào xương hàm, bên trên có gắn khớp abutment cùng răng sứ phục hình.

Cấy ghép implant là kỹ thuật có chi phí cao nhất hiện nay
Cấy ghép implant là kỹ thuật có chi phí cao nhất hiện nay

Với sự phát triển của y học, răng sứ được thiết kế như răng thật nên nhìn rất tự nhiên. Ngoài ra, kỹ thuật này ngăn tình trạng tiêu xương hàm và hạn chế được tối đa các bệnh lý về răng miệng. Vì có nhiều ưu điểm, tuổi thọ cũng cao nên chi phí thực hiện trồng răng nanh implant không hề rẻ. Đây được xem là giải pháp phục hình cho giá cao nhất hiện nay. Cụ thể:

Giá trồng răng nanh implant đơn lẻ

Công thức tính:

Tổng chi phí = Giá trụ implant + Giá răng sứ + Giá abutment + Chi phí dịch vụ khác

Bảng giá tham khảo một số loại trụ implant hiện nay:

  • Implant Neobiotech Hàn Quốc: 12 – 13 triệu đồng/trụ.
  • Implant Mỹ: 23 triệu đồng/trụ.
  • Implant Đức AlphaDent: 15 triệu đồng/trụ.
  • Implant Nobel Active: 33 triệu đồng/trụ.
  • Implant ETK Active: 31 triệu đồng/trụ.

Giá implant toàn hàm

  • Hàm implant All-On 4 cố định: 130 triệu đồng/hàm.
  • Hàm implant All-On 4 cải tiến: 83 triệu đồng/hàm.

Với phương pháp cầu răng sứ

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền với phương pháp cầu răng sứ cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Phương pháp này giúp trồng răng nanh cố định, đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Để làm cầu răng sứ bác sĩ sẽ mài 2 răng kế cận răng nanh để làm trụ nâng đỡ. Dãy cầu sứ sẽ có 1 hoặc nhiều răng cố định, dính liền nhau trên hàm. Để phương pháp này diễn ra thành công thì điều kiện tiên quyết là 2 răng xung quanh phải thực sự khỏe mạnh.

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền bằng cầu răng sứ - Khoảng 1-8 triệu/răng
Trồng răng nanh bao nhiêu tiền bằng cầu răng sứ – Khoảng 1-8 triệu/răng

Giá thực hiện của làm răng bắc cầu sẽ cao hơn hàm giả tháo lắp nhưng thấp hơn so với trồng răng implant, cụ thể như sau:

  • Răng sứ Cr-Co: 1,2 triệu đồng/răng.
  • Răng nanh sứ titan: 2,5 triệu đồng/răng.
  • Răng sứ Katana Nhật: 4 triệu đồng/răng.
  • Răng sứ HT Smile Đức: 6,5 triệu đồng/răng.
  • Răng sứ Ceramill Đức: 5 triệu đồng/răng.
  • Răng sứ Emax: 8 triệu đồng/răng.

Lưu ý: Bảng giá trồng răng nanh trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng thời điểm mà chi phí sẽ có sự thay đổi.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí trồng răng nanh

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền có phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: Cơ sở thực hiện, số răng cần trồng, sức khỏe răng miệng, tay nghề bác sĩ thực hiện,…

  • Sức khỏe răng miệng

Trước khi tiến hành trồng răng bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng của khách hàng. Nếu như bạn mắc các bệnh như viêm nướu, sâu răng,… thì cần điều trị trước khi trồng răng. Mục đích để khi làm răng sẽ không bị nhiễm trùng hoặc gặp rủi ro không đáng có. Lúc này, bên cạnh chi phí trồng răng nanh thì khách hàng cần trả thêm một khoản phí điều trị các bệnh về răng miệng nếu có.

  • Địa chỉ nha khoa làm răng

Hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa có dịch vụ trồng răng nanh và mỗi địa chỉ sẽ có một mức giá khác nhau. Với những địa chỉ uy tín, trang bị nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại, răng sứ chất lượng cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt thì chi phí chắc chắn sẽ cao hơn những cơ sở khác. Ngoài ra, các địa chỉ làm răng đôi khi cũng có những chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng nên giá thành cũng sẽ không giống nhau.

  • Tay nghề bác sĩ thực hiện

Đặc điểm của phương pháp trồng răng là cần những người có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn tốt. Mục đích là để việc trồng răng nanh diễn ra an toàn, hạn chế tối đa những rủi ro, những biến chứng sau khi làm răng. Hiện nay đa số các nha khoa đều cho phép bạn lựa chọn bác sĩ thực hiện cho mình. Nếu bạn chọn bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm thì chi phí sẽ cao hơn những bác sĩ mới ra trường, chưa có nhiều cơ hội thực hành.

Tay nghề bác sĩ thực hiện quyết định đến giá cả trồng răng nanh
Tay nghề bác sĩ thực hiện quyết định đến giá cả trồng răng nanh
  • Số lượng răng nanh cần trồng

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào số lượng răng mà bạn sẽ trồng. Như thông tin bảng giá ở trên, giá trồng răng chủ yếu tính theo đơn vị 1 chiếc răng. Do đó, nếu như bạn cần trồng từ 2 – 3 chiếc thì giá cũng sẽ nhân lên. Nếu mất quá nhiều răng thì giải pháp nên thực hiện là trồng răng nguyên hàm để tiết kiệm chi phí.

Tốt nhất bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi trồng răng và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để chọn được phương pháp phù hợp với sức khỏe cũng như điều kiện kinh tế.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android