Xương Chày Nằm Ở Vị Trí Nào? Cấu Tạo Và Chức Năng
Xương chày có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Chúng sẽ chịu phần lớn áp lực của đùi dồn xuống cẳng chân, điều hòa hoạt động khớp gối và giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, vị trí và chức năng của xương đùi thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Xương chày là gì? Nằm ở vị trí nào?
Xương chày hay còn được gọi là xương cẳng chân. Đây là xương lớn thứ hai trên cơ thể chỉ xếp sau xương đùi. Xương chày thuộc nhóm xương dài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ vùng chi dưới, giúp hỗ trợ cơ thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.
Ở vùng chi dưới, xương chày sẽ nằm ngay bên cạnh xương mác. Phần trên của xương chày sẽ tiếp với xương đùi và phần dưới là xương cổ chân. Hình dáng của xương chày hơi cong hình chữ S, nửa bên ngoài sẽ cong ra bên ngoài và nửa dưới hướng vào trong. Phần thân xương chày có hình lăng trụ tam giác trên to dưới nhỏ. Khoảng 1/3 phần xương dưới sẽ chuyển thành hình lăng trụ tròn. Chính vì thế, phần xương chày bên dưới là vị trí rất dễ bị gãy.
Chuyên gia cho biết, chiều dài xương chày của người Việt Nam chỉ khoảng 33.6cm và hơi dẹt ngang. Với thói quen ngồi vắt chân và ngồi xổm của người Việt thì phần xương chày sẽ bị cong nhiều ở phần đầu trên.
Cấu tạo của xương chày
Vùng cẳng chân gồm có hai xương là xương chày và xương mác. Hai xương này nằm song song với nhau và tiếp khớp với xương đùi. Xương chày là một trong hai xương nằm ở vùng cẳng chân và có kích thước to hơn xương mác. Xương này nối với đầu gối và xương mắt cá chân nên nó vừa là một phần của khớp gối và vừa là một phần của mắt cá chân. Dưới đây là mô tả chi tiết về cấu trúc của xương chày, bạn có thể tham khảo:
- Đầu gần: Đây là khối xương to được tạo thành bởi lồi cầu trong và lồi cầu ngoài. Mặt trên của lồi cầu sẽ lõm vào bên trong để tạo thành mặt khớp trên, mặt khớp này sẽ tiếp xúc với một lồi cầu xương đùi. Ở mặt sau và mặt dưới của lồi cầu ngoài sẽ có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Vùng gian lồi cầu sẽ là cơ quan ngăn cách các mặt khớp trên của hai lồi cầu.
- Thân xương: Phần thân có hình lăng trụ tam giác với ba mặt xương chính (mặt trong, mặt ngoài, mặt sau) và ba bờ (bờ trước, bờ trong, bờ gian cốt). Ở phía trước, dưới và giữa hai lồi cầu của phần thân xương sẽ có lồi cầu nằm bên trong. Còn phần trên của mặt sau thân sẽ có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và đi vào trong đường cơ dép.
- Đầu xa: Đầu xa của xương chày có kích thước nhỏ hơn đầu gần của xương chày. Mặt khớp ở đầu xa hướng bên dưới sẽ tiếp khớp với xương sên và khuyết mác, còn hướng bên ngoài sẽ tiếp với đầu xương mắc. Đầu dưới sẽ kéo dài đến xương sên để tạo thành mỏm, mỏm này được gọi là mắt cá trong.
Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm có 3 mạch chính là động mạch nuôi xương, động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương. Chuyên gia cho biết, mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới thì càng có ít sự nối thông giữa các hệ thống mạch. Chính vì thế, khi xương chày bị gãy sẽ rất khó liền xương.
Chức năng hoạt động
Xương chày là xương dài có kích thước lớn chỉ đứng sau xương đùi. Vì thế, chúng nắm giữ rất nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể người. Một số chức năng chính của xương chày có thể kể đến là:
- Chịu lực trục dọc khi di chuyển giúp vận động dễ dàng và linh hoạt hơn.
- Chịu sức nặng từ đùi dồn xuống cẳng chân, điều hòa hoạt động của khớp gối.
- Tạo ra sự ổn định và cân bằng lực cho cẳng chân
- Cung cấp đòn bẩy cho chân giúp bạn có thể di chuyển một cách dễ dàng. Từ đó, việc thực hiện các động tác như leo trèo, đi bộ,… sẽ trở nên thuận lợi hơn.
- Tủy đỏ bên trong xương chày còn hỗ trợ sản sinh ra tế bào hồng cầu cần thiết cho cơ thể.
Các vấn đề thường gặp
Xương chày đóng vai trò chủ lực trong việc chịu phần lớn sức nặng của đùi dồn xuống cẳng chân. Vì vậy, các chấn thương xảy ra ở xương chày sẽ có quan hệ mật thiết với khớp gối. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp tại xương chày bạn có thể tham khảo:
Gãy xương chày là một trong những vấn đề thường gặp. Tình trạng này thường xảy ra do té ngã, va đập, lặp lại một động tác quá nhiều lần, tập luyện quá sức,… Khi bị gãy xương chày bạn phải đối mặt với các triệu chứng như bầm tím ở khu vực bị tổn thương, chân sưng to, biến dạng cẳng chân, đau nhức dữ dội, chân không có khả năng chịu lực,…
+ Hội chứng căng thẳng xương chày
Hội chứng này thường xảy ra ở những người thường xuyên chạy bộ hoặc thực hiện lặp lại nhiều lần một động tác liên quan đến bàn chân trên các bề mặt cứng. Khi mắc phải hội chứng này bạn sẽ có cảm giác đau mỏi, yếu chân, thay đổi tướng đi, đi khập khiễng,…
+ Paget của xương
Paget xương xảy ra khi quá trình tái tạo xương mới để thay thế cho mô xương cũ sẽ bị rối loạn. Lúc này, quá trình phân hủy tế bào xương sẽ diễn ra quá mức, hình thành xương mới vô tổ chức và hình thành nên một số dị tật.
Khi bị Paget xương, xương của người bệnh sẽ to bất thường nhưng rất yếu mềm và dễ gãy. Điều này đã gây biến dạng xương, kích thích tình trạng viêm xảy ra tại khớp và hình thành nên cơn đau nhức ở mức độ nghiêm trọng. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết ra bệnh paget xương ở chân là đau đầu gối, chân vòng kiềng, dùng tay sờ vào khu vực bị ảnh hưởng có cảm giác ấm nóng,..
+ Xoắn bánh răng
Xoắn bánh răng còn được gọi với cái tên khác là xoắn xương chày. Đây là một dạng dị tật bẩm sinh. Xoắn xương chày khiến xương chày bị xoay về phía giữa, không thể thực hiện chức năng hỗ trợ sắp xếp ngón chân và giúp chúng hướng vào nhau. Chuyên gia cho biết, xoắn bánh răng thường xảy ra đi kèm với tình trạng rách xương chày. Tuy nhiên, đây là một dạng dị tật lành tính và có thể tự điều chỉnh trong vòng 4 năm đầu đời mà không cần điều trị chuyên khoa.
+ Loãng xương
Loãng xương là hiện tượng xương bị mất đi khoáng chất khiến mật độ xương bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh lý này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương chày cùng nhiều xương khác trên cơ thể. Lúc này, cấu trúc xương sẽ mỏng dần, giòn hơn, mất khả năng chịu lực và rất dễ gãy. Bạn có thể nhận biết bệnh loãng xương thông qua các dấu hiệu đặc trưng như đau nhức ở đầu xương, giảm mất cân bằng chiều dài của hai chân, chiều cao sụt giảm, thay đổi dáng đi,…
+ Chảy máu xương chày
Đây là một dạng chấn thương khá hiếm gặp nhưng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo cũng như sự phát triển của xương chày. Tình trạng chảy máu xương chày thường chỉ xảy ra ở một chân, ít khi xảy ra ở cả hai chân. Ngoài ra, xương chày cũng có thể bị cong và dị dạng ở một số trường hợp.
Khi có xuất hiện khối u máu bên trong xương chày, bạn cần phải điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa để loại bỏ chúng. Hầu hết các trường hợp đều phải cắt cụt chi và sử dụng chân giả để thay thế.
+ Giả xương chày bẩm sinh
Giả xương chày bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp và không nghiêm trọng bằng chứng loạn sản xương do Campanacci và loạn sản sợi. Biểu hiện của bệnh cũng tương tự như gãy xương chày, gãy xương mác hoặc biến dạng xương chày.
Nếu không có biểu hiện gãy xương, người bệnh sẽ được yêu cầu dùng nẹp để phòng ngừa gãy xương. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị giả xương chày bẩm sinh đều được phát hiện khi tình trạng gãy xương đã xảy ra. Lúc này, việc chữa lành vết gãy và điều trị giả xương chày là điều rất khó khăn.
Biện pháp tăng cường sức khỏe xương chày
Xương chày là vùng xương chịu phần lớn sức nặng từ cơ thể và giúp điều hòa hoạt động của khớp gối. Vì thế, bạn cần phải chủ động trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe của vùng xương này. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:
- Vận động an toàn và hợp lý. Nên tập luyện với cường độ vừa phải và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân để tránh các chấn thương không mong muốn. Khi cơ thể đã quen dần với bài tập, bạn có thể tăng cường độ lên.
- Khởi động nhẹ giúp làm nóng cơ thể trước khi tập luyện hoặc vận động thể chất. Cách này có tác dụng bôi trơn khớp, giúp khớp hoạt động trơn tru hơn và tránh các chấn thương không mong muốn.
- Tuyệt đối không chơi thể thao quá sức hoặc lặp lại những động tác gây ảnh hưởng không tốt đến xương chày. Nên mang giày thể thao đế mềm và có kích thước vừa vặn khi chơi thể thao để bảo vệ bàn chân.
- Nên kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân béo phì gây áp lực không tốt lên hệ xương khớp.
- Cần thận trọng khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày như lái xe, vận động,… để tránh các chấn thương không mong muốn.
- Chế độ ăn uống hàng ngày cần cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, vitamin, chất chống oxy hóa,… Đây đều là các chất cần thiết đối với sự phát triển của hệ xương khớp, giúp phòng ngừa các vấn đề xương khớp thường gặp.
Xương chày là xương lớn trên cơ thể nhưng rất dễ bị chấn thương do phải đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Khi xương chày gặp vấn đề sẽ mất đi khả năng chịu lực, gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại và khả năng vận động. Vì thế, bạn cần phải cẩn thận khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày và nên có các biện pháp tăng cường sức khỏe hệ xương khớp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!