Loãng Xương

Tổng quan

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hoa tại xương. Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, có cả người cao tuổi và trẻ tuổi. Loãng xương khiến mật động xương bị suy giảm đáng kể, trường hợp nặng sẽ để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây là tổng hợp các thông tin cần biết về bệnh loãng xương bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

Định nghĩa

Trong cơ thể, xương được cấu tạo từ nhiều thành phần khoáng chất và chúng liên kết với nhau bằng các sợi collagen. Trong đó, canxi là thành phần chính hình thành nên xương. Ở bên ngoài, xương có lớp vỏ khá dày và cứng, bên trong khá mềm xốp với cấu trúc tương tự tổ ong. Chuyên gia xương khớp cho biết, xương là mô sống chúng có thể tự làm mới mình. Theo thời gian, mô xương cũ sẽ bị phá vỡ và dần được thay thế bằng mô xương mới. Tuy nhiên, quá tình tự làm mới của xương sẽ có sự khác nhau theo từng độ tuổi, cụ thể là:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Đây là giai đoạn xương hình thành rất nhanh chóng, xương phát triển ngày càng lớn và khỏe hơn. Khi đến 20 tuổi, mật độ xương sẽ đạt đến đỉnh điểm.
  • Sau khi qua tuổi thanh thiếu niên, tốc độ làm mới của xương sẽ chậm lại và tương đương với mức độ phá vỡ xương cũ. Vì thế, sau khoảng 10 năm bộ xương của người trưởng thành sẽ được đổi mới hoàn toàn.
  • Khi bước qua độ tuổi trung niên (40 tuổi): Tốc độ làm mới của xương sẽ chậm lại và tốc độ phá vỡ sẽ nhanh hơn tốc độ làm mới. Điều này đã khiến cho mật độ xương ngày càng giảm dần.

Vì thế, mất xương là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi chúng ta già đi. Nhưng khi tình trạng mất xương diễn ra với mức độ nhanh chóng khiến xương trở nên mỏng manh, dễ gãy thì được gọi là loãng xương. Khi loãng xương, lỗ hổng cấu trúc tổ ong bên trong xương sẽ ngày càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc mật độ xương giảm thấp. Lúc này, xương sẽ giòn và dễ vỡ khi gặp tác động mạnh từ bên ngoài. Bệnh lý có tiến triển thầm lặng và chỉ được phát hiện khi bệnh loãng xương đã chuyển biến nặng, biến chứng sang gãy xương.

Dựa vào nguyên nhân gây loãng xương mà bệnh lý này được chia thành 2 loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Loãng xương nguyên phát khởi phát chủ yếu là do tác động của tuổi tác và mãn tinh. Còn nguyên nhân gây loãng xương thứ phát sẽ liên quan đến bệnh lý mãn tính hoặc dùng thuốc Tây y trị bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là người lớn tuổi và đặc biệt là nữ giới. Ở nước ta, ước tính có khoảng 3.2 người bị mắc bệnh loãng xương và có khoảng 2.4 triệu người là nữ giới. Trong số đó, có khoảng 190.000 người bị loãng xương dẫn đến gãy xương. Thống kê cho thấy, số người bị loãng xương ở nước ta đang có xu hướng ngày càng tăng và trẻ hóa. Ước tính, năm 2030 nước ta sẽ có khoảng 4.5 triệu người bị loãng xương và nữ giới chiếm đến 80%.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Chuyên gia cho biết, loãng xương là bệnh lý có tiến triển thầm lặng nên không có dấu hiệu đặc trưng ở giai đoạn đầu. Chỉ đến loãng xương diễn ra với mức độ nặng gây gãy xương, bạn mới thăm khám và phát hiện ra bệnh. Lúc này, xương đã trở nên yếu và dễ bị tổn thương bởi tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết bệnh ngay từ sớm thông qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Đau nhức ở đầu xương, đặc biệt là những vị trí phải chịu áp lực lớn từ cơ thể.
  • Mật độ xương giảm thấp khiến xương bị xẹp lún và gây ra cơn đau đau lưng cấp, sụt giảm chiều cao, khom lưng và dễ bị gù.
  • Xẹp lún cột sống gây chèn ép lên rễ thần kinh, kích thích khởi phát các cơn đau thần kinh như đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn,... Cơn đau sẽ trở nên nặng hơn nếu bạn lao động nặng hoặc xoay người đột ngột.

Nguyên Nhân

Bệnh có thể khởi phát do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa. Dưới đây là các nguyên nhân gây loãng xương thường gặp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

  • Di truyền: Bệnh loãng xương cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng từ yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ bạn bị gãy xương do loãng xương thì bạn cũng có nguy cơ cao bị loãng xương. Chuyên gia cho biết, có ít nhất 30 gen di truyền có liên quan đến sự phát triển của bệnh loãng xương.
  • Vấn đề hormone: Nồng độ hormone sinh dục suy giảm, gặp các vấn đề về tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến thượng thận hoạt động quá mức cũng là điều kiện thuận lợi để khởi phát bệnh loãng xương.
  • Lười vận động: Tập thể dục là một trong những cách làm tăng mật độ xương, ngược lại lười vận động sẽ gây mất xương và tạo cơ hội cho bệnh loãng xương khởi phát. Còn với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị dừng lại nếu bạn tập thể dục quá nhiều và làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Do khi tập luyện quá sức, nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ bị giảm mạnh.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống kiêng khem quá mức khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng là một trong những nguyên nhân tạo cơ hội cho bệnh loãng xương hình thành. Đặc biệt là những người ăn uống thiếu canxi và vitamin D. Những người đã từng giải phẫu tiêu hóa cũng sẽ khiến việc hấp thụ canxi bị ảnh hưởng và gây ra bệnh xương khớp.
  • Lạm dụng chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia,... chứa chất độc gây hại đến sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Hút thuốc lá sẽ khiến nữ giới bị mãn kinh sớm, còn với nam giới thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hormone testosterone. Chính điều này đã khiến cho xương khớp dần suy yếu và gây ra bệnh. Nghiện rượu bia sẽ khiến khả năng tái tạo xương bên trong cơ thể bị suy giảm.
  • Dùng thuốc steroid: Sử dụng thuốc chống viêm steroid trong thời gian dài để điều trị các bệnh lý mãn tính như viêm khớp dạng thấp cũng là nguyên nhân gây loãng xương. Nồng độ dược tính trong loại thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ khiến quá trình hấp thụ canxi từ ruột bị ảnh hưởng và làm tăng quá trình đào thải canxi qua thận. Nếu bạn phải sử dụng thuốc steroid trị bệnh kéo dài trên 3 tháng, bác sĩ sẽ kê đơn thêm viên uống bổ sung vitamin D và canxi để phòng ngừa loãng xương.
  • Do bệnh lý: Bệnh loãng xương cũng rất dễ khơi phát ở những người mắc phải một số bệnh lý như đái tháo đường, cường giáp, to đầu chi, viêm gan, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, ung thư,...
  • Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương khác có thể kể đến là cơ thể thiếu hụt estrogen, người bị nhẹ cân, đã từng gãy xương trước đó, mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ dưỡng chất của cơ thể,...

Yếu tố nguy cơ

Đối tượng có nguy cơ cao là:

  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao gấp 4 lần so với nam giới, đặc biệt là nữ giới sau khi đã bước qua thời kỳ mãn kinh.
  • Người da trắng hoặc người gốc Châu Á sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn bình thường.
  • Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng càng cao.
  • Người có thể trạng thấp bé, khung hình cơ thể nhỏ, bị suy dinh dưỡng.

Biến chứng

Khi bị loãng xương, rất nhiều người đã chủ quan trong việc cải thiện do bệnh có tiến triển chậm và triệu chứng không rõ ràng. Đến khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng nghĩa là bệnh đã chuyển biến nặng, hệ xương khớp đã bị suy yếu và dễ tổn thương. Nếu lúc này bạn không có biện pháp can thiệp thì bệnh sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề như rạn xương, nứt xương, gãy xương khi chỉ va chạm nhẹ. Các biến chứng có thể gặp khi bị loãng xương là:

  • Xương cột sống, xương cẳng tay và chân, xương đùi và xương cánh tay là những bộ phận chịu áp lực rất lớn từ cơ thể. Vì thế, chúng rất dễ bị gãy nếu tình trạng loãng xương diễn ra với mức độ nghiêm trọng.
  • Người bệnh phải đối mặt cơn đau nhức âm ỉ kéo dài, nhiều trường hợp còn phải nằm bất động. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ phát sinh ra biến chứng viêm phổi, tắc mạch chi,...
  • Trường hợp loãng xương gây gãy thân đốt sống sẽ dẫn đến tàn tật vĩnh viễn kèm theo đau nhức kéo dài. Nếu bệnh gây biến dạng cột sống sẽ gây ra triệu chứng khó thở.
  • Loãng xương còn có thể gây xẹp lún đốt sống dẫn đến tàn tật và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Phòng ngừa

Chế độ ăn uống và tập luyện khoa học sẽ có tác dụng tăng cường hấp thụ dưỡng chất trong cơ thể và cải thiện độ chắc khỏe của xương khớp. Vì thế, đây là việc làm rất cần thiết để phòng ngừa bệnh loãng xương. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương bạn cần nắm rõ:

  • Duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải để tránh gây ảnh hưởng không tốt lên hệ xương khớp. Nếu đang bị thừa cân béo phì, bạn cần lên kế hoạch giảm cân sao cho khoa học và hợp lý.
  • Chế độ ăn uống cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đạm, canxi, vitamin D,... Đây là những yếu tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển và hình thành xương mới, giúp xương luôn chắc khỏe.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe của cơ bắp và xương cột sống. Đồng thời, thói quen này còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Các bài tập phòng ngừa loãng xương nên thực hiện là gánh tạ, giữ thăng bằng, chạy bộ, leo cầu thang, thái cực quyền,...
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý làm gia tăng nguy cơ loãng xương như viêm khớp dạng thấp, bệnh gan mãn tính, lupus ban đỏ,... Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh nên bổ sung thêm estrogen cho cơ thể thông qua viên uống bổ sung.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán bệnh loãng xương cần dựa trên triệu chứng lâm sàng cùng với kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ còn phải dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và phân biệt loãng xương với các bệnh lý tương tự khác. Dưới đây là cách chẩn đoán bệnh loãng xương trong y khoa bạn có thể tham khảo:

+ Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân loãng xương sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức cấm tính và mãn tính ở lưng hoặc đầu xương
  • Cột sống bị biến dạng (gù, vẹo, giảm chiều cao)
  • Gãy xương sau khi bị chấn thương hoặc va chạm nhẹ
  • Đau ngực, khó thở

+ Xét nghiệm cận lâm sàng: Một số xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán bệnh loãng xương là:

  • Chụp x-quang quy ước, chụp MRI, chụp CT
  • Đo khối lượng xương BMD, đo khối lượng xương ở ngoại vi,...

Sau khi đã kiểm tra triệu chứng lâm sàng và làm xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh loãng xương của Bộ y tế để tiến hành đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý. Nếu không có điều kiện đo mật độ xương, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định khi đã có biến chứng gãy xương thông qua triệu chứng lâm sàng và kết quả chụp x-quang. Còn với trường hợp chưa phát sinh biến chứng, bác sĩ sẽ tiến hành đo mật độ xương để xác định. Với bệnh nhân loãng xương, mật độ xương T-score sẽ dưới -2.5SD.

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể dựa vào một số yếu tố khác để chẩn đoán bệnh như:

  • Các yếu tố tiên lượng quan trọng như giới tính, độ tuổi, thuốc Tây y đang dùng, tiền sử gãy xương,...
  • Mô hình tiên lượng dự bão nguy cơ gãy xương FRAX của WHO hoặc mô hình NGUYEN của viện Garvan – Úc.
  • Chẩn đoán phân biệt với ung thư di căn xương, bất toàn tạo xương, xương thủy tinh,...

Biện pháp điều trị

Đầu tiên, bác sĩ sẽ ước tính nguy cơ loãng xương trong 10 năm tới rồi dựa vào đó để lên phác đồ điều trị cho phù hợp. Mục đích của việc điều trị loãng xương là giảm nguy cơ mất xương, điều chỉnh lại yếu tố nguy cơ mất xương và té ngã. Đồng thời, việc điều trị còn nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phác đồ điều trị loãng xương sẽ có sự khác nhau giữa từng trường hợp, phụ thuộc vào mức độ bệnh trạng. Dưới đây là các cách điều trị loãng xương mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Dùng thuốc theo đơn kê

Dùng thuốc điều trị bệnh loãng xương là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là những trường hợp loãng xương từ mức độ trung bình đến nặng. Người bệnh cần dùng thuốc trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các loại thuốc thường dùng là:

+ Thuốc Biophosphonat: Đây là loại thuốc được dùng rộng rãi nhất do mang lại hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, dùng thuốc Biophosphonat điều trị loãng xương sẽ gây ra tình trạng đau bụng, buồn nôn, ợ chua,... Các loại thường dùng là:

  • Axit Zoledronic (Reclast, Zometa).
  • Alendronate (Binosto, Fosamax).
  • Risedronate (Actonel, Atelvia).
  • Ibandronate (Boniva).

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc bisphosphonat tiêm tĩnh mạch. Loại thuốc này không gây hại đến dạ dày nhưng có thể gây đau đầu, đau cơ và sốt. Việc dùng thuốc tiêm theo hàng quý hoặc hàng năm sẽ đơn giản hơn dùng thuốc uống theo tuần theo tháng. Tuy nhiên, chi phí điều trị cũng sẽ cao hơn.

+ Thuốc kháng thể đơn dòng: Được sử dụng phổ biến nhất là Denosumab (Prolia, Xgeva). Công dụng chính của nhóm thuốc này là làm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương. Thuốc denosumab sẽ được đưa vào cơ thể thông qua việc tiêm qua da với tần suất 6 tháng/lần. Tuy nhiên, việc điều trị loãng xương bằng thuốc denosumab cần phải kéo dài vô thời hạn, nếu ngưng thuốc sẽ có nguy cơ gãy cột sống rất cao.

+ Thuốc thúc đẩy phát triển xương: Với những người bị loãng xương, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xương. Ví dụ như:

  • Teriparatide (Forteo): Thuốc có tác dụng kích thích phát triển xương mới tương tự như hormone tuyến cận giáp. Thường được sử dụng bằng cách tiêm dưới da, sau 2 năm điều trị sẽ được kê đơn thay thế bằng loại thuốc khác.
  • Abaloparatide (Tymlos): Loại thuốc này cũng có tác dụng và cách sử dụng tương tự như Teriparatide, sau 2 năm điều trị cần được thay thế bằng thuốc khác.
  • Romosozumab (Evenity): Thuốc có tác dụng kích thích xương mới phát triển và được sử dụng với tần suất 1 lần/tháng. Sử dụng liên tục trong 1 năm rồi cũng được thay thế bằng thuốc điều trị khác.

+ Liệu pháp hormone: Nếu bệnh loãng xương khởi phát do thiếu hụt hormone, bác sĩ sẽ yêu cầu bổ sung loại hormone cần thiết cho cơ thể giúp duy trì mật độ của xương.

  • Với nữ giới, bác sĩ sẽ chỉ định dùng estrogen để cải thiện mật độ xương. Tuy nhiên, việc bổ sung estrogen cho cơ thể sẽ làm gia tăng nguy cơ đông máu, mắc bệnh tim, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung. Vì thế, estrogen chỉ được kê đơn điều trị loãng xương ở nữ giới trẻ tuổi hoặc nữ giới có dấu hiệu mãn kinh sớm. Ngoài ra, chị em cũng có thể được kê đơn điều trị bằng Raloxifene, loại thuốc này cũng có tác dụng tương tự như estrogen nhưng ít phát sinh tác dụng phụ hơn.
  • Với nam giới, loãng xương có thể khởi phát do sự thiếu hụt testosterone. Vì thế, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng liệu pháp thay thế testosterone. Liệu pháp trị bệnh này có tác dụng cải thiện triệu chứng của tình trạng suy giảm testosterone. Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc điều trị loãng xương dành cho nam giới ra đời và được đánh giá hiệu quả tốt, vì thế chúng thường được sử dụng để hỗ trợ cho testosterone.

Điều trị không dùng thuốc

Khi bị loãng xương, dù ở mức độ nhẹ hay nặng người bệnh cũng cần phải chủ động có các các biện pháp tự điều trị tại nhà để hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, chất độc trong khói thuốc lá có thể khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Nói không với rượu bia cũng như các loại đồ uống có cồn khác, nồng độ cồn trong nhóm thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương mới.
  • Phòng tránh tình trạng té ngã bằng cách cẩn thận trong việc đi đứng, nên mang giày đế thấp có độ bám cao và không trơn. Với người già thì nên lắp thanh vị tại giường ngủ, bên trong và ngoài nhà tắm. Không nên trải thảm có bề mặt trơn trượt bên trong nhà.
  • Chú ý bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể thông qua việc ăn uống giúp làm tăng mật động xương và giảm thiểu nguy cơ gãy xương. Ở trường hợp cần thiết, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng viên uống bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh loãng xương bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Bệnh lý có tiến triển chậm nhưng đến khi chuyển biến nặng sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề. Ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt. Đồng thời, chủ động có các biện pháp bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người bị loãng xương nên và không nên ăn những nhóm thực phẩm sau để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả:

  • Nên ăn: Thực phẩm giàu vitamin D, thực phẩm giàu canxi, rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều omega 3
  • Không nên ăn: Thực phẩm chứa natri cao, đồ ăn nhanh chứa nhiều đường, nước ngọt, đồ uống có cồn, đồ có chứa cafein
Xem chi tiết

Hiện tại, y học vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho bệnh loãng xương nên không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Xem chi tiết

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giả, khiến hệ xương khớp yếu và dễ gãy. Người bị loãng xương nên uống các loại thuốc điều trị chống hủy xương, bổ sung canxi, vitamin D và thuốc giảm đau. Mỗi loại thuốc đều có những công năng, phù hợp với từng đối tượng.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android