Bà Bầu Xông Mặt Được Không? Cách Xông Mặt An Toàn
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố trong cơ thể chị em thay đổi, cơ thể mệt mỏi và nặng nề hơn. Vì vậy nhiều bà bầu có thói quen xông hơi mặt để thư giãn, giảm căng thẳng. Tuy nhiên bà bầu xông mặt được không, có lợi và hại gì, mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết.
Xông mặt có tác dụng gì?
Xông mặt là phương pháp sử dụng hơi nóng tác động trực tiếp lên vùng mặt. Công dụng chính là làm lỗ chân lông nở ra, giúp cơ thể đào thải bụi bẩn và các chất gây hại ra ngoài. Từ đó giúp thải độc da, kích thích lưu thông khí huyết, trẻ hóa làn da. Đây cũng là một phương pháp hạn chế mụn trứng cá rất hiệu quả.
Ngoài ra, xông hơi mặt cũng giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, cải thiện hệ miễn dịch. Người bình thường có thể áp dụng phương pháp này để điều trị và làm giảm các triệu chứng cảm cúm. Giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các bệnh viêm phế quản và viêm xoang.
Sử dụng các loại dược liệu hoặc tinh dầu để xông mặt giúp phát huy công dụng ở mức tối đa. Dù vậy, cần xông hơi đúng cách, thực hiện đúng thời gian thì mới có tác dụng. Thời gian lý tưởng là khoảng 10-15 phút, nếu quá lâu sẽ dẫn đến mất nước, chóng mặt, thiếu oxy và nhiều tác dụng phụ khác.
Bà bầu xông mặt được không?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bà bầu tuyệt đối không nên xông hơi toàn thân, vì nhiệt độ xông quá cao ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhiệt độ 50 độ C, thậm chí lên tới 80 độ C trong quá trình xông hơi khiến nước ối nóng lên, tác động trực tiếp lên thai nhi.
Thân nhiệt của mẹ quá cao phá hủу các tế bào, ngăn cản quá trình cung cấp oху cho thai, thậm chí có thể gây ra tình trạng dị tật thai nhi hoặc ѕẩу thai. Nhiệt độ trong cơ thể mẹ lên quá 38 độ C làm tăng nguу cơ khuуết tật ống thần kinh của thai nhi trong 3 tháng đầu đời ᴠà gây tình trạng mất nước ở giai đoạn sau của thai kỳ.
Xem thêm: Bà Bầu Ăn Được Củ Đậu Không?
Tuy nhiên sau 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể xông hơi ở một vùng rất nhỏ như mặt và mũi, họng. Phương pháp này không làm tăng nhiệt độ toàn thân, chỉ có tác dụng nhất định đến vùng mặt và đường hô hấp trên, vì vậy sẽ không gây hại đến em bé.
Như đã nhắc ở trên, xông mặt là phương pháp hữu hiệu để giải cảm và trị các triệu chứng bệnh đường hô hấp. Bà bầu có thể xông mặt để làm giảm các triệu chứng cảm cúm như sổ mũi và nghẹt mũi. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm.
Nếu lạm dụng xông mặt khi cảm cúm, bà bầu có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Áp lực của hơi nóng tác động lên mẹ bầu gây ra tình trạng chóng mặt và ngạt thở. Thời gian xông dài có thể khiến mẹ bầu hạ huyết áp, dẫn đến ngất xỉu và nhiều biến chứng ngoài ý muốn khác. Thay vì lạm dụng phương pháp xông hơi mũi họng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần điều trị cảm cúm trong thai kỳ.
Tìm hiểu thêm: Bà Bầu Ăn Được Nhãn Không?
Bên cạnh đó, nhiều chị em có thói quen xông mặt để làm đẹp da, loại bỏ mụn và làm chậm quá trình lão hóa. Khi mang bầu, chị em có thể áp dụng phương pháp này theo hướng dẫn của các chuyên gia. Khi xông nên chọn các loại tinh dầu phù hợp, xông trong thời gian vừa phải, không quá lạm dụng và nếu có thể thì nên chọn các phương pháp làm đẹp khác để thay thế.
Một số phương pháp xông mặt an toàn
Bà bầu có thể lựa chọn phương pháp xông ướt hoặc xông khô, sử dụng tinh dầu tổng hợp hoặc nguyên liệu tự nhiên. Chị em có thể cân nhắc đến các cách xông hơi da mặt tại nhà trong thai kỳ như sau:
- Xông mặt với lá kinh giới, tía tô: Có tác dụng trị ngạt mũi, sổ mũi, đau đầu và buồn nôn. Ngoài ra còn giúp giảm mụn bọc trong thai kỳ. Chỉ cần cho 1 nắm lá tía tô, 1 nắm lá kinh giới, 1 ít muối hạt vào nồi nước, đun sôi lên là có thể dùng xông mặt.
- Xông mặt với gừng, sả, chanh: Hỗn hợp này có tác dụng làm đẹp da mặt, chống lão hóa và thải độc da rất tốt.
- Xông mặt với tinh dầu: Dùng tinh dầu tràm trà để xông mặt giúp mẹ bầu thư giãn, giải tỏa căng thẳng để cơ thể thư thái và nhẹ nhàng hơn.
Xông mặt như thế nào an toàn cho bà bầu và thai nhi?
Bà bầu được xông hơi mặt, tuy nhiên để an toàn và phát huy hiệu quả tối đa thì chị em nên lưu ý một số điều sau:
Bài viết hấp dẫn: Bầu Ăn Mít Được Không?
- Khi xông mặt, cần để khuôn mặt cách nước xông khoảng 30-40cm để tránh hơi nước gây bỏng và khiến mẹ bầu khó thở.
- Chỉ nên xông mặt mỗi tuần 1-2 lần, nếu thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào thì cần đi khám ngay.
- Luôn rửa mặt thật sạch trước khi xông mặt để làm tăng hiệu quả xông hơi, tránh gây tắc lỗ chân lông.
- Sau khi xông mặt xong cần thấm khô da mặt bằng khăn mặt sạch, mềm. Để da nghỉ cho đến khi bớt nóng rồi rửa dùng nước sạch để rửa lại mặt.
- Nên sử dụng các nguyên liệu xông an toàn cho bà bầu, tốt nhất là dùng thảo dược tự nhiên.
Trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi “bà bầu xông mặt được không”. Sau 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu có thể xông mặt được nhưng tuyệt đối không nên xông hơi toàn thân. Nếu cảm thấy bất tiện khi tự xông mặt tại nhà, bạn có thể đến các spa chăm sóc bà bầu để được chăm sóc kỹ lưỡng bởi các chuyên viên giàu kinh nghiệm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!