Mang Bầu Ăn Mít Được Không? Có Ảnh Hưởng Gì Tới Mẹ Và Thai Nhi?
Với các thành phần khoáng chất, vitamin đa dạng, mít được coi là thực phẩm mang tới nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Tuy vậy, chị em cũng cần lưu ý lượng đường trong mít khá cao, do đó mẹ bầu chú ý không ăn quá nhiều, tránh tiểu đường thai kỳ.
Trên các hội nhóm chăm sóc sức khỏe thai sản, có khá nhiều chị em đặt ra thắc mắc bà bầu ăn mít được không. Có ý kiến cho rằng ăn được, nhưng cũng có quan điểm ăn mít gây hại cho cả mẹ và con. Vậy thực hư mít có lợi hay hại với phụ nữ mang thai? Mời bạn đọc tham khảo thông tin chi tiết được giải đáp bởi các chuyên gia sau đây.
Bầu ăn mít được không?
Theo các chuyên gia, bầu ăn mít được không do các thành phần trong mít quyết định. Đây là thức quả có chứa nhiều loại dưỡng chất, cung cấp nguồn năng lượng khá cao cho cơ thể.
Theo đó, thành phần dinh dưỡng trong mỗi 100g mít tươi gồm có:
Thành phần | Hàm lượng |
Năng lượng | 20 kcal |
Chất béo | 0,64 g |
Bột đường | 24 g |
Carbohydrate | 23,5 g |
Protein | 1,72 g |
Chất xơ | 4g |
Nhóm vitamin | |
Vitamin B3 | 0,92 mg |
Vitamin B6 | 0,105 mg |
Vitamin B2 | 0,055 mg |
Vitamin A | 110 IU |
Vitamin E | 0,34 mg |
Vitamin C | 13,7 mg |
Folate | 24 mcg |
Nhóm khoáng chất | |
Sắt | 0,6 mg |
Canxi | 34 mg |
Magie | 37 mg |
Phốt pho | 21 mg |
Kẽm | 0,42 mg |
Kali | 303 mg |
Natri | 3 mg |
Đồng | 0,2 mg |
Mangan | 0,2 mg |
Selen | 0,6 mcg |
Với các thành phần khoáng chất, vitamin nổi bật trên, mít được coi là thực phẩm mang tới nhiều lợi ích. Đồng thời, đối với câu hỏi mang bầu ăn mít được không, các chuyên gia cho biết mẹ bầu có thể ăn được mít. Tuy vậy, cũng cần lưu ý lượng đường trong mít khá cao, do đó mẹ bầu chú ý không ăn quá nhiều.
Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không?
Thai phụ mắc bệnh tiểu đường cũng có thể ăn mít nhưng chỉ nên ăn ít. Trong thang điểm 100 về chỉ số đường huyết, mức GI của mít nằm trong khoảng 50 – 60. Do đó, mẹ bầu vẫn có thể ăn mít khi mắc tiểu đường thai kỳ. Nhưng lưu ý chỉ nên ăn tối đa 70g mít trong ngày.
Tuy có lượng đường cao nhưng đồng thời mít cũng có lượng chất chống oxy hóa khá cao. Đây là yếu tố có thể giúp phụ nữ mang thai hỗ trợ kiểm soát mức đường trong máu.
Tác dụng của mít tươi với phụ nữ mang thai
Qua những thành phần cụ thể được phân tích ở trên, mít được các chuyên gia đánh giá cao trong việc chăm sóc sức khỏe người dùng. Mẹ bầu nếu ăn mít đúng cách sẽ thu được nhiều lợi ích nổi bật gồm:
- Cải thiện chức năng dạ dày: Hàm lượng chất xơ trong mỗi 100g mít đạt khoảng 4g, vì vậy sẽ rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa và dạ dày. Mẹ bầu hạn chế tình trạng táo bón, ăn uống khó tiêu, những dấu hiệu của viêm loét dạ dày cũng có thể dịu đi đáng kể.
- Thai nhi phát triển khỏe mạnh: Mít cung cấp các vitamin A, C, E, B,… là nguồn dưỡng chất quan trọng để thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
- Cân bằng huyết áp: Huyết áp cao là một trong những yếu tố thường gặp gây ra tình trạng tiền sản giật nguy hiểm. Trong khi đó, mít có chứa nhiều kali – thành phần cân bằng huyết áp về mức ổn định. Vì vậy, phụ nữ mang thai có thể lựa chọn mít vào tháp dinh dưỡng thật khoa học để bảo vệ sức khỏe.
- Ngăn ngừa sự mệt mỏi: Ăn mít đúng cách sẽ giúp bổ sung năng lượng thông qua hàm lượng đường trong mít. Cùng với đó là thành phần kali cho tác dụng điều chỉnh huyết áp, giữ nhịp tim ổn định. Nhờ vậy người mang thai không còn thường xuyên mệt mỏi, khó chịu.
- Kích thích tiêu hoá: Lượng chất xơ trong mít sẽ điều tiết hoạt động ở hệ tiêu hóa, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn. Tình trạng táo bón thường gặp ở mẹ bầu dịu đi rõ rệt, nhu động ruột hoạt động ổn định hơn rất nhiều.
- Tăng cường miễn dịch: Vitamin C trong mỗi múi mít kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều protein interferon để chống lại tác khuẩn gây bệnh, hỗ trợ cho tế bào bạch cầu. Theo đó, sức đề kháng và miễn dịch của mẹ bầu tăng cao, giảm nguy cơ đau ốm vặt.
- Hạn chế nguy cơ rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp ở thai nhi sẽ chỉ hình thành sau khi đã qua 3 tháng đầu. Khi này, việc bổ sung vitamin B có trong mít sẽ giúp cơ thể người mẹ sản xuất thêm nhiều hormone tuyến giáp để cung cấp cho con. Từ đó giảm nguy cơ rối loạn tại tuyến giáp.
- Giảm thiếu máu: Sắt và folate trong mít có thể giúp kích thích cơ thể sản xuất thêm hồng cầu, bù đắp lượng máu thiếu hụt do sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn mang thai. Đặc biệt với người có cơ địa yếu, ốm nghén nặng.
Có ăn hạt mít khi mang thai được không?
Phụ nữ mang thai có thể ăn hạt mít do chứa nhiều protein, các khoáng chất cho tác dụng tốt với tiêu hóa, đường huyết, ổn định thị lực thai nhi,….
- Chống lại oxy hóa: Hạt mít có chứa nhiều protein, chất xơ, amylose và polyphenol cho tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, hạn chế sự xuất hiện của các gốc tự do.
- Ngăn ngừa táo bón: Hạt mít cũng có nhiều chất xơ, vì vậy sẽ hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động tiêu hóa, hạn chế táo bón, đầy bụng. Đồng thời, chức năng hoạt động ở gan cũng tốt hơn, các độc tố dễ dàng đào thải khỏi cơ thể.
- Kiểm soát đường huyết: Lượng đường trong múi mít cao nhưng hạt mít khá thấp. Vì vậy polyphenol từ hạt mít sẽ giúp cho quá trình phát triển não bộ và trí nhớ của thai nhi tốt hơn, ổn định chỉ số đường huyết cho cơ thể người mẹ.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư: Hạt mít có chứa nhiều chất kháng virus và cản trở sự hình thành, phát triển của các tế bào ung thư. Loại hạt này bổ dưỡng không kém hạt óc chó. Vì vậy mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng hạt mít trong giai đoạn mang thai.
- Hỗ trợ phát triển thị lực cho thai nhi: Hạt mít cũng có chứa hàm lượng vitamin A tương đối dồi dào. Qua đó, thị lực của thai nhi sẽ được hỗ trợ phát triển tốt, đôi mắt bé sẽ sáng và khỏe hơn. Hạn chế các yếu tố gây bất lợi tới đôi mắt ngay từ giai đoạn còn ở trong bụng mẹ.
- Bổ sung magie và canxi: Trong hạt mít có lượng magie và canxi cao, cho khả năng hạn chế các bất thường ở xương khớp. Xương ngày càng chắc khỏe, giảm các nguy cơ loãng xương. Bé cũng dễ dàng phát triển chiều cao hơn, sau khi chào đời sẽ có hệ thống xương khỏe mạnh.
Ăn mít sai cách có gây hại không?
Sẽ có hại nếu ăn mít sai cácu, một số ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu khi ăn quá nhiều mít như sau:
- Dễ dị ứng: Những người có tiền sử dụng ứng latex, phấn hoa có thể xảy ra dị ứng khi ăn mít hoặc ăn quá nhiều.
- Bà bầu ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng: Ăn nhiều mít hoặc ăn vào buổi tối dễ làm mẹ bầu đầy hơi, chướng bụng. Vì lượng vitamin C cao sẽ khiến dạ dày tăng cường sản sinh thêm nhiều axit, trong khi buổi tối là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn ban ngày. Khi này còn có thể xảy ra tình trạng đau bụng rất nguy hiểm.
- Tăng lượng đường trong máu: Mít có mức đường tương đối cao, vì vậy nạp quá nhiều sẽ dễ gây tăng chỉ số đường huyết. Đặc biệt người bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý ăn lượng thật nhỏ để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp mẹ bầu không nên ăn mít: Người bị rối loạn đông máu, cơ địa nóng, béo phì…
Hướng dẫn ăn mít đúng cách
Nhìn chung, mít có nhiều mặt lợi hơn hại, nhưng để đảm bảo an toàn nhất, mẹ bầu vẫn nên tham khảo cách ăn như sau:
- Ăn tối đa 100g/ngày, không nên lạm dụng mít, đặc biệt với những mẹ bầu có chỉ số đường huyết cao, chỉ nên ăn tối đa 100g mỗi tuần.
- Không ăn khi bụng tối hoặc ăn sau bữa tối vì lúc này lượng đường sẽ tăng lên đột ngột. Các chị em có thể bị đầy bụng, khó tiêu. Thời điểm tốt nhất để ăn là sau khi kết thúc bữa cơm khoảng 2 giờ.
- Một số món ngon từ mít: Có thể ăn mít kèm với sữa chua, làm mít sấy hoặc chè mít đều rất ngon. Với chè mít, nên giảm lượng đường trong các nguyên liệu còn lại. Với sữa chua mít, nên chọn sữa chua không đường để tránh nạp nhiều đường vào cơ thể.
Như vậy, vấn đề bà bầu ăn mít được không đã có lời giải đáp chi tiết. Mẹ bầu chú ý ăn lượng nhỏ hàng tuần và không nên ăn kèm nhiều đồ ngọt khác. Ngoài ra cũng cần kết hợp thêm hoa quả, thực phẩm khác để bồi bổ cơ thể tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!