Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Trên 10 Tuổi (Chuẩn)
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi là căn cứ quan trọng để đưa ra đánh giá về tình trạng phát triển thể chất ở trẻ. Thông qua đó, bố mẹ có thể đưa ra các biện pháp can thiệp sao cho phù hợp, giúp trẻ đạt được chỉ số chiều cao và cân nặng tốt nhất khi trưởng thành.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi là căn cứ quan trọng để đưa ra đánh giá về tình trạng phát triển thể chất ở trẻ. Thông qua đó, bố mẹ có thể đưa ra các biện pháp can thiệp sao cho phù hợp, giúp trẻ đạt được chỉ số chiều cao và cân nặng tốt nhất khi trưởng thành.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ trên 10 tuổi
Giai đoạn từ 10 tuổi trở lên, trẻ sẽ bắt đầu phát triển tối đa về thể chất. Lúc này, chiều cao và cân nặng sẽ tăng nhanh và đều hơn. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ thường xuyên hơn. Để bé có thể đạt được chỉ số cân nặng và chiều cao tốt nhất, bố mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ và nhắc nhở trẻ tham gia hoạt động thể chất nhiều hơn.
Để biết được trẻ có chiều cao và cân nặng phù hợp với độ tuổi hay không, bố mẹ chỉ cần so sánh các chỉ số này với “Bảng chiều cao cân nặng đạt chuẩn của trẻ từ 10 – 18 tuổi” sau đây:
Thông qua bảng chiều cao và cân nặng chuẩn dành cho trẻ trên 10 tuổi ở trên, bố mẹ có thể đưa ra đánh giá về tình hình phát triển của trẻ. Đồng thời, giúp bố mẹ sẽ sớm phát hiện ra các bất thường trong sự phát triển của trẻ để có thể đưa ra phương án can thiệp phù hợp.
Hướng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng chi tiết
Ở từng giai đoạn phát triển của trẻ, bố mẹ nên đo chiều cao và cân nặng của trẻ rồi ghi lại một cách chi tiết. Sau đó, tiến hành đối chiếu số liệu này với bảng chiều cao cân nặng chuẩn dành cho trẻ em trên 10 tuổi. Dưới đây là hướng dẫn cách đo chi tiết bạn có thể tham khảo:
+ Cách đo chiều cao:
Bố mẹ có thể sử dụng thước dây, thước đóng cố định hoặc thước gỗ để đo chiều cao cho trẻ. Nếu sử dụng thước rời, hãy cố định thước vào tường hoặc cột nhà, nên để vạch số 0 của thước sát với sàn nhà. Sau đó, yêu cầu trẻ tháo bỏ giày dép và mũ nón để quá trình đo có thể đưa ra chỉ số chính xác nhất.
Cho trẻ đứng thẳng người và áp sát lưng vào tường, hai tay để xuôi hai bên và mắt nhìn thẳng về phía trước. Sử dụng một cái thước áp sát với đỉnh đầu trẻ và vuông góc với thước đo. Sau đó, đọc chỉ số chiều cao của trẻ và ghi chép lại.
+ Cách đo cân nặng:
Bố mẹ cần yêu cầu trẻ cởi bỏ áo khoác, giày dép và những vật có trọng lượng nặng ra khỏi cơ thể trước khi tiến hành đo. Nếu cần thiết, hãy cho bé đi vệ sinh trước khi tiến hành cân. Nên sử dụng cân điện tử để đưa ra kết quả đo chính xác nhất.
Cho trẻ đứng thẳng người trên cân và đưa mắt nhìn thẳng về phía trước. Đợi vài giây để cân đưa ra kết quả chính xác nhất. Tiến hành đọc chỉ số cân nặng và ghi chép lại.
Cân nặng không phải là thước đo duy nhất
Chuyên gia cho biết, nếu chỉ dựa vào chỉ số cân nặng và chiều cao để đưa ra đánh giá về tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì,… ở trẻ là chưa chính xác. Lúc này, trẻ cần được xét thêm một số chỉ số chiều cao so với cân nặng, chỉ số vận động và chỉ số BMI. Nếu trẻ không đạt cả 5 tiêu chí, chuyên gia vẫn chưa đưa ra kết luận mà sẽ tiến hành xét thêm một vài tiêu chí khác.
Với thông tin trên thì tâ thấy được, chỉ số chiều cao và cân nặng không phải là thước đo duy nhất để đưa ra đánh giá về tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên cảm thấy quá lo lắng nếu con có chỉ số chiều cao và cân nặng không đạt khi xét theo bảng chiều cao cân nặng đạt chuẩn ở trên.
Lưu ý khi theo dõi chiều cao cân nặng cho trẻ trên 10 tuổi
Chiều cao và cân nặng của trẻ trong giai đoạn này phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có các mốc phát triển khác nhau dựa vào các yếu tố như di truyền, chế độ vận động, dinh dưỡng,… Sẽ có nhiều trẻ đạt mức cân nặng và chiều cao nhỉnh hơn hoặc thấp hơn so với bảng đạt chuẩn ở trên.
Để theo dõi được toàn diện sự phát triển thể chất của trẻ, bố mẹ cần kiểm tra chỉ số cân nặng và chiều cao một cách chi tiết, ghi lại và tiến hành đối chiếu qua từng năm. Từ đó, bố mẹ có thể đưa ra quyết định nên kìm hãm hay tăng tốc sự phát triển ở trẻ.
Bên cạnh việc phát triển thể chất, bố mẹ cũng cần chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ ở giai đoạn này. Vì thế, thực đơn ăn uống của trẻ cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết để trẻ có thể tăng trưởng về mọi mặt.
Những cách giúp trẻ cải thiện chiều cao và cân nặng
Chiều cao và cân nặng của trẻ em phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, thói quen vận động, môi trường sống,… Nếu trẻ bị thấp bé nhẹ cân, bố mẹ có thể chủ động đưa ra các biện pháp cải thiện cho con. Cụ thể là:
- Xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua từng giai đoạn phát triển. Bổ sung quá ít hay quá nhiều đều gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
- Thực đơn ăn uống của trẻ cần cân bằng các nhóm dưỡng chất là đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít bất kỳ nhóm chất nào để tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
- Khuyến khích trẻ thâm gia vận động thể chất phù hợp với độ tuổi. Vận động giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, từ đó trẻ có thể phát triển chiều cao và cân nặng một cách tốt nhất. Các bộ môn thể thao tăng chiều cao mà trẻ nên tập luyện là bơi lội, bóng rỗ, bóng chuyền,…
- Tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Với trẻ từ 10 – 18 tuổi, nên ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày. Bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm quá trình sản sinh hormone tăng trưởng có thể diễn ra tốt nhất.
- Chế độ ăn kiêng không được khuyến khích áp dụng cho trẻ thanh thiếu niên để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng. Nếu trẻ có tăng cân quá nhanh, bố mẹ không nên vội vàng cho trẻ ăn kiêng.
Các thông số trong “Bảng chiều cao cân nặng đạt chuẩn cho trẻ từ 10 – 18 tuổi” sẽ giúp bố mẹ đánh giá được tình hình phát triển của con và đưa ra phương án can thiệp kịp thời. Nếu quá lo lắng về chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thể đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp, giúp con đạt được biểu đồ tăng trưởng chuẩn cho đến độ tuổi trưởng thành.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!