10 Cách Tập Cho Bé Ngủ Giường Chỉ Trong Thời Gian Ngắn
Thông thường, khi bé đã qua giai đoạn ẵm bồng hoặc nằm nôi cũng là lúc các mẹ tìm tới cách tập cho bé ngủ giường riêng. Điều này không chỉ tốt cho việc giúp các con rèn luyện tính tự lập, để trẻ ngủ ngon mà còn hạn chế tình trạng quấy khóc ở trẻ. Tuy ngủ riêng giường là tốt nhưng nếu bạn cảm thấy sức khỏe của bé không ổn, bé bị sốt hay đang mọc răng thì không nên để trẻ một mình.
Thông thường, khi bé đã qua giai đoạn ẵm bồng hoặc nằm nôi cũng là lúc các mẹ tìm tới cách tập cho bé ngủ giường riêng. Điều này không chỉ tốt cho việc giúp các con rèn luyện tính tự lập, để trẻ ngủ ngon mà còn hạn chế tình trạng quấy khóc ở trẻ. Dưới đây là những cách cụ thể để giúp cha mẹ thực hiện điều này tốt hơn.
10 cách tập cho bé ngủ giường
Theo thống kê tại các nước phương Tây, có khoảng 6% trẻ em được ngủ chung với bố mẹ, ở Nhật Bản là 26%. Trong khi đó, trẻ nhỏ tại Việt Nam ngủ cùng với cha mẹ chiếm khoảng 90%. Thậm chí, có nhiều gia đình cho con ngủ cùng bố mẹ đến tận năm 9 – 10 tuổi. Nguyên nhân xuất phát từ những quan niệm cũ, trẻ nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc.
Lâu dần tạo cho bé thói quen không chịu tách ra ngủ riêng hay không thể ngủ nếu không có bố mẹ. Cách tập cho bé ngủ giường riêng là điều bố mẹ nên thực hiện để rèn luyện thói quen tự lập cho các bé sau này.
Các chuyên gia cũng cho biết, việc cho bé ngủ giường riêng sớm sẽ giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn mỗi đêm. Điều này hoàn toàn có lợi cho sự phát triển của các con, đồng thời chúng cũng có ảnh hưởng nhất định tới quá trình hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Bé sẽ ít phụ thuộc hay dựa dẫm vào bố mẹ và có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện khi có sự thay đổi.
Dưới đây là 10 cách tập cho bé ngủ giường mà cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho các con.
Cha mẹ cần xác định thời gian ngủ trung bình của trẻ
Trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ cần thời lượng ngủ khác nhau, chưa kể có những lúc trẻ cần phải ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn so với ngày thường. Dù sao thì bố mẹ phải biết cách xác định thời gian ngủ trung bình của bé để từ đó có kế hoạch tập cho bé ngủ giường hiệu quả. Cụ thể:
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Ở tuổi này các con cần ngủ từ 12 – 14 giờ/ngày và trẻ cần 1 – 2 tiếng để ngủ trưa.
- Trẻ 3 – 5 tuổi: Trẻ trong giai đoạn này sẽ cần ngủ từ 11 – 13 giờ/ngày.
- Trẻ từ 5 – 12 tuổi: Các con sẽ cần ngủ đủ 10 – 11 giờ/ngày.
- Trẻ từ 13 tuổi trở lên: Các con nên ngủ từ 9 – 9,5 giờ/ngày.
Lên lịch trình giấc ngủ
Hãy lên kịch trình cho bé, cụ thể gồm thời gian chuẩn bị đi ngủ, thời điểm lên giường và thức dậy. Trẻ nên ngủ sớm trước 10 giờ tối và không nên để các bé thức đêm và dậy quá muộn.
Lịch trình này cần thực hiện nhất quán, vậy nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi đề ra cho bé. Ngoài ra, chúng cũng phải đảm bảo đồng nhất với các hoạt động khác như ăn uống, học hành, vui chơi,…
Lưu ý, bảng lịch trình sẽ phải được điều chỉnh khi con của bạn lớn lên hoặc khi có những sự kiện đặc biệt nào khác xảy ra.
Cho bé lựa chọn
Một trong những cách tập cho bé ngủ giường khác mà mẹ có thể tham khảo là cho bé một vài lựa chọn như: Chọn chỗ ngủ, chọn giường và chọn chăn ga gối đệm,… Các bé sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn khi được trao cho sự độc lập nhất định. Có vậy, trẻ cũng dễ đi ngủ trên giường của bé hơn.
Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích để trẻ cảm thấy mình cũng là một cá nhân và cần phải trưởng thành. Đây là cách tập cho các bé ngủ giường cũng như cách để giúp phát triển nhân cách cho trẻ.
Chuẩn bị giường ngủ cho bé
Chuẩn bị giường ngủ cho bé là bước vô cùng quan trọng, đồng thời là một phần cơ bản để trẻ có một giấc ngủ ngon mỗi ngày. Hãy chọn một chiếc giường chắc chắn, đầy đủ chăn gối ấm áp, an toàn cho các bé. Nếu được, cha mẹ nên đặt thêm một số món đồ chơi như gấu bông trên giường để bé cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn khi ngủ một mình.
Tạo các thói quen trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ vào buổi tối, mẹ cần cho bé đánh răng, đi vệ sinh,… Hành động này không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe, hạn chế tình trạng tè dầm mà còn nhắc nhở trẻ sắp đến giờ đi ngủ.
Cách tập cho bé ngủ giường bằng việc tạo thói quen này cần diễn ra theo một quy trình nhất định và lặp lại thường xuyên. Có như vậy mới giúp tạo ra một loạt những thói quen tốt cho các bé sau này. Đây chính là một cách tập cho bé ngủ giường hiệu quả tốt.
Sử dụng các vật dụng hỗ trợ
Phần lớn trẻ em đều sợ bóng tối và có trí tưởng tượng mạnh mẽ. Do đó, trẻ có thể tự khiến mình sợ hãi bởi những điều không có thật như ma trong góc phòng, quái vật dưới gầm giường và dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng động,…
Vì thế, để giúp trẻ có thể tự trấn an chính mình cũng như giảm bớt nỗi sợ hãi, các bạn có thể đưa trẻ những vật dụng như súng đồ chơi, gấu bông,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần giải thích cho trẻ hiểu để có thể tự tin hơn khi ngủ một mình.
Cho các con uống sữa ấm trước khi ngủ
Một ly sữa ấm mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé, chúng sẽ góp phần cung cấp lượng dinh dưỡng lớn như canxi, chất béo và protein,… Ngoài ra, sữa cũng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.
Bạn không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa, chỉ cần một ly nhỏ là được. Bởi nếu uống quá nhiều trẻ sẽ cần phải thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu hoặc cảm thấy khó chịu hơn khi chìm vào giấc ngủ.
Trò chuyện với bé trước lúc bé ngủ
Những ngày đầu tiên khi cha mẹ tách bé ra ngủ riêng sẽ rất khó khăn. Lúc này trẻ chưa quen ngay với những thay đổi này nên trẻ có thể khóc lóc và đòi bố mẹ. Vì thế nên bạn có thể ngồi cạnh con một lúc, đọc cho bé nghe một vài câu chuyện hoặc hát ru để trẻ dần thiếp đi.
Đôi khi bạn có thể trò chuyện với con nhằm “hoạch định” cho giấc mơ. Nói cách dễ hiểu hơn là để trẻ tưởng tượng và nói về giấc mơ mà bạn muốn con hướng đến thay vì những điều khiến con sợ hãi. Đây là một mẹo nhỏ giúp các con bớt lo lắng, sợ hãi để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Hạn chế ngủ cùng giường với bé
Lũ trẻ sẽ trở nên phụ thuộc vào bố mẹ nếu chúng không được rèn luyện việc ngủ riêng. Do đó, bạn cần nhất quán và cứng rắn hơn trong việc hạn chế ngủ cùng con dù con quấy khóc hay liên tục vòi vĩnh.
Đầu tiên, bạn có thể vỗ về và âu yếm bé một lúc, có thể hát ru, kể chuyện cho bé nghi cho tới khi bé ngủ thiếp đi. Sau đó, cha mẹ sẽ trở về giường của mình để đi ngủ, thay vì ở lại ngủ cùng các bé.
Nếu trẻ ra khỏi giường, hãy nhẹ nhàng dẫn trẻ quay lại giường của chúng. Trường hợp bạn vẫn chưa yên tâm để các con tự ngủ một mình thì thỉnh thoảng nên ghé vào xem xét nhưng không nên để trẻ biết. Đây được xem là cách tập cho trẻ ngủ giường được nhiều bà mẹ áp dụng.
Cho trẻ ngủ nhiều hơn vào cuối tuần hoặc các dịp đặc biệt
Vào những ngày thứ 7 hoặc cuối tuần, các dịp nghỉ lễ, cha mẹ có thể để bé ngủ dậy muộn hơn mọi khi khoảng 1 tiếng như các thành phần khác trong gia đình. Đây cũng là cách để trẻ cảm thấy thoải mái, “xả hơi” sau một tuần bận rộn, căng thẳng nếu trẻ đã tới tuổi đi học.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên để các bé ngủ dậy muộn quá mức, vì dễ tạo thành thói quen xấu, làm ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của các con.
Một vài lời khuyên khác giúp tập cho bé ngủ giường hiệu quả
Để trẻ ngủ sâu giấc, ngoài cách cách tập cho bé ngủ giường như đã nếu trên, bố mẹ có thể tham khảo một số lưu ý và áp dụng theo một số lời khuyên như sau:
- Mẹ nên lưu ý trong cách đặt giường ngủ cho bé ở vị trí an toàn nhất. Tốt nhất, cha mẹ nên đặt giường của con trong tầm kiểm soát của cha mẹ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý tới chất liệu vải của các loại chăn đệm nhằm đảm bảo bé có cảm giác dễ chịu và thoải mái trong khi ngủ.
- Cha mẹ cần để phòng ngủ tối, hạn chế “ánh sáng xanh” từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, đồng hồ,… Bởi chúng có thể làm gián đoạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể cũng như làm trẻ khó ngủ và ngủ không được sâu giấc.
- Giữ cho phòng thoáng mát, không quá nóng cũng không được quá lạnh. Hãy cho các con mặc quần áo rộng rãi và thoải mái để đi ngủ.
- Nếu cha mẹ muốn cho bé ngủ giường riêng sớm thì cần đảm bảo cho bé ăn đủ bữa vào ban đêm. Thường trẻ sẽ đói sau khi ăn no từ 2 – 3 giờ. Do đó, mẹ hãy thường xuyên kiểm tra bé, đề phòng bé bị đói và thức giấc nhưng mẹ lại không biết.
- Hạn chế cho các bé ăn đồ nhiều đường tinh chế như bánh kem, kẹo,… trước khi đi ngủ. Thay vào đó, cha mẹ có thể cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ như táo, chuối và khoai lang hoặc uống sữa.
- Tránh cho các con chơi trò chơi vận động mạnh trước khi đi ngủ vì chúng có thể kích thích thần kinh hưng phấn hơn.
- Tuy ngủ riêng giường là tốt nhưng nếu bạn cảm thấy sức khỏe của bé không ổn, bé bị sốt hay đang mọc răng thì không nên để trẻ một mình. Lúc này, bạn nên cho trẻ ngủ cùng để tiện chăm sóc và phòng những trường hợp không mong muốn lúc ngủ.
Trên đây là những cách tập cho bé ngủ giường mà mẹ nên biết để giúp con dễ dàng thích nghi và hợp tác. Thời gian đầu cho trẻ ngủ riêng sẽ khá khó nên cha mẹ cần kiên trì để các con không quấy khóc quá nhiều.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!