Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Chiều Cao Bạn Cần Biết
Chiều cao cơ thể chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, vận động, nội tiết tố,… Bạn có thể dựa vào đó để đưa ra phương pháp cải thiện sao cho phù hợp. Nếu không có gen di truyền tốt, bạn vẫn có thể tăng chiều cao thông qua các yếu tố tác động khác.
Chiều cao cơ thể chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, vận động, nội tiết tố,… Bạn có thể dựa vào đó để đưa ra phương pháp cải thiện sao cho phù hợp. Nếu không có gen di truyền tốt, bạn vẫn có thể tăng chiều cao thông qua các yếu tố tác động khác.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao
Chiều cao cơ thể được xác định là khoảng cách từ lòng bàn chân kéo dài đến đỉnh đầu ở tư thế thẳng đứng. Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có chiều cao khiêm tốn trên thế giới với chiều cao trung bình ở nam giới là 168,1 cm và nữ giới là 156,2 cm. Thông thường, chiều cao cơ thể sẽ phát triển thông qua từng giai đoạn là bào thai, 3 năm đầu đời và dậy thì. Khi bước qua độ tuổi dậy thì, chiều cao vẫn tăng trưởng nhưng rất chậm và dừng hẳn vào độ tuổi 18 – 20.
Dưới đây là một số yếu tố gây ảnh hưởng đến chiều cao của cơ thể bạn cần nắm rõ để có thể đưa ra phương án can thiệp cho phù hợp:
1. Yếu tố di truyền
Trước đây, gen di truyền được xác định là quyết định đến hơn 60% chiều cao cơ thể. Nếu muốn cải thiện chiều cao bạn chỉ có thể làm phẫu thuật kéo chân vừa đau đớn vừa nguy hiểm. Tuy nhiên, sự phát hiện của y học đã giúp ta hiểu rõ hơn về việc gen di truyền tác động đến chiều cao. Hiện tại, yếu tố này chỉ tác động đến khoảng 23% chiều cao của cơ thể và số còn lại sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài di truyền. Vì vậy, gen di truyền không còn ảnh hưởng lớn đến chiều cao của cơ thể ở độ tuổi trưởng thành.
Trường hợp bố mẹ có thể chất thấp lùn vẫn có thể cải thiện chiều cao cho con bằng các biện pháp an toàn hơn mà không cần phải phẫu thuật kéo chân. Nhật Bản chính là quốc gia đã từng trải qua công cuộc cải tổ chiều cao đi vào lịch sử. Ngoài khuyến khích hôn nhân với người nước ngoài để thay đổi di truyền, người Nhật còn chú trọng việc cải thiện chiều cao thông qua chế độ dinh dưỡng và vận động thể chất.
2. Giới tính ảnh hưởng đến chiều cao
Thông thường, nam giới sẽ có chiều cao tốt hơn so với nữ giới. Chuyên gia cho biết, nữ giới sẽ phát triển chiều cao ngay khi bước vào giai đoạn dậy thì còn con trai thì phải đến cuối giai đoạn dậy thì chiều cao mới phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Khi con gái có kinh nguyệt thì chiều cao sẽ ngừng phát triển. Chính vì những lý do trên mà nam giới trưởng thành thường sẽ có chiều cao cao hơn con gái khoảng 15 cm.
3. Nồng độ nội tiết tố
Nồng độ nội tiết tố mà cơ thể sản sinh ra cũng có tác động đến sự phát triển của xương và chiều cao cơ thể. Nội tiết tố tăng trưởng là loại nội tiết tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển thể chất, chúng được sản sinh ra tại tuyến yên. Nếu bạn mắc phải một số bệnh lý tại tuyến yên sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu hụt nội tiết tố sinh trưởng. Lúc này, chiều cao cơ thể sẽ phát triển chậm hơn rất nhiều so với bạn bè cùng lứa. Ngoài ra, chiều cao cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố tuyến giáp và nội tiết tố giới tính.
4. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Yếu tố dinh dưỡng quyết định đến khoảng 32% chiều cao của cơ thể. Dinh dưỡng khoa học sẽ đảm bảo cho xương và cơ phát triển đúng mức. Nếu bạn có yếu tố di truyền tốt nhưng chế độ dinh dưỡng không đảm bảo thì chiều cao cơ thể cũng không thể phát triển ở mức tốt nhất.
Bạn cũng cần phải chú ý, chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao khác với tăng cân nặng. Để cải thiện chiều cao, bạn nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều thành phần khoáng chất có tác dụng tạo cơ xương và làm tăng chiều cao như canxi, vitamin, protein, kẽm, magie, DHA,… Còn nhóm thực phẩm giàu tinh bột và chất béo chỉ có thể sinh ra năng lượng và làm tăng cân.
Các loại thực phẩm tăng chiều cao mà bạn nên sử dụng là rau xanh, trái cây tươi, thịt cá, các loại hạt, trứng,… Cần ăn đúng giờ và đủ bữa, tuyệt đối không được bỏ bữa ăn sáng. Nếu không thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể thông qua việc ăn uống, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng thực phẩm chức năng tăng chiều cao.
5. Chỉ số cân nặng
Khi bị thừa cân, cơ thể bạn sẽ tự động chuyển sang chế độ giảm dung nạp nhằm mục đích giảm cân. Lúc này, quá trình trao đổi chất sẽ bị giảm đi đáng kể. Chính điều này đã tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể. Đồng thời, cùng với một chiều cao là 1m55 nhưng người bị béo phì sẽ trông lùn hơn so với người có cân nặng bình thường.
Còn với những trường hợp bị thiếu cân, cơ thể cũng sẽ tự chuyển sang chế độ khẩn cấp. Lúc này, chiều cao sẽ ngừng phát triển để giữ ổn định cho cơ thể. Như vậy, thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cơ thể. Vì thế, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng để chiều cao có thể phát triển một cách tốt nhất.
6. Thói quen vận động
Các thói quen xấu khi vận động gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cơ thể mà bạn cần lưu ý là lười vận động, vận động quá nặng, vận động quá sức,… Tốt nhất, bạn nên hình thành cho bản thân thói quen vận động vừa phải để tránh các chấn thương không mong muốn và giúp hệ cơ xương khớp có thể phát triển một cách tốt nhất. Một số bộ môn thể thao cải thiện chiều cao mà bạn nên tập luyện là bơi lội, bóng chuyền, bóng rỗ, xà đơn,…
7. Tình trạng sức khỏe
Chuyên gia cho biết, chiều cao cơ thể sẽ phát triển mạnh và đột biến vào những giai đoạn “nước rút”. Khi bước vào giai đoạn này mà bạn bị ốm thì quá trình phát triển chiều cao sẽ bị trì hoãn, thậm chí là bỏ qua luôn. Nếu trẻ có điều kiện sức khỏe không đảm bảo và bỏ qua một vài giai đoạn nước rút này sẽ khiến cơ thể không đạt được chiều cao lý tưởng ở độ tuổi trường thành.
Đồng thời, trong một số loại thuốc điều trị bệnh có chứa các loại hóa chất ức chế sự tăng trưởng của xương. Nếu bạn sử dụng các loại thuốc này trong giai đoạn phát triển sẽ khiến quá trình tăng trưởng chiều cao bị hạn chế. Điển hình là thuốc chữa hen suyễn.
8. Giấc ngủ ảnh hưởng đến chiều cao
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể có thời gian phục hồi sau một ngày dài làm việc hoặc học tập mệt mỏi. Đồng thời, khi ngủ cơ thể còn tăng sinh hormone tăng trưởng cần thiết cho sự phát triển chiều cao. Muốn tăng chiều cao bạn cần phải hình thành cho bản thân thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và không thức khuya. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn không nên sử dụng thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ.
Chuyên gia cho biết, từ 23h đến khoảng 1 – 2h sáng là thời điểm cơ thể sản sinh ra hormone tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Vì thế, bạn nên đi ngủ trước 22 giờ để cơ thể có thể rơi vào giấc ngủ sâu lúc 23 giờ.
9. Tác động từ môi trường sống
Môi trường sống cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ sẽ không đạt được mức chiều cao lý tưởng nếu sống trong môi trường không đảm bảo như kém vệ sinh, thiếu nguồn nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn,… Lúc này, cơ thể trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.
Bài viết trên đây là tổng hợp các yếu tố gây ảnh hưởng đến chiều cao bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Để trẻ có thể phát triển chiều cao vượt trội, bố mẹ cần nắm rõ các yếu tố trên để đưa ra các biện pháp can thiệp sao cho an toàn và hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!