Bé Bị Ngứa Hậu Môn Do Đâu? Cách Trị Dứt Điểm Và An Toàn Nhất
Bé bị ngứa hậu môn, đặc biệt là ở bé mới biết đi, có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như viêm da, nhiễm giun hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý hậu môn – trực tràng. Điều quan trọng là xác định được nguyên nhân cơ bản để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây ngứa hậu môn ở trẻ
Ngứa hậu môn ở trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo có thể liên quan đến kích ứng da, vệ sinh kém hoặc liên quan đến các vấn đề y tế khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là cách tốt nhất để có kế hoạch điều trị phù hợp.
1. Nhiễm giun kim
Nhiễm giun kim là nguyên nhân dẫn đến ngứa hậu môn phổ biến, đặc biệt là khi trẻ bị ngứa vào ban đêm. Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm giun kim cũng có thể tè dầm, do giun kim kích ứng niệu đạo, dẫn đến tiểu không kiểm soát.
Giun kim, còn được gọi là Enterobius vermicularis, là những ký sinh trùng nhỏ, màu trắng, hơi giống sợi chỉ. Giun kim rất dễ lây lan, đặc biệt là ở trẻ em ở nhà trẻ. Giun kim dễ lây không trẻ gãy vùng ngứa (thường là hậu môn hoặc âm đạo ở các bé gái), trứng giun sau đó sẽ bám lên các ngón tay hoặc bên dưới ngón tay. Nếu sử dụng tay này để ăn uống hoặc đưa lên miệng hoặc tiếp xúc với trẻ khác, có thể dẫn đến lây lan giun kim.
TÌM HIỂU NGAY: Bị Ngứa Hậu Môn Là Bệnh Gì? Cần Làm Gì Để Dừng Ngứa Ngay Lập Tức
Nếu trẻ bị ngứa hậu môn vào ban đêm, cha mẹ có thể sử dụng đèn pin để quan sát hậu môn của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể đặt một miếng dán nhỏ ở hậu môn để qua đếm, nếu trẻ nhiễm giun, cha mẹ có thể nhìn thấy trứng giun hoặc ký sinh trùng vào buổi sáng.
Nếu được xác định nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc trị ký sinh trùng. Thông thường, cả gia đình đều cần điều trị để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tái nhiễm, cha mẹ nên cắt ngắn móng tay cho trẻ, hướng dẫn trẻ vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Sau khi điều trị, trẻ có thể bị ngứa hậu môn kéo dài trong một tuần đến khi khỏi hẳn.
2. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn có thể là nguyên nhân gây ngứa hậu môn ở trẻ. Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc khi đi đại tiện hoặc nếu cha mẹ nhìn thấy những vệt máu nhỏ dính trên phân, đặc biệt là khi phân cứng, điều này có thể là dấu hiệu của chứng nứt kẽ hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra nếu trẻ đi ngoài ngoài phân cứng hoặc táo bón mãn tính, trẻ có thể rặn để đẩy phân ra khỏi hậu môn. Điều này có thể làm rách da xung quanh hậu môn, dẫn đến ngứa ngáy, đau đớn và khó chịu kéo dài.
Hầu hết các vết nứt hậu môn không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau khi tình trạng táo bón được điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc làm mềm phân, tăng cường chất lỏng, chất xơ vào chế độ ăn uống để hỗ trợ giảm đau.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng phổ biến ở trẻ em gái. Biểu hiện phổ biến của tình trạng này là gây đau đớn khi đi tiêu, nước tiểu có mùi hôi, đục hoặc đôi khi gây sốt. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ mới biết đi có thể gây khó chịu và ngứa ngáy ở hậu môn.
Để cải thiện các triệu chứng viêm đường tiết niệu, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Trẻ thường được chỉ định kháng sinh, uống nhiều nước và uống nước ép nam việt quất để ngăn ngừa nhiễm trùng.
4. Nhiễm trùng quanh hậu môn
Nhiễm trùng xung quanh hậu môn có thể khiến bé bị ngứa hậu môn. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm trùng là nhiễm nấm men. Cả bé trai và bé gái đều có thể bị nhiễm trùng nấm men, dẫn đến hăm tã, phát ban, ngứa ngáy hoặc bong tróc da.
TÌM HIỂU NGAY: Cách Làm Co Búi Trĩ Ngoại Cho Bé Hiệu Qủa Ngay Tại Nhà
Ngoài ra, một số dạng nhiễm trùng quanh hậu môn khác có thể khiến bé bị ngứa hậu môn bao gồm nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng khác, bệnh viêm da. Tình trạng này có thể dẫn đến phát ban màu đỏ xung quanh hậu môn. Trẻ cũng có thể đi ngoài phân có máu hoặc bị sốt.
Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng cần được điều trị y tế bởi bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ nhi khoa có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm hoặc các loại thuốc bôi ngoài da để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, cha mẹ cần thay tã cho trẻ thường xuyên hoặc sử dụng tã lót có khả năng thấm hút cao để giúp hậu môn của trẻ luôn khô thoáng.
5. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân không phổ biến khác có thể khiến bé bị ngứa hậu môn, chẳng hạn như:
- Quần áo quá chật gây ma sát và kích ứng da;
- Bệnh tiêu chảy;
- Kích ứng do sử dụng thực phẩm gây kích ứng, chẳng hạn như nước cam hoặc thực phẩm có vị cay;
- Phát ứng với các chất tẩy rửa.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và các yếu tố liên quan, cha mẹ có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Biện pháp điều trị khi bé bị ngứa hậu môn
Có một số biện pháp cải thiện tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ em tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Trong trường hợp các triệu chứng không được cải triện, bé cần được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên môn và điều trị y tế phù hợp.
1. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Nếu bé bị ngứa hậu môn, cha mẹ nên đảm bảo hậu môn và bộ phận sinh dục của trẻ luôn sạch sẽ. Những trẻ mới tập ngồi bô cần được hướng dẫn để lau hậu môn đúng cách, từ trước ra sau và lau sạch phân để tránh gây kích ứng da. Ngoài ra, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng vòi xịt cầm tay để vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện. Điều này có thể hạn chế tình trạng chà xát, gây kích ứng và tổn thương hậu môn.
GỢI Ý: Chuyên Gia Chia Sẻ Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Lá Trầu Không
Cắt móng móng tay để trẻ không gây trầy xước hoặc tổn thương hậu môn khi gãi ngứa. Làm sạch tay hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn, bàn chải mềm và nước sạch để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Sau khi tắm, đảm bảo giữ khu vực hậu môn luôn khô ráo. Bởi vì môi trường ẩm ướt có thể giúp nấm men phát triển, dẫn đến kích ứng da và khiến bé bị ngứa. Thường xuyên thay quần lót hoặc tã lót, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Điều này có thể hạn chế kích ứng da, hạn chế kích ứng hậu môn và ngăn ngừa các rủi ro có thể khiến bé bị ngứa hậu môn.
2. Giấm táo cải thiện tình trạng ngứa hậu môn
Giấm táo là một trong những cách chữa ngứa hậu môn hiệu quả tại nhà. Theo các nghiên cứu, tính acid trong giấm táo có thể điều trị tình trạng nhiễm trùng nấm men và cải thiện tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ em.
Cha mẹ có thể thêm một cốc giấm táo vào một bồn nước ấm. Cho bé ngâm hậu môn trong 15 phút mỗi lần và một lần mỗi ngày để cải thiện cơn ngứa.
3. Dầu dừa chữa ngứa hậu môn cho bé
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống nhiễm trùng và có nguyên nhân khác có thể khiến bé bị ngứa hậu môn. Bên cạnh đó, dầu dừa cũng có tác dụng làm dịu da và giúp đẩy giun ra khỏi đường ruột.
Để cải thiện tình trạng ngứa hậu môn ở bé, cha mẹ có thể thoa dầu dừa lên bên ngoài hậu môn. Điều này có thể giúp giảm đau rát và giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể thêm dầu dừa vào công thức nấu ăn để hỗ trợ điều trị ngứa hậu môn từ bên trong.
4. Chữa ngứa hậu môn cho bé bằng nha đam
Nha đam được sử dụng để làm dịu da và điều trị nhiều vấn đề ở da, bao gồm ngứa hậu môn. Ngoài ra, nha đam cũng có thể điều trị các vết nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ và một số nguyên nhân khác dẫn đến ngứa hậu môn ở bé.
Lấy một lá nha đam tươi, cắt bỏ phần gai lá, sau đó lấy phần gel ở giữ thoa vào vùng da bị ảnh hưởng, để yên trong 5 phút. Có thể thực hiện biện pháp nhiều lần trong ngày để tăng cường hiệu quả điều trị.
5. Sữa chua chữa ngứa hậu môn
Để điều trị nhiễm trùng nấm men ở hậu môn, một trong những nguyên nhân gây ngứa, cha mẹ có thể sử dụng sữa chua. Các loại sữa chua chứa probiotic với các loại vi khuẩn sống, có thể kiểm soát nhiễm trùng, điều trị ngứa hậu môn và ngăn ngừa các rủi ro khác.
Thoa sữa chua nguyên chất, không đường lên vùng da bị nhiễm trùng của bé. Để yên trong 20 – 30 phút hoặc để qua đêm và rửa sạch lại vào sáng hôm sau.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho trẻ tiêu thụ sữa chưa, váng sữa hoặc các sản phẩm tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa khác để đẩy nhanh quá trình cải thiện các triệu chứng ngứa hậu môn.
6. Tránh các tác nhân gây dị ứng
Có một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng khi trẻ đi đại tiện và khiến bé bị ngứa hậu môn. Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể khiến bé bị viêm và ngứa nhiều hơn. Do đó, để cải thiện tình trạng ngứa hậu môn, cha mẹ có thể cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bé.
Nếu bé thường xuyên tiêu thụ trái cây hoặc nước trái cây họ cam, quýt, hãy thử loại bỏ các loại trái cây này ra khỏi chế độ ăn uống trong vài tuần để cải thiện các triệu chứng.
Ngoài ra, thay đổi các sản phẩm vệ sinh, chẳng hạn bột giặt, nước xả vải hoặc xà phòng, để hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa hậu môn. Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm hoặc các loại giấy vệ sinh có màu, điều này có thể gây kích ứng hậu môn và gây ngứa.
Ngoài ra, đảm bảo sử dụng tã lót hoặc quần lót vừa vặn và bằng các chất liệu thoáng mát. Điều này có thể hạn chế tình trạng nứt kẽ hậu môn, ngăn ngừa kích ứng, phát ban, dẫn đến ngứa da.
7. Thuốc điều trị ngứa hậu môn ở trẻ
Nếu bé ngứa hậu môn kéo dài hoặc không đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc, cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị để cải thiện các triệu chứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:
GIẢI ĐÁP: Chuyên Gia Phân Tích: Bệnh Trĩ Uống Thuốc Có Hết Không?
- Thuốc bôi ngoài da không steroid: Có nhiều loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng để chống viêm, giảm ngứa và giảm đau được chỉ định cho trẻ em, chẳng hạn như kem chống ngứa Aveeno, Calamine Lotion hoặc kem dưỡng da giảm đau tại chỗ Caladryl Clear. Các sản phẩm này có tác dụng đối với hầu hết các trường hợp phát ban, viêm da, côn trùng cắn hoặc các nguyên nhân khác về da khiến bé bị ngứa hậu môn.
- Steroid tại chỗ: Steroid tại chỗ được sử dụng để điều trị ngứa hậu môn do viêm hoặc dị ứng. Tuy nhiên, các sản phẩm này cần được hướng dẫn sử dụng bởi bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Thuốc kháng histamine đường uống: Thuốc kháng histamine, chẳng hạn như Benadryl, có thể được sử dụng trong một thời gian ngắn để chống ngứa hậu môn ở trẻ. Thuốc thường có tác dụng ngắn, trong khoảng 6 – 8 giờ và có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn.
- Thuốc chống ngứa theo toa: Nếu thuốc không kê đơn không có tác dụng cải thiện các triệu chứng ngứa hậu môn ở trẻ, bác sĩ có thể kê thuốc chống ngứa theo toa. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể dẫn đến nhiều rủi ro và tác dụng phụ, do đó cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn trước khi sử dụng.
Bé bị ngứa hậu môn có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau. Điều quan trọng là cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để tránh các rủi ro nghiêm trọng.
Tham khảo thêm: Cách trị ngứa hậu môn hiệu quả (tại nhà + thuốc)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!