Bệnh Trĩ Uống Thuốc Có Hết Không?
Người bị trĩ có thể uống thuốc để điều trị khỏi bệnh khi ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mức độ bệnh: Trĩ độ 1 và 2 có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Trĩ độ 3, 4 thường phải điều trị xâm lấn.
- Cách dùng thuốc: Người bệnh tuân thủ nghiêm túc chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ sẽ tăng hiệu quả điều trị.
- Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ, đầy đủ vitamin kết hợp vận động, vệ sinh đúng giờ cũng giúp triệt tiêu trĩ.
Bị trĩ uống thuốc có hết không? Các yếu tố ảnh hưởng
Người bị trĩ uống thuốc CÓ THỂ KHỎI BỆNH, tuy nhiên còn phụ thuộc phần lớn vào mức độ nặng hay nhẹ. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc như thế nào, cơ thể có đáp ứng không, thói quen sinh hoạt, vận động cũng là những yếu tố quyết định trĩ có thể khỏi hay không. Cụ thể như sau:
Mức độ bệnh
Mức độ bệnh trĩ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định trong việc trĩ có thể khỏi hay không. Đây cũng là yếu tố để bác sĩ lựa chọn phương án điều trị thích hợp.
Trĩ độ 1 và 2: Khả năng điều trị thành công cao
- Lúc này búi trĩ nhỏ, chưa phát triển quá lớn.
- Phương pháp điều trị là sử dụng thuốc tây dạng uống, bôi hoặc đặt có thể làm teo búi trĩ.
Trĩ độ 3: Khả năng điều trị thành công ở mức trung bình
- Búi trĩ to, lòi ra ngoài khi đi đại tiện.
- Có thể điều trị bằng thuốc tây, tuy nhiên thời gian lâu hơn so với trĩ độ 1 và 2.
Trĩ độ 4: Khả năng điều trị thành công thấp
- Búi trĩ phát triển rất lớn, lòi ra ngoài và không thể co lại.
- Thuốc tây gần như không hiệu quả, trĩ không thể biến mất.
- Cắt bỏ búi trĩ là phương pháp điều trị chính.
Tốc độ hồi phục sau điều trị cũng tỷ lệ nghịch với mức độ bệnh.
- Trĩ độ 1 và 2 hồi phục nhanh chóng.
- Trĩ độ 3 hồi phục chậm hơn.
- Trĩ độ 4 cần thời gian hồi phục lâu và có thể gặp nhiều biến chứng.
Dùng thuốc đúng liều lượng
Mỗi loại thuốc điều trị bệnh trĩ được bào chế với công thức và liều lượng cụ thể, đảm bảo tác dụng tối ưu khi sử dụng đúng theo hướng dẫn.
Việc tuân thủ liều lượng giúp duy trì nồng độ thuốc trong cơ thể ở mức cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng và thúc đẩy quá trình hồi phục.
Vì thế khi bạn dùng không đúng cách sẽ làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn, khiến bệnh không thuyên giảm, thậm chí trở nên nặng hơn. Không chỉ vậy, việc này còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Thói quen sinh hoạt
Để tối ưu hóa hiệu quả điều trị trĩ bằng thuốc, việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng liều lượng và theo hướng dẫn, người bệnh nên thực hiện một số thay đổi tích cực trong lối sống như sau:
Chế độ ăn uống:
- Tăng cường chất xơ và nước: Chất xơ giúp làm mềm phân, dễ dàng di chuyển trong đường ruột, giảm áp lực lên búi trĩ. Nước giúp cơ thể hoạt động trơn tru, hỗ trợ tiêu hóa. Bạn nên bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,… và uống ít nhất 1,5 -2 lít nước/ngày.
- Hạn chế thực phẩm cay nóng: Đồ cay nóng có thể kích thích búi trĩ sưng tấy, ngứa rát và khó chịu.
Vận động:
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Bạn nên dành 20-30 phút mỗi ngày cho các bài tập phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội,…
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ: Việc này gây áp lực lên vùng hậu môn, khiến tình trạng trĩ nặng thêm. Nên thay đổi tư thế thường xuyên, đứng dậy vận động sau mỗi 30 phút ngồi làm việc.
Thói quen đi vệ sinh:
- Đi tiêu đúng giờ: Khi có nhu cầu đi tiêu, nên đi ngay, không nên nhịn vì sẽ khiến phân ứ đọng, gây áp lực lên búi trĩ.
- Tập thói quen đi tiêu đều đặn: Nên tập đi tiêu vào một giờ nhất định mỗi ngày, tốt nhất là sau khi ăn sáng.
Ngâm hậu môn:
- Ngâm hậu môn bằng nước ấm: Sau khi đi tiêu, bạn có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm trong 10-15 phút để giảm sưng tấy, ngứa rát và khó chịu.
Điểm danh thuốc Tây chữa trị bệnh trĩ
Thuốc Tây y điều trị bệnh trĩ được chia thành 3 dạng chính:
- Thuốc bôi: tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, giúp giảm nhanh các triệu chứng như ngứa rát, sưng tấy, chảy máu.
- Thuốc uống: hỗ trợ điều trị từ bên trong, co búi trĩ, giảm viêm, tăng cường sức bền thành mạch.
- Thuốc đặt: Đưa trực tiếp vào hậu môn, mang lại hiệu quả tại chỗ trong việc giảm viêm, sưng, đau rát.
Cụ thể như sau:
Thuốc bôi:
- Thuốc co mạch, giảm chảy máu: Ephedrin sulfat, Phenylephrine HCL. Thuốc chống chỉ định với người bệnh tim mạch, tăng huyết áp, cường giáp,…
- Thuốc bảo vệ, giảm khó chịu: Lanolin, Glycerin, kem kẽm Oxit.
- Thuốc giảm đau, ngứa: Benzocain, Lidocain. Thuốc có thể gây bỏng rát, ngứa.
- Thuốc chống viêm: Hydrocortisone.
- Thuốc kháng sinh: Framycetin hoặc Neomycin.
Thuốc uống:
- Thuốc co mạch: Epinephrine, Norepinephrine hoặc Phenylephrine. Tác dụng phụ có thể gặp phải là căng thẳng, mất ngủ, run, tăng huyết áp.
- Thuốc làm bền thành mạch: Daflon, Diosmin, OPCs, Hesperidin.
- Thuốc giảm đau: Nhóm NSAIDs hoặc phổ biến hơn là Paracetamol. Người bệnh nên tránh nhóm Opioid vì có thể gây táo bón.
- Thuốc chống viêm: Glucocorticoid, Alpha Chymotrypsin, NSAIDs. Lưu ý, Corticoid chỉ dùng trong thời gian ngắn.
- Kháng sinh: Cephalosporins, Penicillin hoặc Carbapenem.
- Nhuận tràng: Forlax, Sorbitol, Duphalac.
Thuốc đặt:
- Avenoc, Witch hazel, Calmol.
- Tác dụng phụ có thể gặp phải là làm mỏng da, kích ứng tại chỗ.
Trên đây là câu trả lời giải đáp thắc mắc về việc uống thuốc có khỏi trĩ không. Người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để tăng hiệu quả điều trị dứt điểm bệnh.