Bẻ Khớp Cổ – Thói Quen Xấu Nhiều Tác Hại Cần Bỏ Ngay
Bẻ khớp cổ mỗi khi cảm thấy mỏi cổ là một thói quen xấu cần bỏ ngay để tránh một số hệ lụy không ngờ có thể xảy đến. Đây là thói quen thường gặp ở rất nhiều người, cả người trẻ và người già, đặc biệt là người làm các công việc cần ngồi lâu, người thường xuyên mang vác nặng làm tăng áp lực lên cột sống cổ.
Thói quen bẻ khớp cổ hình thành do đâu?
Cổ là một cơ quan quan trọng được cấu tạo bởi 7 đốt sống cổ, bó cơ và hệ thống dây thần kinh xung quanh. Vai trò của cơ quan này là vừa đảm nhiệm việc nâng đỡ phần đầu, hỗ trợ việc xoay đầu 180 độ cũng như bảo vệ hệ thống dây thần kinh bên trong. Đây cũng là một trong những cơ quan hoạt động nổi trội hằng ngày.
Bẻ cổ khớp là thói quen của rất nhiều người với mục đích chủ yếu để thư giãn, giảm tình trạng tê mỏi hay căng cứng cổ. Đặc biệt những người thường có thói quen này như
- Mỏi cổ do ngồi làm việc lâu trong tư thế thẳng, thường gặp ở người làm việc văn phòng tiếp xúc với máy tính nhiều, thợ may…
- Người thường xuyên mang vác nặng trên vai cũng làm kéo căng các dây thần kinh khiến cổ có cảm giác mỏi nhừ và ê ẩm. Tình trạng này có thể gặp ở học sinh thường mang cặp nặng, người
- Người có thói quen nằm ngủ thiếu khoa học, nằm ngủ trên ghế, nằm ngủ gối quá cao, nằm nghẹo cổ cũng dễ gặp tình trạng đau sau gáy mỏi cổ
Khi bị mỏi cổ mọi người sẽ tự vặn cổ hoặc dùng tay giữ tại cằm và đỉnh đầu để vặn cổ qua, nếu nghe thấy tiếng kêu răng rắc bạn sẽ cảm thấy cổ như không còn nhức mỏi nữa, cực kỳ thoải mái. Đây được gọi là “hiệu ứng giả dược” (placebo) và nó có thể giúp cổ có cảm giác dễ chịu ngay cả khi không có áp lực nào được giải phóng. Bởi thế mà rất nhiều người thường tạo lập mà mình thói quen này mỗi khi thấy cổ ê ẩm sau một ngày làm việc dài.
Bẻ khớp cổ có tốt không?
Bạn có thể nghe thấy tiếng kêu răng rắc khi bẻ khớp cổ thường là do bao khớp sẽ bị kéo căng ra làm cho các dịch nhờn của khớp tạo ra các bọt khí gồm oxi, nitơ và carbon dioxide.. Các bọt khí này tiếp tục hình thành bong bóng khí nhỏ và bị vỡ, đây chính là nguyên nhân nghe thấy tiếng kêu khi bạn vặn hay lắc khớp cổ.
Thực tế thì bẻ khớp cổ có tốt không còn tùy thuộc vào mục đích và người thực hiện. Trạng thái khớp cổ kêu mỗi khi vặn không hoàn toàn đồng nghĩa với việc giãn cơ, giảm căng cứng khớp mà đôi khi có thể liền quan đến nhiều tình trạng khác nên tuyệt đối không được chủ quan.
Bẻ khớp cổ khi nào tốt ?
Một trong những lý do khiến bạn thường cảm thấy việc bẻ khớp cổ đem đến sự thoải mái dễ chịu bởi nó có thể kích thích giải phóng hormone hưng cảm endorphin ở vùng khớp cổ. Do đó ngay cả cho dù khớp cổ không được giải phóng hay không được điều chỉnh hoàn toàn bạn vẫn có thể dễ như cổ đã được thư giãn hoàn toàn.
Mặt khác, bẻ khớp cổ cũng là biện pháp được ứng dụng trong một số bài tập vật lý trị liệu được áp dụng cho trị đau nửa đầu, đau cứng cổ khi quay đầu, các bệnh lý cột sống cổ như thoái hóa cột sống cổ hay thư giãn cột sống. Tuy nhiên việc thực hiện các bài tập này cần được các chuyên gia hay những người có am hiểu về hệ thống xương khớp, cột sống cổ thực hiện.
Nói chung bẻ khớp cổ chỉ an toàn và có ích khi được thực hiện bởi những người có chuyên môn, am hiểu về các kỹ thuật trị liệu, hiểu về xương khớp. Chỉ khi thực hiện hay được hướng dẫn thực hiện bởi những chuyên gia thì khớp cổ mới thực sự được giải phóng hoàn toàn.
Những tác hại của bẻ khớp cổ
Bẻ khớp cổ hay thói quen bẻ ngón chân tay, vặn mình được coi là những thói quen hàng đầu gây hủy hoại hệ thống xương khớp. Nhiều người thường chủ quan cho rằng các thói quen này an toàn tuy nhiên những nguy hiểm nó gây ra có thể khiến bạn phải bất ngờ.
Cụ thể, những hệ lụy xấu thì thói quen bẻ khớp cổ mà bạn có thể gặp phải như
- Dấu hiệu của viêm khớp: việc có những tiếng kêu răng rắc khi vặn cổ có thể chính là biểu hiện của viêm khớp. Nguyên nhân là do khi các đốt xương mất dần độ trơn sẽ gây ra tiếng kêu khi ma sát vào nhau.
- Lệch xương: Việc bạn thường xuyên tác động vào khớp sẽ làm cho dây chằng bị xê dịch, đốt xương bị lệch, khi chúng trở về vị trí ban đầu sẽ tạo ra tiếng kêu. Ngoài ra nếu bị lệch xương sẽ kèm theo các triệu chứng đau đầu, thiếu máu lên não.
- Tụ máu: các tác động khi vặn hay lắc khớp cổ có thể dẫn tới tách thành mạch máu tạo và tạo ra các khoảng trống, tạo cơ hội hình thành huyết khối nguy hiểm.
- Giảm tính thẩm mỹ: theo các chuyên gia, thói quen thường xuyên vặn xương có làm giảm tính thẩm mỹ của xương. chẳng hạn có thể thấy rõ nhất là những người có thói quen bẻ khớp ngón tay thì ngón tay sẽ to bè, thô kém đẹp.
- Tăng nguy cơ cứng cổ: việc bạn thường xuyên vặn cổ mỗi ngày có thể làm căng cơ và dễ gây cứng cổ hơn.
- Gia tăng các bệnh lý ở cổ: như thoái hóa cột sống cổ hay nguy hiểm hơn là thoát vị đĩa đệm
- Tăng nguy cơ đột quỵ: nghe thì có vẻ khá bất ngờ tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh thói quen vặn khớp cổ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân là do việc bẻ khớp cổ đột ngột với mức độ mạnh có thể làm rách động mạch, tăng nguy cơ hình thành các khối huyết, làm chậm quá trình vận chuyển máu lên não và dẫn tới đột quỵ, thường là ở những người dưới 60. Mặt khác việc có cơn đau cổ đột ngột có thể chính là dấu hiệu của một cơn đột quỵ, việc bạn xử lý không đúng cách có thể dẫn tới các triệu chứng này đến nhanh hơn, mức độ nguy hiểm cao hơn. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 2% nhưng có nghĩa là nó vẫn xảy ra nên tuyệt đối không được chủ quan.
Nói chung, động tác vặn cổ tưởng chừng là nhỏ nhưng những hậu quả nó gây ra sẽ khiến bạn không thể ngờ đến. Những người có nguy cơ cao gặp tình trạng này là người vốn đang mệt mỏi, đang có sức khỏe yếu, người vặn khớp cổ quá mạnh hay quá thường xuyên, người có tiền sử cao huyết áp hay một số vấn đề sức khỏe khác.
Làm thế nào khi bị cứng và đau nhức cổ
Như đã nói, hầu hết thói quen bẻ khớp cổ hình thành là do người đó thường xuyên bị cứng cổ, nhức mỏi cổ. Thường với các triệu chứng chưa qua mức, nhiều người sẽ không lựa chọn việc uống thuốc mà chủ quan chỉ thực hiện các động tác đơn giản như vặn cổ. Chính thói quen xấu này đã làm chất lượng hệ thống xương khớp ngày càng xuống cấp.
Do đó hãy từ bỏ thói quen bẻ khớp cổ từ ngay bây giờ, thay vào đó có thể tham khảo một số biện pháp sau đây
- Chườm ấm tại cổ sẽ giúp giãn nở mạch máu, kích thích máu lưu thông và giúp cổ được thư giãn thoải mái hơn. Bạn có thể dùng các loại túi chườm ấm chuyên dụng cho xương khớp hoặc cho nước ấm 40- 50 độ vào chai thủy tinh và lăn nhẹ trên cổ, vai trong khoảng 15 phút mỗi lần.
- Xoa bóp, massage cổ nhẹ nhàng, có thể sử dụng thêm tinh dầu hay các loại dầu nóng
- Sử dụng các miếng dán giảm đau có bán sẵn tại các hiệu thuốc cũng mang đến tác dụng giảm đau cổ hiệu quả
- Thay đổi tư thế ngồi làm việc, giữ lưng và cổ thẳng, khoảng 1- 2 tiếng nên đứng lên thư giãn một lần.
- Không được thực hiện các tư thế bẻ khớp cổ đột ngột mà hãy thực hiện chậm rãi từ từ. Chẳng hạn ngửa cổ ra sau, ra trước, quay trái, quay phải, nghiêng hay cúi toàn người cũng giúp thư giãn cổ hiệu quả, quan trọng là bạn cần thực hiện với tốc độ chậm rãi.
- Thay đổi gối ngủ, bạn nên chọn gối có độ dày khoảng 6-10cm, tùy theo kích thước cơ thể là phù hợp. Chú ý chọn gối có đồ đàn hồi ổn định để nâng đỡ cổ tốt hơn.
Nói chung, nếu không am hiểu về xương khớp hay các biện pháp vật lý trị liệu, không có cách bẻ khớp cổ nào là an toàn nên tốt nhất bạn nên thay đổi thói quen này càng sớm càng tốt. Nếu các triệu chứng cứng cổ ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để tìm chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!