Bé Vò Đầu Bứt Tai Khi Ngủ Là Sao? Có Nguy Hiểm Không?

Bé vò đầu bứt tai khi ngủ là một trong những hiện tượng thường thấy ở hầu hết các bé sơ sinh. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này, chúng có ảnh hưởng không?… là những câu hỏi được các bậc làm cha mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây của Vietmec.com sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân của tình trạng bé vò đầu bứt tai khi ngủ

Các chuyên gia cho biết, bé vò đầu bứt tai khi ngủ là hành vi bình thường ở trẻ từ 4 – 12 tháng. Nếu trẻ không khóc và vẫn ăn uống, nằm ngủ bình thường thì các bạn không cần lo lắng. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ vò đầu bứt tai gồm có:

  • Bé buồn ngủ: Khi cơn buồn ngủ kéo đến khiến cho các bé không còn tỉnh táo, tươi tỉnh như bình thường. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và cần một chỗ để nằm nên thường có hành động vò đầu bứt tai.
Trẻ vò đầu bứt tai khi ngủ có thể là do trẻ buồn ngủ
Trẻ vò đầu bứt tai khi ngủ có thể là do trẻ buồn ngủ
  • Do bị nóng: Nếu trẻ vẫn thường vò đầu bứt tai trong khi đang ngủ thì bạn nên kiểm tra nhiệt độ đầu tiên. Bởi trẻ thường có nhiệt độ cao hơn so với người lớn nhưng cha mẹ lại hay sợ con lành và cho các bé mặc quá nhiều lớp áo. Nguyên nhân khiến bé vò đầu bứt tai khi ngủ trong tình huống này có thể do bé bị nóng hoặc chỗ ngủ không được thoải mái. Cha mẹ lúc này nên kiểm tra bằng cách sờ lưng của trẻ, nếu thấy có mồ hôi thì tức là con đang bị nóng. 
  • Giai đoạn “khám phá” đôi tai: Khi trẻ hay vò đầu, bứt tai khi ngủ ở giai đoạn từ 4 – 12 tháng cũng có thể con đang trong quá trình “khám phá” đôi tai của mình. Điều này thường các bé sẽ không nhận ra trước 4 tháng và sau 12 tháng. Vì sau 12 tháng trẻ đã biết đi và có nhiều điều mới lạ để khám phá hơn.
  • Có ráy tai: Điều này thường xảy ra ở trẻ lớn, khi ráy tai nhiều có thể khiến các bé ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt là khi việc đưa tăm bông lớn vào ống tai có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn.
  • Trẻ bị viêm da: Gãi ngứa là một hành động tự nhiên khi làn da bị kích ứng, khô, viêm hoặc có chấy. Do đó, nếu bé có dấu hiệu gãy, bứt rứt tay chân nhiều hơn bình thường cả ngày lẫn đêm thì bạn nên kiểm tra và cho trẻ đi khám. 
  • Kích ứng từ xà bông tắm: Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ vò đầu bứt tai khi đang ngủ là do sữa tắm, xà bông hoặc dầu gội đầu,… gây kích ứng da, bị kẹt trong ống tai khiến bé cảm thấy khó chịu.
  • Nhiễm trùng tai: Bệnh lý này có thể gián tiếp khiến các bé cảm thấy khó chịu khi ngủ. Lúc này, trẻ thường gặp có các biểu hiện như khóc, ốm sốt không rõ nguyên nhân kèm theo. Do tai – mũi – họng thông nhau nên viêm tai giữa rất dễ khiến bé bị viêm mũi họng lâu ngày. Nếu các bạn rửa mũi cho bé sai cách, sử dụng bình rửa, xi lanh xịt với áp lực xịt không được kiểm soát ổn định thì dịch sẽ chảy lên tai và kéo theo vi khuẩn gây viêm tai giữa. 
Bé bị nhiễm trùng tai khiến bé khó chịu
Bé bị nhiễm trùng tai khiến bé khó chịu
  • Giai đoạn mọc răng: Việc mọc răng có thể tạo ra tín hiệu như viêm tai giữa và khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hay vò đầu bứt tai. Điều này là do các dây thần kinh xung quanh răng và miệng đi tới tai.

Như vậy, phần lớn các triệu chứng khiến bé vò đầu bứt tai sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng này để đảm bảo an toàn cho bé. 

Đọc thêm: Cách Tập Cho Bé Tự Ngủ Trong 7 Ngày

Nên làm gì khi bé vò đầu bứt tai?

Nếu trẻ có hiện tượng vò đầu bứt tai khi ngủ thì trước tiên cha mẹ cần cắt ngắn móng tay cho bé. Việc này sẽ giúp móng tay không làm xước da của trẻ, đồng thời cần kiểm tra nhiệt độ và không gian phòng ngủ. Cha mẹ cũng cần chú ý tới biểu hiện của con để hiểu và biết con đang gặp phải vấn đề gì.

Như chúng ta cũng biết, trẻ vẫn có các tuần wonder weeks với các khủng hoảng về giấc ngủ hoặc ăn uống. Tình trạng vò đầu bứt tai thường chỉ kéo dài 2 tuần và nếu thời gian này diễn ra lâu hơn, kèm theo các dấu hiệu bất thường về sức khỏe khác thì bạn nên tìm hiểu kỹ. Đồng thời thực hiện theo các giải pháp sau đây:

  • Kiểm tra các sản phẩm mà bé đang sử dụng như dầu gội, xà phòng, kem dưỡng,… thậm chí là cả nước giặt để đảm bảo chúng dịu nhẹ, không có mùi thơm nặng và không gây kích ứng cho da.
  • Đưa bé đi khám khi con khóc và ôm tai, sốt trên 18 độ, có dấu hiệu ngứa tai trên 1 tuần và sốt ở trẻ dưới 12 tháng, dịch chảy ra từ ống tai,… 
Cho trẻ đi khám nếu tình trạng bứt rứt, khó ngủ kéo dài
Cho trẻ đi khám nếu tình trạng bứt rứt, khó ngủ kéo dài
  • Rửa mũi cho trẻ đúng cách khi các con bị sổ mũi, cảm cúm. Bởi nhiều khi chỉ vì cha mẹ rửa mũi sai cách mà bé bị viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần. Cha mẹ nên lựa chọn cho các bé dụng cụ rửa an toàn, áp lực xịt vừa phải và được kiểm soát ổn định. Với trường hợp mũi dịch đặc, cha mẹ nên rửa mũi cho bé với muối ưu trương 3% để làm loãng dịch nhầy cũng như giảm viêm mũi tốt hơn. 
  • Trường hợp trẻ vẫn bứt rứt, vò đầu thường xuyên và ngủ không sâu giấc làm ảnh hưởng tới tâm trạng thì bạn cần đưa con tới bác sĩ khám.

Nhìn chung, tình trạng bé vò đầu bứt tai khi ngủ không có gì đáng lo ngại nếu trẻ đang trong giai đoạn từ 4 – 12 tháng và sức khỏe trẻ vẫn bình thường. Trường hợp giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng thì cha mẹ nên áp dụng những gợi ý trên để giúp bé được thoải mái và ngủ ngon hơn. 

Tham khảo: Cách Vỗ Ợ Hơi Khi Bé Ngủ Chuẩn Nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android