Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao? Cách cho trẻ bú an toàn khi ngủ

Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao là câu hỏi đang được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Trên thực tế, việc bé ngủ trong lúc ti mẹ không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài, nó sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh. Chính vì vậy, mẹ nên có biện pháp thay đổi, rèn luyện lại chế độ sinh hoạt của bé.

Bé vừa bú vừa ngủ có tốt không?

Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao là câu hỏi xuất hiện rất nhiều trong các diễn đàn nuôi con hay các diễn đàn mẹ và bé. Theo nghiên cứu, một đứa trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 14-18 tiếng mỗi ngày. Thậm chí, bé có thể vừa bú sữa mẹ vừa ngủ gật. Nhưng theo khuyến cáo của bác sĩ, điều này là không tốt, rất dễ tạo thành các thói quen xấu cho trẻ như:

Bé vừa bú vừa ngủ là thói quen không tốt của trẻ sơ sinh
Bé vừa bú vừa ngủ là thói quen không tốt của trẻ sơ sinh
  • Khi bé cảm thấy buồn ngủ nhưng không được bú sữa mẹ thì bé sẽ quấy khóc, cáu gắt.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng của cả 2 hoạt động ăn và ngủ. Điều này vừa có thể khiến bé bị sặc sữa, bú không được no vừa ngủ không sâu giấc, hay giật mình. Về lâu dài, sẽ không tốt cho hệ thần kinh và cả dạ dày của trẻ.
  • Vừa bú vừa ngủ có thể bé chưa no đã vào giấc rồi. Như vậy, bé chưa đã được nạp đủ chất dinh dưỡng đã dừng. Điều đó có thể làm bé sụt cân, suy dinh dưỡng. Do vậy, mẹ nên tạo thói quen để trẻ bú no rồi mới cho ngủ.

Đặc biệt, khi bé vừa bú vừa ngủ thất thường thì giờ giấc sinh hoạt của mẹ cũng bị thay đổi theo. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ dễ rơi vào trạng thái mất ngủ, mệt mỏi. Bởi vì, khi đêm bé buồn ngủ nhưng vẫn muốn ti mẹ thì mẹ cũng cần phải dậy cho bé bú. Vì bé bú chưa no đã ngủ nên bé sẽ đòi bú nhiều lần trong ngày khiến mẹ luôn phải bên bé để có thể đáp ứng nhu cầu bé, tránh việc bé cáu gắt do đói sữa.

Bài viết liên quan: Có Nên Cho Trẻ Ngủ Lúc Chiều Tối Hay Không?

Tại sao bé lại vừa bú vừa ngủ?

Bé ngủ trong lúc bú sữa mẹ là hiện tượng thường thấy ở những tháng tuổi đầu. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và được lý giải bởi các nguyên nhân như sau:

Sữa mẹ có khả năng ru ngủ trẻ nên các bé thường vừa bú vừa ngủ
Sữa mẹ có khả năng ru ngủ trẻ nên các bé thường vừa bú vừa ngủ
  • Sữa mẹ có tác dụng ru ngủ: Các cụ có câu “ Căng da bụng trùng da mắt”. Đối với trẻ sơ sinh cũng vậy, khi vừa ăn no chúng có xu hướng thèm ngủ. Hơn thế nữa, trong sữa mẹ có chứa oxytocin- một chất gây buồn ngủ. Do vậy, khi đang bú kể cả mẹ có không ru thì bé cũng rất dễ vào giấc.
  • Do hệ tiêu hóa của trẻ: Đây được xem là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng vừa ngủ vừa bú của trẻ sơ sinh. Lý do bởi vì trong hệ tiêu hóa của bé có một loại hormon là Cholecystokinin có tác dụng làm tăng cảm giác no và kích thích cơn thèm ngủ.
  • Bú sữa mẹ khiến bé thấy tốn sức nên buồn ngủ: Khi bú ti mẹ, bé cần phải cố gắng hút, lấy hơi. Chính vì vậy, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và muốn được nghỉ ngơi. Nên dù chưa bú xong bé cũng muốn ngủ.
  • Bé thấy an toàn khi được mẹ bế: Trẻ con rất bện hơi mẹ vì chúng luôn cảm thấy an toàn, gần gũi khi được trong vòng tay mẹ. Bởi vậy, khi vừa được mẹ bế cho bú, bé sẽ thấy an tâm, thoải mái chìm vào giấc ngủ hơn bình thường.

Xem thêm: Trẻ Hay Thức Giấc Lúc 3 Giờ Sáng Là Do Đâu?

Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao?

Nếu mẹ còn đang lo lắng, thắc mắc bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao thì có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Cho bé làm quen với ti giả giúp mẹ cảm thấy đỡ vất vả hơn khi ru bé ngủ
Cho bé làm quen với ti giả giúp mẹ cảm thấy đỡ vất vả hơn khi ru bé ngủ
  • Để bé hạn chế nằm khi bú: Việc vừa nằm vừa bú sẽ khiến bé dễ rơi vào giấc ngủ hơn bình thường. Thay vào đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế nằm nghiêng hoặc để đầu bé gần thẳng đứng.
  • Cho bé bú ti giả: Nếu bé đã bú xong và đang có dấu hiệu buồn ngủ, mẹ có thể cho bé ngừng bú và ngậm ti giả. Điều này vừa giúp bé tập làm quen vú giả để bú bình, vừa giúp mẹ không bị vất vả.
  • Cho bé bú ở nơi có ánh sáng tốt: Việc tiếp xúc với ánh sáng tốt sẽ khiến bé khó ngủ hơn, tập trung ti hơn.
  • Thiết lập thói quen không vừa bú vừa ngủ: Đơn giản, mẹ sẽ không cho bé ti nữa nếu bé đang nhắm mắt và có dấu hiệu muốn ngủ. Hoặc nếu mẹ nắm được giờ giấc sinh học của con, biết con buồn ngủ vào khung giờ nào thì mẹ hãy cho bé bú no trước đó đi để đến khi con buồn ngủ có thể thoải mái vào giấc.
  • Xoa lưng và vỗ nhẹ: Hành động này nhằm đánh thức trẻ, giúp bé tỉnh táo hơn. Đơn giản, mẹ chỉ cần xoa nhẹ vào lưng con, thỉnh thoảng vỗ nhẹ để bé không bị ngủ quên.
  • Vắt bỏ sữa đầu: Thường thì sữa đầu nhiều nước, ít chất dinh dưỡng nên dù bé có bú thì cũng không có tốt. Thay vào đó, mẹ nên vắt bỏ sữa đầu đến khi sữa chuyển màu hơi đục, trắng ngần thì cho bé bú. Nhờ vậy, kể cả bé không bú nhiều nhưng đó là sữa chất lượng, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé.
  • Trò chuyện với trẻ: Việc mẹ trò chuyện với trẻ khi trẻ bú có thể thu hút sự chú ý của trẻ, làm bé không bị buồn ngủ. Hơn thế nữa, đây còn là phương thức để gắn kết tình mẫu tử, làm bé thấy gần gũi với mẹ hơn.
  • Đánh thức con: Với những đứa trẻ ham ngủ, nếu những biện pháp trên không có tác dụng nhiều, mẹ có thể thực hiện một vài cách sau: Thay đổi tư thế nằm của bé bằng cách đổi bên bú, mát xoa, bóp tay chân cho bé, vuốt má… hoặc thậm chí là lau nhẹ mặt cho bé bằng khăn mát.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích giúp mẹ trả lời cho câu hỏi  “Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao”. Việc rèn luyện thói quen ăn riêng, ngủ riêng cho bé không thể có kết quả một sớm một chiều. Do vậy, mẹ cần kiên trì và có thể thực hiện kết hợp nhiều phương pháp để giúp bé phát triển và trưởng thành tốt nhất.

Nội dung liên quan: Mẹo Cho Trẻ Ngủ Ngon Không Ọ Ọe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android