Chân Chữ X

Tổng quan

Chân chữ X là hiện tượng hai đầu gối chụm vào nhau khi đứng thẳng hoặc di chuyển. Lúc này, bàn chân sẽ không thể chạm vào nhau, gây ra một số bất thường trong dáng đi và làm giảm tính linh hoạt của xương khớp. Tình trạng này có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân khi thăm khám để lên phác đồ điều trị.

Định nghĩa

Chân chữ X là một dạng dị tật chân thường khởi phát ở trẻ em. Tình trạng này còn được gọi với cái tên khác là đầu gối chúc hay gõ đầu gối. Khi mắc phải dị tật này, hai đầu gối ở hai chân sẽ chụm vào nhau, tạo ra khoảng cách lớn giữa hai bàn chân. Nhìn từ bên ngoài vào sẽ thấy chân có hình dáng chữ X.

Tương tự chân vòng kiềng, đây cũng là một phần bình thường trong quá trình phát triển xương khớp ở trẻ. Triệu chứng chân chữ X sẽ rõ ràng nhất khi trẻ lên 4 và trở lại bình thường khi trẻ lên 6 - 7 tuổi. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, dị tật chân chữ X sẽ diễn ra kéo dài cho đến độ tuổi trường thành.

Nếu tình trạng này xảy ra ở mức độ nhẹ và không gây ra triệu chứng bất thường thì bạn không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu triệu chứng khởi phát muộn và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần phải cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Dị dạng chân chữ X rất dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu lâm sàng. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của tình trạng này bạn có thể tham khảo:

  • Hai đầu gối chụm vào nhau tạo thành góc, chúng sẽ chạm hoặc đẩy về phía nhau mỗi khi đứng thẳng hoặc đi bộ.
  • Cẳng chân dang rộng ra trông giống chữ V ngược và bàn chân xoay ra bên ngoài
  • Khoảng cách của bàn chân và mắt cá chân xa hơn bình thường (hơn 3.1 inch)

Với những trường hợp dị dạng chân chữ X xảy ra ở mức độ nặng sẽ có thêm các triệu chứng đi kèm như chiều dài hai chân không đều, đau nhức khớp gối, khớp gối bị mất ổn định, đi khập khiễng và khó khăn, tiến triển bệnh viêm khớp,...

Nguyên Nhân

Ở trường hợp chân chữ X do nguyên nhân sinh lý, hai đầu gối sẽ quay vào nhau là do ảnh hưởng từ quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường của xương. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ lên 2, kéo dài cho đến 4 tuổi rồi dần được cải thiện. Nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện dị dạng ở đầu gối là do nguyên nhân tiềm ẩn. Cụ thể là:

  • Có vết gãy đã lành ở khu vực xương đang phát triển quanh đầu gối.
  • Mắc phải các bệnh lý xương khớp di truyền hoặc loạn sản xương di truyền.
  • Bị còi xương do thiếu hụt vitamin D và canxi, khiến xương trở nên mềm yếu và biến dạng.
  • Bị thừa cân khiến đầu gối phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài.
  • Xuất hiện khối u lành tính ở vùng xương quanh đầu gối.
  • Mắc bệnh lý nhiễm trùng hoặc chấn thương tại đầu gối hoặc xương chân.
  • Gặp các vấn đề về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,...
  • Mắc một số bệnh lý mãn tính như suy thận, bệnh chuyển hóa, viêm tủy xương, viêm khớp gối,...
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Tình trạng chân chữ X có thể chẩn đoán thông qua một số bất thường ở chân. Vì vậy, khi thăm khám bác sĩ sẽ quan sát kỹ các biểu hiện lâm sàng tại đầu gối, cẳng chân và cổ chân. Đồng thời, hỏi người bệnh một số vấn đề có liên quan đến cơn đau và khả năng đi lại. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ còn yêu cầu người bệnh đứng thẳng và đi lại để có thẻ quan sát dáng đi cũng như xác định tình trạng di lệch chiều dài của hai chân.

Sau khi trải qua quá trình thăm khám lâm sàng, người bệnh cần thực hiện một vài nghiệm pháp hoặc xét nghiệm hình ảnh để hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Điển hình là đo góc Q, chụp x-quang, chụp MRI, xét nghiệm máu,...

Việc điều trị chân chữ X chỉ được tiến hành với những bệnh nhân có triệu chứng nặng và không thuyên giảm theo thời gian. Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân cơ bản để tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị. Dưới đây là các cách khắc phục chân chữ X mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

+ Thay đổi lối sống: Khi trẻ mắc phải dị dạng chân chữ X, bố mẹ nên điều chỉnh lại lối sống của trẻ sao cho phù hợp để hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Cụ thể là:

  • Nếu trẻ bị còi xương, bố mẹ nên cho trẻ phơi nắng thường xuyên để cơ thể tự tổng hợp ra vitamin D phục vụ cho nhu cầu của cơ thể.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh lá, các loại đậu, hải sản, thịt cá, trứng sữa,... Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin D và canxi, cần thiết cho sự phát triển bình thường của xương.
  • Cho trẻ uống nhiều nước giúp quá trình hấp thụ và vận chuyển dưỡng chất diễn ra tốt hơn. Nên uống nước lọc, nước ép trái cây tươi, nước ép rau xanh,..
  • Tiến hành giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân để giảm nhẹ áp lực lên khớp gối. Bạn nên ăn kiêng khoa học và tập luyện với cường độ phù hợp để đưa chỉ số cân nặng về mức bình thường.

+Dùng thuốc: Với những trường hợp bị còi xương do thiếu hụt canxi nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho cơ thể. Viên uống này có tác dụng bổ sung canxi để phục vụ cho nhu cầu phát triển xương khớp ở trẻ em. Đồng thời, hỗ trợ khắc phục chứng còi xương và chân chữ X.

Với những trường hợp chân chữ X gây đau nhức tại khớp gối, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, loại thuốc được kê đơn điều trị sẽ có sự khác nhau dựa trên độ tuổi và mục đích điều trị.

+ Vật lý trị liệu: Chuyên gia có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để điều chỉnh bất thường tại xương khớp, hỗ trợ xương phát triển một cách bình thường, cải thiện tư thế di chuyển. Đồng thời, các bài tập trong vật lý trị liệu còn có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp của chân và cải thiện độ linh hoạt của khớp.

Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào dáng đi và triệu chứng ở từng trường hợp cụ thể để thiết lập chương trình vật lý trị liệu. Thời gian điều trị sẽ có sự khác nhau ở từng đối tượng. Người bệnh cần tập luyện đều đặn và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chuyên gia để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

+ Dùng dụng cụ hỗ trợ: Dùng nẹp chỉnh hình mang lại rất nhiều lợi ích cho những bệnh nhân đang bị dị dạng chân chữ X, đặc biệt là trường hợp có hai chân không đều nhau. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng miếng lót giày có thiết kế riêng biệt để điều chỉnh lại dáng đi và cách bàn chân chạm đất khi di chuyển. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ sẽ yêu cầu dùng nẹp hoặc mắc cài để thay thế cho miếng lót giày, giúp xương có thể phát triển đúng vị trí.

+ Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ được cân nhắc thực hiện với những trường hợp không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị bảo tồn hoặc đầu gối bị xô lệch nghiêm trọng kèm theo các vấn đề khác. Các phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định thực hiện để cải thiện tình trạng chân chữ X là:

  • Phẫu thuật cắt xương: Được chỉ định thực hiện đối với thanh thiếu niên hoặc người lớn. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ một đoạn xương chêm mỏng ở chân rồi sắp xếp lại vị trí của xương. Sau đó, dùng đinh vít và đĩa kim loại để cố định lại. Sau phẫu thuật, đầu gối sẽ được căn chỉnh một cách chính xác, giúp xương có thể phát triển bình thường trở lại.
  • Phẫu thuật tăng trưởng có hướng dẫn: Được chỉ định thực hiện với trẻ em. Trong quá trình phẫu thuật, các tấm kim loại kích thước nhỏ sẽ được đặt bên trong đầu gối để điều chỉnh sự phát triển của đĩa tăng trưởng và giúp xương phát triển đúng hướng. Sau khoảng 12 tháng, người bệnh sẽ được yêu cầu làm phẫu thuật lần hai để lấy tấm kim loại ra.
  • Phẫu thuật thay khớp gối: Được chỉ định thực hiện với những trường hợp bị dị dạng khớp gối ở mức độ nghiêm trọng, không thể điều chỉnh bằng các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, phương pháp này rất ít khi được thực hiện để cải thiện tình trạng chân chữ X.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android