Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em

Tổng quan

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của con đang gặp vấn đề. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trong bài viết dưới đây, VietmecGroup sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, phương pháp điều trị và những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Nguyên Nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt nổi mẩn ngứa ở trẻ em. Trong đó phổ biến nhất là các bệnh lý sau:

Sốt nổi mẩn đỏ ở trẻ em do Rubella

Nguyên nhân gây ra bệnh Rubella ở trẻ nhỏ đó chính là virus Rubella. Loại virus này thường tấn công những người có đề kháng yếu như trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai, khiến người bệnh sốt, nổi hạch và phát ban ở nhiều nơi. 

Các nốt ban thường có hình bầu dục, màu hồng nhạt, mọc thành từng đám hoặc riêng lẻ. Tùy vào cơ địa mà bệnh này có thể gây ngứa hoặc không ngứa. Thông thường sau khi phát ban một ngày, các nốt ban sẽ biến mất.

Trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa do sởi

Bệnh sởi được xem là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxovirus gây ra. Bệnh thường tấn công những bé có sức đề kháng yếu, khiến trẻ sốt cao, các nốt ban dạng sẩn bắt đầu xuất hiện từ vùng gáy rồi lan dần ra toàn thân.

Bên cạnh những biểu hiện trên, một số trẻ sẽ có dấu hiệu đặc trưng như chảy nước mũi, đỏ mắt, ho hoặc tiêu chảy. Sau khi khỏi bệnh, các vết ban sẽ để lại vết thâm da đặc trưng, thường được gọi là “vằn da hổ”.

Bé sốt nổi mẩn đỏ ngứa do thủy đậu

Nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu là do virus gây ra, bệnh có thể lây từ người này sang người khác chủ yếu qua đường hô hấp. Khi bị thủy đậu, trẻ sẽ có những mụn nước phồng rộp mọc khắp cơ thể, kể cả niêm mạc miệng, xung quanh mắt hay bộ phận sinh dục, kèm với đó là sốt cao và mệt mỏi.

Sau thời gian khoảng 1 tuần, các nốt mẩn đỏ sẽ tiến triển thành những bọng nước màu đục gây ngứa. Nếu trẻ dùng tay gãi các nốt phỏng sẽ bị vỡ ra gây nhiễm trùng. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ gây sốt nhiễm khuẩn, áp xe dưới da, nhiễm trùng huyết hay thậm chí là tử vong.

Sốt xuất huyết khiến bé bị sốt nổi mẩn ngứa

Tình trạng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em cũng có thể là biểu hiện của sốt xuất huyết. Nguyên nhân chính của bệnh này là do virus Dengue. Khi mắc bệnh, trẻ thường mệt mỏi, chán ăn,... Sau khi hết sốt khoảng 3 ngày, trẻ sẽ bị nổi ban đỏ hoặc xuất huyết. Những nốt đỏ này khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và hay quấy khóc.

Cha mẹ không nên chủ quan khi con bị sốt xuất huyết, bởi nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như trụy tim, sốc và nhiều hậu quả đáng tiếc khác. 

Bệnh chân tay miệng

Bước vào thời điểm giao mùa, cha mẹ cần chăm sóc con kỹ càng hơn vì thời điểm này trẻ rất dễ mắc bệnh chân tay miệng. Đây là bệnh lây nhiễm, khiến bé đau họng, sốt nhẹ, chán ăn, nổi mẩn đỏ (có thể ngứa hoặc không) ở lòng bàn tay, chân, bên trong miệng. Khi bé gãi, các mụn nước sẽ bị vỡ ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng viêm màng não vô cùng nguy hiểm.

Biến chứng

Thông thường, trẻ sốt nổi mẩn đỏ ngứa không phải là tình trạng hiếm gặp và gây nguy hiểm đến tính mạng bé. Hầu hết trẻ bị sốt, nổi mẩn đỏ đều có đặc điểm chung sau:

  • Các mụn hoặc mảng mẩn ngứa thường có màu đỏ sẫm hoặc màu hồng, kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Vết mẩn ngứa ban đầu chỉ xuất hiện tại một vùng da, sau đó dần lan rộng ra toàn thân. Những vị trí bé thường bị mẩn đỏ là bụng, tay chân,... Sau vài ngày, những vết mẩn này sẽ biến mất để lại vết thâm hoặc sẹo.
  • Vết mẩn có thể gây ngứa hoặc không, điều này tùy vào cơ địa của mỗi người.

Những hiện tượng này không quá đáng lo. Nhưng nếu để kéo dài, chữa trị không đúng cách có thể khiến trẻ gặp các biến chứng như:

  • Áp xe dưới da
  • Viêm mô tế bào da
  • Nhiễm khuẩn da
  • Viêm cơ tim
  • Nhiễm khuẩn huyết

Cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị tình trạng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em tại nhà. Tuy nhiên nếu nhận thấy trẻ bị nhiễm khuẩn da, các mụn nước lở loét, trẻ gãi nhiều gây nhiễm trùng huyết, vết mẩn bị sưng tấy và có dấu hiệu bị áp xe, sốt cao nhiều ngày không đỡ,... thì cần đưa trẻ đến ngay cơ quan y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe, cơ địa của trẻ, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp bằng Tây y, Đông y hoặc một số phương pháp dân gian.

Chữa sốt mẩn ngứa ở trẻ bằng các mẹo dân gian tại nhà

Nếu em bé bị sốt nổi mẩn đỏ thì cha mẹ không cần kiêng tắm cho trẻ, bởi điều này chỉ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa và bài thuốc được truyền tai nhau và đem lại hiệu quả cao. Bạn có thể dùng một số loại lá để nấu nước tắm cho trẻ, giúp con giảm sốt, ngứa và viêm:

  • Tắm lá kinh giới: Lá kinh giới có khả năng sát khuẩn, kháng viêm và hồi phục các tổn thương hiệu quả. Nấu nước lá kinh giới tắm cho trẻ có thể cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa trên da một cách đáng kể.
  • Tắm nước lá khế: Nước lá khế từ lâu đã được nhiều người truyền tai nhau về công dụng làm dịu, giảm ngứa khi da bị nổi mẩn. Hơn nữa lá khế có tác dụng tiêu viêm, giải độc nên vô cùng an toàn cho trẻ.
  • Tắm nước lá trầu không: Nhờ chứa các hoạt chất như chavicol, phenol và cadinen,.. lá trầu không có thể kháng viêm, tiêu diệt nấm hiệu quả. Đây cũng là một trong những mẹo dân gian giúp trẻ bị sốt nổi mẩn ngứa cải thiện nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
  • Uống nước chanh muối: Phương pháp này giúp trẻ tăng sức đề kháng, đẩy lùi virus gây bệnh, đặc biệt là khi bé bị bệnh chân tay miệng. Khi cho con uống nước chanh muối, cha mẹ có thể cho thêm ⅓ thìa mật ong để kích thích vị giác.
  • Bổ sung tỏi vào bữa ăn: Không chỉ là gia vị trong mỗi bữa ăn, tỏi còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và sát trùng hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu, chất allicin trong tỏi sống có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, do đó cha mẹ có thể bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày của trẻ để giúp con giảm ngứa, hạn chế nhiễm trùng.

Những mẹo dân gian kể trên chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh mới khởi phát hoặc bệnh nhẹ. Nếu sau một thời gian áp dụng mà tình trạng bệnh không cải thiện, cha mẹ cần đưa con đến cơ quan y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Điều trị bé sốt nổi mẩn ngứa bằng Tây y

Điều trị tình trạng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em bằng Tây Y là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp bé giảm nhanh các triệu chứng đang gặp. Tuy vậy khi dùng Tây y, cha mẹ cần tuân theo đơn thuốc mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Một số loại thuốc thường được kê khi bé bị nổi mẩn ngứa và sốt đó là:

  • Thuốc hạ sốt: Khi bé bị sốt, cha mẹ nên chọn những loại thuốc hạ sốt chuyên dành cho trẻ em được bác sĩ kê. Ví dụ như thuốc Paracetamol không quá 70mg/ngày, trong trường hợp trẻ bị dị ứng Paracetamol thì có thể tham khảo thuốc Ibuprofen.
  • Thuốc kháng Histamine: Nếu bé ngứa dữ dội và các vết mẩn đỏ xuất hiện quá nhiều thì cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng Histamin thế hệ mới để xoa dịu các tình trạng trên,...
  • Thuốc chứa Corticoid: Khi bé bị sốt nổi mẩn ngứa, bác sĩ thường chỉ định thuốc Corticoid dạng bôi hoặc dạng uống như dexamethasone hoặc fluocinolone,... đồng thời kết hợp với các loại thuốc khác để cải thiện tình trạng bệnh của trẻ.
  • Thuốc bôi ngoài da: Để hạn chế tình trạng các mụn nước vỡ ra gây nhiễm khuẩn, cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc bôi ngoài da như subạc hoặc xanh methylene để cải thiện tình trạng ngứa, giúp nhanh lành vết thương.

Khi tình trạng sốt kéo dài, cơ thể trẻ rất dễ bị mất nước và các chất điện giải. Vậy nên phụ huynh có thể cho con uống nước chanh, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để bù nước, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, việc bổ sung các loại thuốc bổ và vitamin một cách phù hợp cũng sẽ giúp bé giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Thuốc Tây y có thể giảm nhanh các triệu chứng, tuy nhiên khi dùng thuốc, cha mẹ cần cẩn thận theo dõi biểu hiện của trẻ. Đặc biệt, trẻ dùng thuốc phải đúng theo liều bác sĩ chỉ định. Trường hợp xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn thì cha mẹ cần cho con ngưng thuốc và thăm khám tại cơ quan y tế chuyên khoa để đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Khi thấy trẻ bị sốt nổi mẩn ngứa, bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên khoa, cha mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau để giúp con chóng khỏi bệnh:

  • Khi sử dụng bất cứ phương pháp điều trị nào, cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Nếu thấy trẻ sốt liên tục trong nhiều ngày mà không thuyên giảm hoặc tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn thì đưa con đến ngay cơ quan y tế chuyên khoa để tìm hướng điều trị.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và được làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Khi vệ sinh da cho bé, cha mẹ nên chọn những sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên.
  • Khi trẻ đang mắc bệnh, hạn chế cho con tiếp xúc với vật nuôi, môi trường ô nhiễm, xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé, nhất là vitamin C. Ngoài ra bố mẹ cũng nên chế biến các món ăn thành dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa tránh khiến bé bị nôn trớ.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, phương pháp điều trị và những lưu ý cần nhớ khi điều trị sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cha mẹ chăm sóc sức khỏe con một cách toàn diện và phòng tránh bệnh hiệu quả.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
ThS.BS Nguyễn Hữu Lĩnh
ThS.BS Nguyễn Hữu Lĩnh
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android