Thoái Hoá Khớp Vai

Tổng quan

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý đã không còn xa lạ, gây ra những cơn đau nhức ở vai và gây cản trở cho các hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Để ngăn chặn xảy ra các biến chứng, bạn cần sớm phát hiện các triệu chứng và có cách chữa trị sao cho phù hợp, giúp phục hồi khớp vai một cách tốt nhất. Dưới đây là những thông tin chi tiết bạn đọc có thể tham khảo.

Định nghĩa

Khớp vai là một phần khớp lớn và rất quan trọng trên cơ thể con người. Theo đó, bệnh thoái hóa khớp vai chính là dạng tổn thương ở khớp dẫn tới lớp sụn bị bào mòn và ngày càng suy giảm chức năng hoạt động của vai. Trong đó có 2 khớp thường bị thoái hóa nhất là:

  • Khớp ổ chảo - cánh tay: Được tạo bởi ổ chảo của xương bả vai cùng với phần chỏm xương cánh tay. Từ đó tạo điều kiện cho phần vai có thể thực hiện những chuyển động với các biên độ rộng.
  • Khớp cùng - đòn: Phần khớp này tạo bởi phần đầu ngoài xương đòn và mỏm cùng ở xương bả vai. Khớp khá dễ thoái hóa với tỷ lệ cao hơn với khớp ổ chảo.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp vai thường thể hiện khá cụ thể, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua những triệu chứng như sau:

  • Bị đau nhức: Khớp vai sẽ có dấu hiệu đau âm ỉ hoặc cũng có thể là đau dữ dội, đau ở bả vai và kéo xuống phần bàn tay, ngón tay. Đồng thời người bệnh cũng đau nhức hơn khi nằm nghiêng bên vai đau, khi giơ tay lên cao quá đầu. Cơn đau cũng nhiều hơn vào ban đêm và lúc sáng sớm.
  • Cứng khớp: Hai bên vai của bệnh nhân đột nhiên bị cứng và khó khăn trong vận động xoay bả vai, nhấc cánh tay. Vào buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy, bạn thường thấy bị cứng khớp.
  • Sưng khớp vai: Hai bên bả vai bị thoái hóa sẽ có dấu hiệu sưng dần, kèm theo đó là chứng nóng đỏ khớp.
  • Khớp vai phát ra tiếng kêu lạo xạo: Trong quá trình bạn vận động và cử động, khớp vai sẽ có những tiếng kêu lạo xạo. Đây chính là dấu hiệu rất thường gặp ở những người bị thoái hóa khớp vai.

Nguyên Nhân

Khớp vai thoái hóa có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chấn thương, tuổi tác, chế độ ăn uống cho tới tính chất công việc. Bệnh nhân có thể bị thuốc chữa thoái hóa khớp vai, trái hoặc là cả hai bên. Theo đó, những yếu tố làm khởi phát bệnh bạn cần biết gồm:

Yếu tố từ bên ngoài:

  • Do công việc: Thoái hóa khớp vai rất dễ gặp ở những người làm công việc lao động nặng nhọc, cánh tay cùng khớp vai phải hoạt động liên tục. Khi tình trạng này thường xuyên kéo dài sẽ làm khớp vai bị quá tải, phần sụn khớp nhanh chóng bị ăn mòn và dẫn tới những cơn đau nhức, khớp vai bị thoái hóa. Các đối tượng dễ bị bệnh lý này gồm: Công nhân, nhân viên văn phòng,....
  • Chấn thương: Khi bạn gặp phải các chấn thương trong quá trình vận động hàng ngày như: Va đập, té ngã, tai nạn đều có nguy cơ làm cho khớp vai ngày càng trở nên lỏng lẻo, bị bào mòn. Độ linh hoạt của khớp sẽ bị giảm và độ bền cũng chịu ảnh hưởng không ít.
  • Việc vận động sai tư thế: Một vài thói quen vận động sai tư thế có thể hình thành nên bệnh thoái hóa khớp vai, cụ thể là những hoạt động: Ngồi vẹo vai, ngồi làm việc không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, thường mang vác nặng một bên vai,... Khi bạn liên tục lặp đi lặp lại những tư thế này sẽ làm cho khớp vai bị đau, dần chuyển thành thoái hóa và viêm khớp.

Những yếu tố từ bên trong:

  • Tuổi tác: Khi càng cao tuổi, cơ thể sẽ càng diễn ra quá trình thoái hóa tự nhiên nhanh hơn, đặc biệt ở những người xoay chuyển khớp vai nhiều. Bệnh thường sẽ gặp phải ở  những người từ 50 tuổi trở ra. Càng lớn tuổi sẽ càng có nhiều lão hóa mạnh mẽ. Khi đó, các khớp xương sẽ không còn khả năng phát huy hết chức năng vốn có và thoái hóa xuất hiện.
  • Khớp vai có tật bẩm sinh: Vì có cấu trúc phức tạp nên chỉ cần một vấn đề nhỏ ở gân hoặc mạch máu lưu thông tới phần vai xuất hiện, bạn hoàn toàn có nguy cơ bị thoái hóa.
  • Ăn uống không đủ chất: Khi bạn có chế độ ăn uống không đảm bảo các chất, không khoa học sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới xương khớp. Đặc biệt uống nhiều bia rượu và hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai.
  • Các biến chứng từ bệnh khác: Bệnh thoái hóa ở khớp vai còn có thể là biến chứng từ các bệnh lý khác như nhồi máu cơ tim hoặc tiểu đường.

Biến chứng

Thoái hóa khớp vai khi không có các biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ làm xuất hiện những biến chứng khá nguy hiểm bạn cần lưu ý gồm:

  • Khớp biến dạng: Thoái hóa khớp vai sẽ làm cho đầu khớp cọ xát lên nhau và lâu ngày gây ra biến dạng, cơ bắp bị co quắp khiến cho phần mỏm vai nhô lên cao.
  • Nhiễm khuẩn xương: Bệnh nhân không chữa trị sớm sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm khớp tại khu vực vai gáy.
  • Bại liệt cánh tay: Nếu bạn chần chừ chữa trị, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn sẽ xảy ra tình trạng bệnh nhân không thể cử động vai, cánh tay bị bại liệt.
  • Ung thư xương: Viêm nhiễm khi lặp đi lặp sẽ dẫn tới ung thư xương. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người bệnh.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Hiện nay, chúng ta có khá nhiều phương pháp để chữa trị bệnh thoái hóa khớp vai. Mặc dù không thể trị khỏi hoàn toàn nhưng việc khắc phục biểu hiện cũng như biến chứng của bệnh có thể thực hiện rất hiệu quả.

Chữa trị bằng Tây y

Tây y có khá nhiều phác đồ chữa trị dành cho người bị thoái hóa khớp vai, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ có những phương pháp khác nhau.

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc giảm đau chống viêm như Ibuprofen, Acetaminophen, Naproxen,...sẽ được dùng kết hợp với nhóm thuốc chống viêm Steroid.
  • Thuốc an thần Gabapentin cùng vitamin B liều cao được sử dụng để hạn chế cảm giác đau đớn cho người bệnh.
  • Thuốc giãn cơ Diazepam, Flexeril sẽ là giải pháp rất hiệu quả để bệnh nhân khắc phục triệu chứng cơ căng cứng.
  • Một số thuốc tiêm Diprospan, Hydrocortison hoặc Depomedrol cũng sẽ được sử dụng.

Tuy vậy, khi sử dụng quá nhiều thuốc Tây trong thời gian dài sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ, người bệnh theo đó cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Nâng cao hiệu quả điều trị thoái hóa khớp vai bằng thực phẩm bổ sung

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bạn đọc nên lưu tâm tới thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để phòng tránh các tác dụng phụ của thuốc Tây, đồng thời, tăng sức đề kháng cho cơ thể để hệ xương vững chắc, phát triển khỏe mạnh. Bạn đọc có thể lưu tâm tới 3 lựa chọn dưới đây.

Hoạt huyết phục cốt hoàn

Sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn là công trình nghiên cứu thành công của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y học cổ truyền. Thành phần có trong sản phẩm được đảm bảo an toàn 100%, chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên và đạt chứng nhận GACP - WHO của Tổ chức y tế thế giới. Các thành phần được gia giảm tỷ lệ phù hợp với thể trạng người Việt, được dựa trên những khảo sát uy tín về thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung của người dân nước ta. 

Hoạt huyết phục cốt hoàn cũng là cái tên nằm trong số ít những sản phẩm hỗ trợ điều trị xương khớp không có tác dụng phụ, hỗ trợ khả năng vận động toàn diện nhất. Bên cạnh khả năng phục hồi các thương tổn của thoái hóa khớp, sản phẩm còn có chức năng ổn định và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý về xương khớp. 

Thành phần chính: hầu vĩ tóc, na rừng, gối hạc, hy thiêm, phòng phong, quế chi, hoàng cầm và một số hoạt chất khác

Công dụng:

  • Hạn chế và ngăn ngừa các triệu chứng các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp vai, viêm đa khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp.
  • Bổ sung chất nhầy để sụn khớp hoạt động trơn tru, tái tạo sụn khớp để vận động linh hoạt.
  • Phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp.
  • Nâng cao sức đề kháng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trẻ em trong khoảng 6 - 15 tuổi: uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Người lớn trên 15 tuổi: uống 12 - 14 viên hoàn/ ngày, uống sau ăn 20 phút.

Để giúp người dùng thêm tin tưởng vào sản phẩm, các chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền đã tiến hành quá trình thử nghiệm Hoạt huyết phục cốt hoàn với 500 trường hợp thuộc nhiều thể bệnh xương khớp khác nhau. Hơn 90% người dùng phản ánh đã cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, không còn đau nhức khi vận động nhờ sử dụng sản phẩm đều đặn, dưới sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, Hoạt huyết phục cốt hoàn được đánh giá cao hơn các loại thuốc Tây nhờ ưu điểm không gây hại cho dạ dày, hoàn toàn sử dụng thành phần thảo dược tự nhiên, không pha hoạt chất hóa học và gây tác dụng phụ. 

Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Kwangdong

Nhằm mục đích hỗ trợ phòng chống những nguy cơ do thoái hóa khớp gây nên, hãng dược phẩm Kwangdong tại Hàn Quốc cho ra mắt viên bổ khớp glucosamine. Sản phẩm có vai trò lớn trong việc bôi trơn các khớp xương, duy trì trạng thái khỏe mạnh của các tế bào xương sụn.

Thành phần chính: Glucosamine, vitamin C, D, B1, B6, kẽm.

Công dụng:

  • Thúc đẩy các khớp xương hoạt động trơn tru, duy trì trạng thái khỏe mạnh của xương khớp
  • Ức chế các enzym thúc đẩy xương khớp, làm giảm sự hình thành của các gốc tự do
  • Cải thiện bệnh loãng xương, thoái hóa khớp, cải thiện chứng thấp khớp, đau cột sống lưng

Hướng dẫn sử dụng: 2 viên glucosamine/lần, uống sau ăn 30 phút.

Giá bán tham khảo: Sản phẩm được bán với mức giá 1.500.000 VNĐ nay chỉ còn 1.299.000 VNĐ.

ZS Chondroitin

Được biết đến với công dụng cải thiện hệ xương khớp và giảm đau nhức hiệu quả cho hệ xương khi bước vào giai đoạn thoái hóa, ZS Chondroitin là sản phẩm đứng đầu Nhật Bản với các thành phần từ tự nhiên quý hiếm như sụn cua, tôm biển,...

Thành phần chính: Hoạt chất Chondroitin Sulfate, Nhôm Silicat., Carboxymethylcellulose Canxi, Natri Saccharin, Magie Stearate.

Công dụng: 

  • Giúp bổ sung Glucosamine và Chondroitin MSM duy trì hoạt động của xương khớp.
  • Ngăn ngừa một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Giảm đau, chặn đứng cơn đau do thoái hóa khớp.
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo của sụn khớp, tăng khả năng hấp thụ canxi.

Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng 6 viên/ ngày, uống sau mỗi bữa ăn.

Giá bán tham khảo: Sản phẩm có giá 1.499.000 VNĐ.

Các biện pháp trị liệu thoái hoá khớp vai

Điều trị thoái hóa khớp xương vai bằng các biện pháp phục hồi chức năng sẽ làm giảm đau, tăng sức vận động khớp và khắc phục các biến chứng teo cơ, cứng khớp. Các phương pháp và kỹ thuật trị liệu phục hồi chức năng bao gồm:

  • Chống viêm tại chỗ bằng sóng ngắn, sóng hồng ngoại, sóng siêu âm để giảm đau, giãn cơ và giảm xơ dính.
  • Kết hợp sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm và điện phân dẫn thuốc.
  • Điện xung giúp thư giãn cơ, giảm đau mỏi vai.

Can thiệp ngoại khoa

Đối với thoái hóa khớp vai nặng thì phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Khi các thuốc không thể khắc phục được các biến chứng, triệu chứng đau nhức vẫn dữ dội, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật bằng nội soi với khâu chóp xoay. Đây là phương pháp phẫu thuật ít sang chấn, phục hồi nhanh, ít tái phát, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi được điều trị.

Những bài tập thoái hóa khớp vai

Bên cạnh việc dùng thuốc, để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị thoái hóa khớp vai, bệnh nhân cũng nên thực hiện các bài tập dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Bạn có thể kết hợp tập luyện từ 4 - 6 tuần, mỗi tuần 3 - 5 lần sẽ cho hiệu quả tương đối tốt.

Bài tập cánh tay: Việc dao động cánh tay sẽ giúp tác động lên các cơ dưới và trên gai, cơ deltoid, bệnh nhân qua đó có thể cử động bả vai và cánh tay dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

  • Dùng tay không bị đau để bám vào ghế, bạn hơi cúi người nhưng vẫn giữ cho phần lưng thẳng, để phần tay bên vai bị bệnh vận động được tự do.
  • Tiếp theo sẽ đưa tay đau chuyển động nhẹ nhàng từ trước ra sau, sang ngang và theo vòng tròn.

Bài tập xoay trong cùng gậy: Động tác này sẽ tác động chính tới phần cơ dưới vai, làm giảm co cứng cho bả vai khá hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng 1 cây gậy để đặt ở phía sau lưng, với bên tay bị đau vai sẽ nằm ở phần cuối gậy, tay còn lại cầm vào vị trí gần với bên tay đau nhất.
  • Tiếp đó sẽ kéo cây gậy về bên phía tay lành ở mức xa nhất có thể. Bạn cũng chú ý không kéo quá sức để tránh làm khớp vai bị đau.
  • Hãy giữ nguyên động tác trong 30 giây và thư giãn tiếp 30 giây rồi lặp lại.

Bài tập xoay ngoài bằng gậy: Phần cơ được tác động chính trong bài tập này là cơ tròn nhỏ và cơ trên gai.

Cách thực hiện: 

  • Bệnh nhân cầm một đầu gậy bằng bên tay đau, tay kia sẽ cầm đầu còn lại.
  • Bạn di chuyển cây gậy theo chiều dọc để phần tay đau có thể di chuyển tối đa ra mé ngoài, giữ hông thẳng, không xoay vặn gậy.
  • Duy trì động tác trong khoảng 30 giây rồi thư giãn cơ và lặp lại bài tập.

Bài tập kéo căng: Kéo căng tư thế nằm là bài tập kéo căng tư thế nằm tác động chủ yếu vào cơ gai trên cùng với cơ tròn nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm nghiêng, bên vai bị đau sẽ ở dưới, cánh tay để vuông góc với thân và khuỷu gập 90 độ, đầu nằm trên gối.
  • Bạn dùng cánh tay ở bên vai lành để xoay tay đau rồi ép xuống giường nhưng không làm vai bị đau.
  • Tiếp theo giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây, thư giãn tiếp 30 giây rồi lặp lại bài tập.

Bài tập chèo thuyền: Động tác sẽ giúp tác động tới các cơ bậc thang giữa cùng dưới, giảm đau cho bệnh nhân khi chải tóc, gội đầu.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một dây chun hoặc lò xo để cột vào một điểm tựa chắc chắn.
  • Bạn đứng cách xa cột buộc dây khoảng 3 bàn chân, sau đó bên tay bị thoái hóa khớp vai sẽ cần dây tập và kéo về đằng sau, tay sát với thân mình.

Mẹo dân gian giảm đau thoái hóa khớp vai

Dân gian ta cũng có một số bài thuốc giảm đau nhức do thoái hóa khớp vai rất tốt. Những nguyên liệu được sử dụng đều dễ kiếm, cách thực hiện khá đơn giản.

Bài thuốc từ củ nghệ

Nghệ từ lâu đã là vị thuốc quen thuộc trong dân gian, có khả năng ngăn chặn cũng như điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có tác dụng cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối.

Dựa theo kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học, trong củ nghệ có chứa lượng lớn hoạt chất curcumin giúp kháng viêm rất mạnh mẽ, làm giảm cảm giác đau nhức ở khớp vai. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có khả năng giảm lượng enzyme và cytokine gây sưng, cải thiện sưng đỏ và tăng cường giảm tê, co cứng tại khớp.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 lòng đỏ quả trứng gà, 2 thìa dầu dừa và 10g tinh bột nghệ.
  • Bạn cho hết những nguyên liệu này vào trong máy xay sinh tố, xay nhuyễn hỗn hợp rồi đổ ra cốc để thưởng thức. Cần kiên trì uống liên tục trong 2 tuần để thấy cơn đau nhức ở khớp vai giảm rõ rệt.

Rễ cây đinh lăng hỗ trợ trị thoái hóa khớp vai

Rễ của cây đinh lăng được các chuyên gia đánh giá có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong loại cây này có chứa các thành phần là acid amin, saponin cùng vô số các vitamin quan trọng khác giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện khả năng lưu thông máu. Tình trạng đau nhức xương khớp cũng cải thiện rõ rệt, đồng thời có thể ngăn chặn tình trạng viêm khớp, cứng khớp.

Trong Đông y, rễ cây đinh lăng có tác dụng tăng cường bồi bổ khí huyết, làm thông huyết mạch cũng như tăng cường sinh lực và dẻo dai cho các khớp xương. Do vậy, bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc từ rễ đinh lăng để cải thiện bệnh thoái hóa khớp một cách tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng khoảng 30g rễ đinh lăng để đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 10 - 15 phút và vớt ra cho ráo nước.
  • Phần rễ sẽ được sao vàng, tiếp đó cho vào nồi có 2 lít nước để nấu sôi. Khi nước đã cạn còn 1 nửa, bạn dừng lại rồi chắt lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc cây gối hạc

Y học cổ truyền đánh giá cây gối hạc có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, vì vậy thường được dùng để làm giảm đau xương khớp do bệnh thoái hóa khớp gây ra.

Bên cạnh đó, cây gối hạc còn mang tới khả năng tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể, vận chuyển máu đến nuôi dưỡng các khớp xương tốt hơn. Nhờ vậy có thể thúc đẩy quá trình phục hồi cũng như ngăn chặn, làm chậm lại quá trình xương khớp bị hủy hoại. Bệnh thoái hóa khớp vai sẽ được hỗ trợ điều trị hiệu quả, ức chế quá trình oxy hóa cũng như thúc đẩy làm lành những tổn thương, phục hồi chức năng khớp vai.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 19g rễ cây gối hạc cùng 10g ké đầu ngựa, bạn rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi nước nấu sôi cho tới khi cạn còn khoảng 200ml nước.
  • Nước thuốc thu được sẽ để uống 2 buổi sáng và chiều, duy trì liên tục trong khoảng 10 ngày.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Để quá trình chữa bệnh thoái hóa khớp vai đạt kết quả tốt nhất, chúng ta cần lưu ý tới những vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Cần tránh những hoạt động thể lực mạnh, mang vác vật nặng hoặc sử dụng lực ở vai quá nhiều.
  • Hãy chú ý tới các tư thế ngủ, ngồi, cầm nắm để tránh tạo áp lực lên vai. Khi ngồi, bạn nên để xuôi vai xuống.
  • Thực hiện thường xuyên các bài tập hỗ trợ cho khớp vai, nhưng tránh các động tác đột ngột như giật tay về sau, xoay người, bẻ vai.
  • Thoái hóa khớp vai nên ăn gì?  Bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống thật khoa học, cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt là omega 3, vitamin D, canxi. Tránh dùng bia, rượu, thuốc lá cùng chất kích thích khác.

Bệnh thoái hóa khớp vai là gì, có những biểu hiện thế nào và làm sao để chữa trị đã được chúng tôi giải đáp rất chi tiết trong bài viết này. Bạn đọc hãy tìm hiểu các thông tin thật cẩn thận, từ đó có cho mình phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh thật hiệu quả. Nếu có những triệu chứng bất thường nào ở khớp bả vai cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám kịp thời.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android