U nang Bartholin
U nang Bartholin là hiện tượng khá phổ biến. Điều trị u nang Bartholin phụ thuộc vào kích thước của khối u, mức độ đau và nguy cơ bị nhiễm trùng.
Định nghĩa
Các tuyến Bartholin (BAHR-toe-linz) nằm ở mỗi bên cửa âm đạo. Những tuyến này tiết ra chất lỏng giúp bôi trơn âm đạo.
Đôi khi các lỗ hở của các tuyến này bị tắc nghẽn, khiến chất lỏng chảy ngược vào tuyến. Kết quả là hình thành cục u nang Bartholin. Nếu chất lỏng trong u nang bị nhiễm trùng, bạn có thể xuất hiện tụ mủ bao quanh bởi mô bị viêm (gọi là áp xe).
U nang hoặc áp xe Bartholin là hiện tượng khá phổ biến. Điều trị u nang Bartholin phụ thuộc vào kích thước của khối u, mức độ đau và nguy cơ bị nhiễm trùng.
Đa phần người bệnh đều có thể điều trị tại nhà. Trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ được chỉ định phẫu thuật dẫn lưu u nang Bartholin. Nếu có hiện tượng nhiễm trùng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
Hình ảnh
Triệu chứng
Nếu bạn có một u nang Bartholin nhỏ và không bị nhiễm trùng, bạn có thể không nhận thấy nó. Nếu u nang phát triển, bạn có thể cảm thấy có khối u gần cửa âm đạo. U nang thường không đau nhưng khi ấn vào bạn sẽ thấy khá mềm.
Nhiễm trùng toàn bộ u nang Bartholin có thể xảy ra trong vài ngày. Nếu u nang bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Có khối u mềm, đau gần cửa âm đạo.
- Khó chịu khi đi bộ hoặc ngồi.
- Đau khi giao hợp.
- Sốt.
- U nang Bartholin thường chỉ xảy ra ở một bên cửa âm đạo.
Nguyên Nhân
Các chuyên gia cho biết nguyên nhân gây ra u nang Bartholin là do chất lỏng tích tụ. Chất lỏng có thể tích tụ khi lỗ tuyến bị tắc nghẽn, có thể do nhiễm trùng hoặc chấn thương.
U nang Bartholin có thể bị nhiễm trùng, tạo thành áp xe. Một số vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, bao gồm Escherichia coli (E. coli) và vi khuẩn gây nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như lậu và chlamydia.
Biện pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh u nang Bartholin, bác sĩ có thể:
- Đặt câu hỏi về lịch sử bị bệnh vùng kín của bạn.
- Thực hiện khám vùng chậu.
- Lấy mẫu dịch tiết từ âm đạo hoặc cổ tử cung để kiểm tra bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Đề nghị xét nghiệm sinh thiết để kiểm tra tế bào ung thư nếu bạn đã mãn kinh hoặc trên 40 tuổi
- Nếu nghi ngờ bị ung thư, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bệnh viện phụ sản chuyên về ung thư và hệ thống sinh sản nữ.
Biện pháp điều trị
Thông thường bệnh u nang Bartholin không cần điều trị nếu u nang không gây ra dấu hiệu nghiêm trọng. Khi cần thiết, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào kích thước của u nang, mức độ gây khó chịu và nguy cơ bị nhiễm trùng.
Các lựa chọn điều trị mà bác sĩ có thể đề nghị bao gồm:
- Tắm Sitz: Ngâm trong bồn chứa đầy nước ấm mỗi ngày vài lần, thực hiện liên tục trong 3 hoặc 4 ngày có thể giúp u nang nhỏ bị nhiễm trùng vỡ ra và tự xẹp đi.
- Dẫn lưu phẫu thuật: Có thể cần phẫu thuật để dẫn lưu u nang bị nhiễm trùng hoặc u nang rất lớn. Việc dẫn lưu u nang có thể được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ hoặc gây mê. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trong u nang, để nó chảy ra và sau đó đặt một ống thông bằng cao su vào vết mổ. Ống thông được giữ nguyên trong tối đa 6 tuần để giữ cho vết mổ mở và cho phép dẫn lưu hoàn toàn.
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh nếu u nang của bạn bị nhiễm trùng hoặc nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhưng nếu áp xe được dẫn lưu đúng cách, bạn có thể không cần dùng kháng sinh.
- Marsupialization: Nếu u nang tái phát và khiến bạn cảm thấy khó chịu, có thể áp dụng thủ thuật tạo túi. Bác sĩ sẽ khâu ở mỗi bên của vết rạch dẫn lưu để tạo một lỗ hở vĩnh viễn dài khoảng 6 mm. Một ống thông được đưa vào có thể được đặt để thúc đẩy dẫn lưu trong vài ngày sau khi làm thủ thuật để giúp ngăn ngừa tái phát.
Đối với những u nang dai dẳng không được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp trên, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ tuyến Bartholin. Phẫu thuật cắt bỏ thường được thực hiện tại bệnh viện dưới hình thức gây mê toàn thân. Người bệnh sẽ có nguy cơ chảy máu hoặc biến chứng cao hơn sau thủ thuật.