Ung Thư Xương Chân

Tổng quan

Ung thư xương chân thường khởi phát bằng các triệu chứng đau nhức, xuất hiện các khối u bất thường ở chân đồng thời việc đi lại cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải cắt bỏ các chi để ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư.

Định nghĩa

Ung thư xương chân là một dạng của ung thư xương – một trong những căn bệnh tiềm ẩn rất biến chứng nguy hiểm bởi có tốc độ di căn cao gấp 3-4 các dạng thông thường. Các tế bào có thể xuất hiện ở bất cứ trí nào trên xương, trong đó khoảng  50% là ở xương dài như cánh tay và chân; 50% ở xương ở đầu dưới của xương đùi hoặc có các tế tế bào ung thư tại đầu trên của xương chày. Xương chậu hay đầu trên của xương đùi cũng là một vị trí dễ có các khối u ác tính.

Tùy vào vị trí và nguyên nhân là ung thư xương chân được chia thành nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn nếu là Sarcoma xương thì thường ở đầu gối; Sarcoma sụn ở đầu sụn như đùi hay xương chậu hay  Ewing Sarcoma (ESFTs) ở xương ống, xương chậu và xương sống.

Các triệu chứng ung thư xương chân thời gian đầu thường khá mơ hồ, đặc biệt nếu gặp ở trẻ nhỏ. Do chân là cơ quan thường xuyên vận động, đi lại, cũng rất dễ va đập nên những triệu chứng ban đầu thường được cho là do chấn thương hay làm việc quá sức. Ung thư xương ở trẻ em còn cho rằng những triệu chứng bất thường của con là do tuổi dậy thì.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Cụ thể, một vài triệu chứng điển hình của ung thư xương chân như

  • Xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp âm ỉ bên trong, tăng lên về đêm, đôi khi việc nghỉ ngơi không hoạt động càng làm cơn đau nghiêm trọng hơn khiến người bệnh vô cùng khó chịu
  • Trên chân có những dấu thâm, tụ máu bầm cho các khối u tụ máu dưới da
  • Xuất hiện các khối u hay cục u bất thường nổi lên từ trong xương, có thể sờ thấy, nhìn thấy hay cảm nhận được. Sờ trên vùng da này sẽ thấy ấm nóng, tuy nhiên nếu các khối u ở vị trí quá sâu cũng có thể không nhìn thấy được
  • Hạn chế biên độ hoạt động của chân, chẳng hạn như không thể sải chân rộng, không thể đi nhanh hay gập khớp gối, khớp háng. Nguyên nhân là do các khối u ngày càng phát triển kích cỡ, căng, cứng, cố định vào xương và chèn ép lên dây thần kinh, xương nên làm việc vận động gặp khó khăn
  • Dễ gãy chân và phải đến bệnh viện băng bó thường xuyên dù có các va đập rất nhẹ cũng là những triệu chứng điển hình của ung thư xương chân. Các tế bào ung thư làm tàn phá hệ thống xương nghiêm trọng khiến xương yếu, mỏng và dễ gãy hơn
  • Bị teo cơ chân, chân teo nhỏ dần đến không đi lại được, đặc biệt là ung thư xương giai đoạn cuối. Có những trường hợp một bên chân xuất hiện các khối u phình to khổng lồ, một bên teo nhỏ lại làm người bệnh chỉ có thể nằm liệt giường
  • Một số triệu chứng khác người bệnh cũng có thể gặp phải như khó tiểu nếu vị trí khối u ở xương chậu, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon, mất ngủ, sụt cân nghiêm trọng, toát mồ hôi thường xuyên.

Nguyên Nhân

Thực tế các nguyên nhân gây ung thư xương cũng như ung thư xương chân khá phức tạp, vẫn chưa hoàn toàn nghiên cứu hết. Yếu tố di truyền thông qua bệnh lý bên trong cơ thể và sự tác động của môi trường ngoài được cho là có liên quan trực tiếp đến các tác nhân gây ung thư xương chân.

Cụ thể, một số yếu tố chính liên quan đến ung thư xương chân bao gồm

  • Chấn thương nhiều lần và ở cùng một vị trí, chẳng hạn thường xuyên ngã hay va đập vào đầu gối. Khi cơ thể có các tổn thương sẽ hình thành cơ chế kích thích sản sinh tế bào mới để hồi phục, tuy nhiên việc lặp đi lặp lại quy trình này trên cùng một vị trí có thể dẫn đến sự phân chia bất thường của các tế bào và hình thành những khối u ác tính
  • Yếu tố di truyền không được thể hiện trực tiếp theo quy luật Menden mà sẽ thông qua một bệnh lý có tính chất di truyền khác, chẳng hạn hội chứng  Li – Fraumeni, hội chứng Rothmund – Thomson hay u nguyên bào võng mạc
  • Tiếp xúc với phóng xạ, có thể do người bệnh ở trong các môi trường gần hoặc vô tình tiếp xúc với môi trường này, tuy nhiên nguy cơ này khá thấp. Nếu nguyên nhân gây ung thư xương chân là do phóng xạ có thể liên quan đến việc xạ trị do một bệnh ung thư nào trước đó.
  • Phát triển quá nhanh ở trẻ em cũng được cho là một trong số nguyên nhân làm xuất hiện các khối u ác tính bất thường
  • Mắc các bệnh mãn tính ở xương chân cũng là một trong số yếu tố tác động làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các tế bào ác tính cao hơn.

Biến chứng

Ung thư xương chân không chỉ khó phát hiện sớm mà còn tiến triển cực kỳ nhanh theo chiều hướng xấu, tốc độ di căn nhanh gấp 3-4 các dạng ung thư thông thường. Ung thư xương nói chung cũng là một trong 6 dạng ung thư xương thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em, do đó tuyệt đối không được chủ quan.

Những hệ lụy mà ung thư xương chân gây ra không chỉ ở mặt sức khỏe mà còn liên quan đến tinh thần, ngoại hình và tương lai của mỗi bệnh nhân. Nếu các tế bào ung thư đã phát triển mạnh và không thể kiểm soát, người bệnh có thể phải đề nghị cắt bỏ chân để  ngăn ngừa các khối u tiếp tục di căn. Thậm chí có những bệnh nhân còn rất trẻ nhưng đã phải cắt cụt cả hai chân.

Các khối u ngày càng di căn khiến người bệnh vô cùng đau đớn, mệt mỏi, không thể làm gì. Khối u di căn sang các cơ quan khác thậm chí còn làm người bệnh thường xuyên nôn ói, suy nhược trầm trọng, do đó tiến đến các giai đoạn xấu hơn nhanh chóng.

Ung thư xương chân giai đoạn cuối, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 23%  do ảnh hưởng bởi hóa trị, xạ trị. Người bệnh ung thư chân nếu không đủ điều kiện về sức khỏe hay chi phí để ghép chân sẽ phải nằm liệt, phụ thuộc vào xe lăn hay gia đình đến suốt đời. Bởi thế mà tinh thần bệnh nhân vô cùng sa sút, dễ nghĩ đến những điều tiêu cực, suy sụp tinh thần.

Nói chung không chỉ ung thư xương chân mà tất cả các dạng ung thư nói chung đều cực kỳ nguy hiểm, liên quan trực tiếp đến tính mạng và cuộc sống của mỗi người nên cần sớm phát hiện và điều trị ngay.

Phòng ngừa

Như đã nói, ung thư xương chân là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, để lại rất nhiều hệ lụy và di chứng cho sức khỏe, tinh thần, kể cả khi điều trị được. Các nguyên nhân gây bệnh cũng không thể kiểm soát được hoàn toàn nên mỗi người cần chủ động để phòng tránh nguy cơ mắc căn bệnh này càng sớm càng tốt.

Một số biện pháp có thể giúp bạn hạn chế được nguy cơ ung thư xương chân bao gồm

  • Thực hiện tầm soát ung thư xương từ sớm, đặc biệt nếu trong gia đình có người mắc bệnh
  • Đi lại cẩn thận, tránh va đập hay chấn thương liên tục ở cùng một vị trí, đặc biệt với những người chơi thể thao, các bộ môn đối khác
  • Điều trị sớm các bệnh lý xương khớp hay bất cứ bệnh nào trên cơ thể, không nên để kéo dài đến mãn tính
  • Với những người làm việc trong các môi trường độc hại, có tiếp xúc với các chất phóng xạ cần đảm bảo trang bị đầy đủ các loại đồ bảo hộ để bảo vệ cho mình hay những người xung quanh
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các chất hợp lý, ưu tiên chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây, rau xanh, thịt nạc hay các loại cá béo. Hạn chế tối đa việc ăn đồ có lượng mỡ cao, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, đồ ăn công nghiệp có nguồn gốc không đảm bảo
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày vừa tốt cho sức khỏe, xương khớp dẻo dai,tăng cường đề kháng, phòng tránh được nguy cơ mắc rất nhiều bệnh tật
  • Thăm khám bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường để sớm kiểm soát kịp thời

Ung thư xương chân có thể khiến bạn mất đi đôi chân nhưng không thể mất đi cả cuộc đời. Người bệnh dù mắc bệnh vẫn nên giữ tinh thần lạc quan, hướng về tương lai tươi sáng, kiên trì thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sẽ có những tiên lượng rất khả quan.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Phác đồ điều trị của từng bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh, khả năng đáp ứng của cơ thể. Bệnh nhân cần có sức khỏe thật tốt để đáp ứng việc phẫu thuật, vào thuốc hay xạ trị. Thời gian thực hiện giữa các phương pháp điều trị có thể song song hoặc giãn cách theo từng giai đoạn để loại bỏ hết các tế bào ung thư trong cơ thể.

Cụ thể các phương pháp điều trị y khoa được chỉ định chính cho bệnh nhân ung thư xương bao gồm

  • Phẫu thuật: bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các khối u tại xương chân và các mô xung quanh thông quan việc phẫu thuật mổ hở. Người bệnh có thể bắt buộc phải cắt bỏ chi, tuy nhiên bác sĩ sẽ cố gắng hướng tới việc phẫu thuật bảo tồn để giữ lại các mạch máu và dây thần kinh nhằm ghép xương nhân tạo giúp người bệnh vẫn có thể đi lại vận động bình thường sau đó. Hiện nay các kỹ thuật ghép xương bằng titan, kim loại hay xương tự thân đã được rất nhiều bệnh viện tại Việt Nam thực hiện, mở ra bước tiến mới cho các bệnh nhân ung thư xương chân.
  • Hóa trị: được sử dụng qua tiêm tĩnh mạch và đường uống nhằm tiêu diệt được các tế bào ung thư. Nếu hóa trị trước phẫu thuật sẽ làm các khối u được thu nhỏ để quá trình cắt bỏ diễn ra dễ dàng hơn, hóa trị sau phẫu thuật sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa nguy cơ tái phát
  • Xạ trị: sử dụng các tia X hay tia năng lượng cao để quét trên toàn cơ thể, nhờ đó loại bỏ được các tế bào ung thư ở mọi vị trí. Xạ trị cũng là liệu pháp giảm đau, kéo dài sự sống cho bệnh nhân, đặc biệt với những người từ chối phẫu thuật
  • Thuốc: thường là các nhóm thuốc giảm đau hay một số loại thuốc mới được đánh giá có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư, tuy nhiên vẫn cần kết hợp song song với các phương pháp trên.

Tùy giai đoạn mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp điều trị này cùng lúc để đảm bảo loại bỏ các tế bào ung thư nhanh chóng nhất, kiểm soát nguy cơ di căn, giảm đau và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Dù vậy một số tác dụng phụ kèm theo như nôn ói,  khó nuốt, rụng tóc, giảm khẩu vị cũng khiến sức khỏe bệnh nhân sa sút và làm ảnh hưởng đến kết quả vào thuốc rất nhiều.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị của các bệnh nhân ung thư xương, đặc biệt là những người phải cắt bỏ chi. Nếu cơ thể vừa suy nhược mà tinh thần lại không vững, thường nghĩ về những điều tiêu cực sẽ sa sút rất nhanh, thậm chí không thể thực hiện được các liệu pháp xạ trị hay hóa trị.

Bởi vậy mà không ít bệnh viện hiện nay đã kết hợp đưa yoga hay các chương trình chăm sóc tâm lý để giúp đỡ các bệnh nhân đang phải điều trị ung thư. Sự hỗ trợ của gia đình, người thân cũng đóng vai trò quan trọng để người bệnh có tinh thần vững vàng cũng như có một sức khỏe tốt nhất để phục vụ cho quá trình điều trị lâu dài.

Gia đình nên trao đổi chi tiết với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học phù hợp với tình trạng bệnh nhân ung thư xương. Trò chuyện, thường đưa người bệnh đi dạo, hướng tới các biện pháp thư giãn cơ thể, vệ sinh thân thể hằng ngày sẽ giúp bệnh nhân phấn khởi, lạc quan, hướng về tương lai tươi sáng tốt hơn.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android