Ung thư xương nguyên phát
Ung thư xương nguyên phát là bệnh lý tiến triển âm thầm, khó phát hiện và có mức độ nguy hiểm cao. Thông thường, bệnh chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn nên có tiên lượng điều trị rất xấu. Điều này đã khiến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Định nghĩa
Ung thư xương là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không tiến hành xử lý đúng cách ngay từ sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng. Dựa vào nguyên nhân mà y khoa chia bệnh lý này thành hai dạng cơ bản là ung thư xương nguyên phát và ung thư xương thứ phát.
Ung thư xương thứ phát hay còn được gọi là ung thư di căn. Đây là hiện tượng tế bào ung thư từ khu vực khác trên cơ thể phát triển lan rộng đến xương. Ví dụ như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt,... Ung thư xương thứ phát là bệnh lý xảy ra khá phổ biến.
Ung thư xương nguyên phát là sự xuất hiện của các tế bào ung thư từ bên trong xương cứng. Theo thời gian, chúng sẽ phát triển thành các khối u ác tính và gây ra bệnh ung thư. Khác với ung thư thứ phát, đây là bệnh lý ung thư khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 2/1000 ca ung thư. Nam giới là đối tượng dễ khởi phát bệnh ung thư xương nguyên phát hơn so với nữ giới.
Hình ảnh
Triệu chứng
Khi bệnh ung thư xương nguyên phát khởi phát, người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:
- Khi mới khởi phát, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức khá mơ hồ ở khu vực xuất hiện khối ung thư. Theo thời gian, cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
- Khi quan sát bên ngoài bạn sẽ thấy vùng da bên ngoài phần xương bị ảnh hưởng sưng to hơn so với các khu vực còn lại.
- Nếu khối ung thư phát triển ở gần khớp sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện một số chuyển động tại khớp.
- Khi khối ung thư phát triển với kích thước này càng lớn sẽ chèn ép lên xương và các mô mềm xung quanh, điều này đã khiến cho các triệu chứng của bệnh tăng dần lên. Ví dụ như đau nhức, yếu cơ, tê bì, ngứa ran,...
- Vùng xương bị ung thư rất dễ gãy chỉ với một chấn thương nhỏ.
Ngoài các triệu chứng lâm sàng được kể ở trên thì người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi kéo dài, gầy sút cân, đổ mồ hôi nhiều,... Nếu khối ung thư phát triển đến các cơ quan khác trên cơ thể thì triệu chứng của bệnh cũng phát triển theo.
Nguyên Nhân
Ung thư xương nguyên phát hình thành từ một tế bào bất thường tồn tại bên trong xương. Hiện tại, bệnh lý này vẫn chưa được y khoa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Một số chuyên gia cho rằng, có thể tế bào xương đã chịu sự tác động từ một yếu tố nào đó khiến chúng bị tổn thương hoặc làm thay đổi gen bên trong. Lúc này, tế bào sẽ phân chia một cách bất thường và không thể kiểm soát.
Hai loại ung thư xương nguyên phát xảy ra phổ biến nhất là Sacoma xương và Sacoma Ewing, thường gây ảnh hưởng đến người trẻ tuổi. Nguyên nhân gây ra hai loại ung thư xương này có thể là do tác động của một vài thay đổi trong xương khi chúng đang phát triển. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy phát triển bệnh bạn cần nắm rõ:
- Tiến hành xạ trị liều cao để điều trị một số bệnh lý khác.
- Mắc bệnh xương Paget, bệnh Ollier.
- U sụn xương lành tính phát triển bất thường.
- Mắc phải một số rối loạn di truyền.
Biện pháp chẩn đoán
Khi nghi ngờ bản thân bị ung thư xương nguyên phát, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng lâm sàng và yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng sau đây:
- Chụp x-quang và MRI: Chụp x-quang giúp phát hiện sự tồn tại của khối ung thư nguyên phát bên trong xương. Chụp MRI sẽ được tiến hành thêm để xác định vị trí và kích thước của khối u. Chụp x-quang là phương pháp xét nghiệm đơn giản nhất giúp phát hiện ra khối ung thư bên trong xương
- Sinh thiết xương: Một mẩu xương nhỏ sẽ được đem kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm ra tế bào bất thường. Kết quả sinh thiết xương giúp bác sĩ có thể phân loại ung thư xương. Thông thường, bệnh ung thư xương nguyên phát được chia thành hai loại là mức độ thấp và mức độ cao. Ở trường hợp mức độ thấp, tế bào ung thư có hình dáng khá giống với tế bào xương bình thường, chúng có xu hướng phát triển và nhân lên khá chậm. Ở trường hợp mức độ cao, tế bào ung thư có hình dáng bất thường, có xu hướng phát triển rất nhanh chóng nên khá hung hăng và dễ lây lan.
Sau khi đã xác định được chính xác bệnh lý, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm bộ sung để đánh giá mức độ lây lan của bệnh. Ví dụ như xét nghiệm máu, quét xương,... Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ phát triển và mức độ lây lan để xác định mức độ ung thư. Thông thường, bệnh ung thư xương nguyên phát sẽ được chia thành các mức độ sau đây:
- Giai đoạn IA: Tế bào ung thư bên trong cơ thể đang tồn tại ở dạng cấp thấp và khu trú hoàn toàn trong xương, chưa lây lan đến các cơ quan khác.
- Giai đoạn IB: Tế bào ung thư tồn tại dưới dạng cấp thấp nhưng đã phát triển lan rộng qua thành xương, chưa lây lan đến các cơ quan khác.
- Giai đoạn IIA: Tế bào ung thư phát triển sang tế bào cấp cao, khu trú hoàn toàn trong xương và chưa lây lan.
- Giai đoạn IIB: Tế bào ung thư tồn tại ở dạng cấp cao, đã phát triển qua thành xương và chưa lây lan.
- Giai đoạn III: Tế bào ung thư tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau và đã lan rộng đến các cơ quan khác trên cơ thể.
Biện pháp điều trị
Thông thường, bệnh ung thư xương nguyên phát sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Dựa vào các yếu tố như vị trí ung thư, loại ung thư, sức khỏe tổng quát và giai đoạn ung thư mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho phù hợp. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ phối hợp điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau cùng lúc để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Mục đích của việc điều trị là kiểm soát sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ác tính và cải thiện lại chức năng hệ xương khớp.
+ Phẫu thuật: Loại hình phẫu thuật được chỉ định thực hiện để điều trị bệnh còn tùy thuộc vào loại ung thư, mức độ lan rộng và vị trí xuất hiện khối u. Nếu khối ung thư phát triển ở cánh tay hoặc chân, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật loại bỏ chúng giúp bảo tồn chi. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khu vực bị ảnh hưởng và thay thế bằng bộ phận giả được làm từ thanh kim loại hoặc tiến hành ghép xương.
Phẫu thuật cắt cụt chi cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư xương nhưng ít được lựa chọn hơn. Nhưng với những trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn yêu cầu cắt cụt chi để tránh các rủi ro không mong muốn.
+ Xạ trị: Phương pháp điều trị bệnh này được tiến hành bằng cách dùng chùm tia bức xạ năng lượng cao để chiếu vào mô ung thư để giết chết chúng, ngăn chặn quá trình nhân đôi tiếp tục diễn ra. Thông thường, phương pháp xạ trị sẽ được áp dụng kết hợp với phẫu thuật và hóa trị để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Với những trường hợp sacoma xương hoặc sacoma sụn, bác sĩ sẽ không tiến hành xạ trị vì chúng không nhạy cảm với tia bức xạ.
+ Hóa trị: Hóa trị là dùng thuốc chống ung thư để tiêu diệt các tế bào ung thư tồn tại bên trong cơ thể, ngăn chặn chúng tiếp tục nhân lên. Thuốc hóa trị thường được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Hóa trị có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u để hỗ trợ cho việc phẫu thuật. Ở một số trường hợp, hóa trị sẽ được thực hiện sau phẫu thuật giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn xót lại bên trong cơ thể.
Câu hỏi thường gặp
Ung thư xương không di truyền trực tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng có thể di truyền gián tiếp thông qua các hội chứng Li-Fraumeni, Rothmund-Thomson, U nguyên bào võng mạc, bệnh Paget . Người bệnh có thể phòng tránh nguy cơ mắc ung thư xương bằng cách chú ý một số thói quen hằng ngày.
Xem chi tiết- Chuyên gia
- Cơ sở