Viêm Lộ Tuyến Độ 3
Viêm lộ tuyến độ 3 là mức độ nặng nhất của bệnh viêm lộ tuyến. Khi bị bệnh ở giai đoạn này, quá trình điều trị bệnh của chị em cũng trở nên phức tạp hơn. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo viêm lộ tuyến độ 3 và hướng điều trị kịp thời, hiệu quả nhất, ngăn chặn biến chứng xảy ra.
Định nghĩa
Viêm lộ tuyến cấp độ 3 là tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung nặng nhất trong quá trình phát triển của bệnh. Lúc này, diện tích bề mặt lộ tuyến cổ tử cung đã bị viêm nhiễm nặng (chiếm hơn 2/3) tổng diện tích toàn bộ lộ tuyến cổ tử cung. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chị em, vậy nên mọi người cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh.
Hình ảnh
Triệu chứng
So với những giai đoạn trước của bệnh (viêm lộ tuyến cấp độ 1 và 2) các biểu hiện lúc này rõ ràng hơn, mức độ và tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn. Không khó để nhận ra những bất thường ở cơ thể nữ giới lúc này, chị em không nên thờ ơ chủ quan mà bỏ qua một số triệu chứng điển hình sau đây:
- Tình trạng huyết trắng ra nhiều xảy ra thường xuyên hơn, thậm chí chị em phải dùng băng vệ sinh hàng ngày để khắc phục. Khí hư kèm theo những dấu hiệu bất thường như có màu xanh hoặc vàng, xám, xuất hiện bọt, vón cục,... hoặc có mùi tanh nồng khó chịu.
- Chị em cảm thấy đau rát vùng kín, ngứa ngáy, hoặc có thể đau trước, trong và sau khi quan hệ. Nguyên nhân của tình trạng này là do dương vật cọ xát vào niêm mạc cổ tử cung khiến khu vực này bị tổn thương và dẫn đến chảy máu.
- Chảy máu vùng kín bất thường: Chị em có thể bị chảy máu kể cả khi không phải thời kỳ kinh nguyệt, hoặc chảy máu trong khi quan hệ tình dục. Dấu hiệu này cho thấy tình trạng bị viêm lộ tuyến cấp độ nặng, chị em cần thăm khám ngay.
- Đau ở vùng bụng dưới: Khu vực bụng dưới, eo, hố chậu thường có những cơn đau quặn, đau âm ỉ giống đau bụng kinh. Chị em đừng nhầm lẫn triệu chứng này rồi bỏ qua.
- Rối loạn kinh nguyệt: Đây cũng là dấu hiệu điển hình khi mắc các bệnh phụ khoa thông thường. Số ngày hành kinh của chị em có thể nhiều hoặc ít hơn bình thường. Đồng thời, lượng máu kinh cũng thay đổi, chị em thường bị kèm theo các cơn đau với cường độ mạnh.
Nguyên Nhân
Bên cạnh những thông tin về dấu hiệu kể trên, chị em cần nắm rõ nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3 để từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Dưới đây, chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân cơ bản nhất khiến phụ nữ mắc phải chứng bệnh này.
- Không điều trị dứt điểm bệnh viêm lộ tuyến độ 1 và 2: Khi bệnh đang ở mức độ ban đầu, người bệnh không chữa trị dứt điểm hoặc lựa chọn sai phương pháp điều trị khiến tình trạng chuyển biến nặng dẫn đến viêm lộ tuyến cấp độ 3.
- Vệ sinh vùng kín sai cách: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm lộ tuyến nói riêng và các bệnh phụ khoa nói chung. Chị em không nên thụt rửa sâu âm đạo, cọ xát quá mạnh vào vùng kín tránh những tổn thương ở bộ phận này. Đồng thời, nên lựa chọn loại dung dịch vệ sinh thích hợp, dịu nhẹ cho vùng kín.
- Quan hệ tình dục thô bạo: Thói quen quan hệ tình dục thô bạo khiến cho cổ tử cung, tử cung của phụ nữ bị tổn thương nặng nề, lâu dần phát triển thành viêm nhiễm.
- Sinh đẻ hoặc nạo phá thai: Nếu chị em sinh đẻ nhiều lần, cổ tử cung và tử cung sẽ dãn ra hoặc bị trầy xướt trong quá trình rặn đẻ. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Bên cạnh đó, chị em nạo phá thai nhiều lần cũng có nguy cơ tổn thương cổ tử cung, tử cung.
- Đặt vòng tránh thai: Quá trình đặt vòng tránh thai cũng có thể dẫn đến xây xướt cổ tử cung dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm sau này. Đồng thời, nếu kỹ thuật đặt không tốt hoặc tay nghề của bác sĩ không tốt cũng có thể dẫn đến tổn thương cho tử cung của chị em.
- Mắc các bệnh phụ khoa khác: Chị em mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm nấm âm đạo, viêm cổ tử cung,... cũng có thể lây lan làm ảnh hưởng đến niêm mạc lộ tuyến và gây nên bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Biến chứng
Những câu hỏi như bệnh viêm lộ tuyến cấp 3 có nguy hiểm không? Có chữa được không? Bị viêm lộ tuyến độ 3 có thai được không?... được rất nhiều chị em quan tâm. Chị em nên hiểu rằng, bất kể bệnh lý phụ khoa nào nếu không điều trị nhanh chóng đều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Bệnh viêm lộ tuyến cấp độ 3 cũng vậy, những biến chứng và ảnh hưởng của chứng bệnh này có thể kể đến như:
- Có nguy cơ mắc ung thử cổ tử cung
- Nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa khác như u nang buồng trứng, viêm nổi mạc cổ tử cung, rách cổ tử cung,...
- Gây đau đớn cho chị em: Chị em thường xuyên phải chịu đau đớn mỗi lần quan hệ tình dục hay đau bụng với tần suất dày đặc
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật: Những biểu hiện ngứa ngáy khó chịu khiến chị em không thoải mái, mất tự tin trong cuộc sống. Một số có thể trở nên cáu gắt, mệt mỏi, tinh thần xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
- Nguy cơ vô sinh và hiếm muộn: Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không. Câu trả lời là có nhưng khả năng mang thai ở nữ giới cũng trở nên khó khan, hạn hẹp hơn. Viêm cổ tử cung khiến quá trình tinh trùng di chuyển đến gặp trứng gặp nhiều bất lợi, chất lượng tinh trùng suy giảm khi vào cổ tử cung... điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai.
- Viêm lộ tuyến độ 3 trong quá trình mang thai cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, đe dọa đến sự an toàn và phát triển của bé.
Phòng ngừa
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc phải bệnh lý này, các chuyên gia phụ khoa khuyên chị em một số lưu ý sau:
- Thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm những vấn đề về sức khỏe, từ đó điều trị kịp thời để tránh bệnh chuyển biến đến giai đoạn nặng.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị, tuyệt đối không tự ý bỏ ngang liệu trình dùng thuốc. Đồng thời, liên hệ ngay đến các bác sĩ chuyên khoa khi gặp các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.
- Tham khảo kỹ lưỡng, lựa chọn các đơn vị uy tín, chất lượng, bác sĩ giỏi chuyên môn để thực hiện phẫu thuật nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc, chị em cần duy trì lối sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cũng nên được chú trọng, phái nữ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất cần thiết thông qua rau củ, hoa quả, uống nhiều nước,... hạn chế nhóm thực phẩm cay nóng, chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh viêm lộ tuyến và sau khi thủ thuật để tránh viêm nhiễm ngày càng nặng thêm, gián đoạn quá trình dùng thuốc.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay quần lót mỗi ngày (lựa chọn quần lót vừa size, chất liệu khô thoáng, dễ thấm hút mồ hôi). Lưu ý vệ sinh "cô bé" sạch sẽ trong thời gian hành kinh.
Biện pháp điều trị
Bởi tình trạng viêm lộ tuyến cấp độ 3 là giai đoạn bệnh nặng nên việc sử dụng thuốc điều trị lúc này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng. Tây y sử dụng một số loại thuốc phổ biến để ức chế sự phát triển của tế bào viêm nhiễm như:
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt nấm men, vi khuẩn tồn tại ở niêm mạc lộ tuyến gây viêm. uy nhiên, thuốc kháng sinh có thể gây nên tác dụng phụ và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của người bệnh nếu sử dụng trong thời gian dài. Vì thế, chị em cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.
- Thuốc đặt âm đạo: Đây là loại thuốc phổ biến thường dùng điều trị các bệnh phụ khoa, trong đó có viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3. Thuốc đặt có thể giảm thiểu nhanh chóng các biểu hiện như ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, vùng kín có mùi hôi,... tuy nhiên, loại thuốc này không thể điều trị triệt để tế bào viêm nhiễm từ sâu bên trong.
Dùng thuốc tây chỉ là phương pháp hỗ trợ, khi thăm khám, các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người để cân nhắc xem có thể can thiệp ngoại khoa hay không. Đây được xem là phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất với người bị viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 3. Một số thủ thuật ngoại khoa điển hình như:
- Phẫu thuật bằng dao leep: Đây là phương pháp hiệu quả nhất đang được áp dụng nhiều hiện nay. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một dòng điện có điện thế thấp tiếp xúc vào phần niêm mạc bị viêm nhiễm và loại bỏ nó. Sau khi phẫu thuật hết thúc, toàn bộ tế bào viêm sẽ được loại bỏ hoàn toàn ra ngoài tử cung. Phương pháp này được nhiều chị em lựa chọn bởi quá trình chăm sóc hậu phẫu không phức tạp, người bệnh hồi phục nhanh chóng.
- Đốt điện: Trước khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng để xác định vị trí có tế bào tổn thương và mức độ cần đốt rồi sau đó tiến hành đốt. Có 2 thủ thuật phổ biến là đốt điện và đốt laser. Phương pháp này xử lý tế bào viêm khá nhanh nhưng nguy cơ rủi ro lớn, dễ để lại sẹo tử cung. Đồng thời, quá trình thực hiện phẫu thuật gây đau đớn, chảy máu, thậm chí ảnh hưởng để quá trình thụ thai sau này.
- Áp lạnh: Ở phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sử dụng dụng cụ chứa nitơ hóa lỏng (nhiệt độ khoảng -50 độ C) rồi áp trực tiếp vào vùng viêm lộ tuyến khiến các tế bào viêm bị đông cứng lại, rồi dần dần bong tróc và bị đào thải ra bên ngoài.