Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh lý thuộc đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Đây cũng chính là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ. Bởi bệnh có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường sẽ là giải pháp tốt nhất để chữa trị kịp thời cũng như ngăn chặn bệnh ở trẻ. Sau đây là những kiến thức quan trọng phụ huynh không nên bỏ qua.
Định nghĩa
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh lý viêm lớp niêm mạc mũi bởi tiếp xúc với những tác nhân gây ra dị ứng. Cơ thể của trẻ nhỏ lúc này còn rất nhạy cảm, sức đề kháng kém. Đặc biệt các bé ở trong độ tuổi dưới 6 thường dễ bị bệnh. Theo thống kê đo được, có đến 75 - 80% trẻ ở lứa tuổi này mắc viêm mũi dị ứng.
Theo đó, bệnh sẽ dẫn tới những dấu hiệu sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi làm cơ thể bé luôn mệt mỏi, quấy khóc và khó chịu. Điều đó gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và sức khỏe tổng thể của các con. Vì vậy, cha mẹ không nên mang tâm lý chủ quan, nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, hãy nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám, kịp thời có các biện pháp xử lý sao cho phù hợp.
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ thường sẽ chia thành hai loại gồm:
Viêm mũi dị ứng có tính chu kỳ: Bệnh sẽ xảy ra vào một mùa nhất định ở trong năm. Thời gian thường gặp là vào khoảng giao mùa, mùa xuân, mùa hoa nở.
Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: Bệnh có thể khởi phát vào bất cứ thời điểm nào trong năm ngay khi bé vừa tiếp xúc với các dị nguyên. Theo đó, những dấu hiệu quả bệnh cũng sẽ bị tái phát khá thường xuyên.
Hình ảnh
Triệu chứng
Cũng tương tự như bệnh lý viêm mũi dị ứng ở những đối tượng khác, với trẻ nhỏ, bệnh cũng có các dấu hiệu giống. Phụ huynh hãy chú ý đến những triệu chứng bất thường của bé để sớm đi trẻ đi thăm khám và điều trị, tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng.
Các biểu hiện cho thấy trẻ đã bị viêm mũi dị ứng có thể kể tới gồm:
- Bé bị ngứa mũi, chảy nước mũi lỏng và có màu trong.
- Liên tục hắt xì, đặc biệt vào buổi sáng sớm và buổi tối.
- Trẻ thở khò khè, bị nghẹt mũi, các trường hợp nặng còn gây ra tình trạng khó thở, nặng hơn chính là ngừng thở.
- Các bé khi bị viêm mũi dị ứng sẽ quấy khóc nhiều, cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn và mất ngủ về đêm.
- Ngoài ra, trẻ còn bị đau đầu, ù tai, nhức mắt, đau họng. Trong trường hợp nặng, bé còn bị chảy máu cam rất nguy hiểm.
Những dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh sẽ rất nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn nếu bệnh có chiều hướng xấu, chuyển sang mãn tính, kéo dài và tái phát gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ.
Nguyên Nhân
Có rất nhiều yếu tố dẫn tới viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, có thể là từ tác nhân bên ngoài hoặc do những bất thường xuất phát từ trong cơ thể của trẻ nhỏ. Cho tới thời điểm hiện tại, y học đưa ra các nguyên do như sau:
- Trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Khi bé tiếp xúc với những tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khó bụi,... sẽ dễ xảy ra kích ứng, làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương và cũng dễ viêm nhiễm.
- Khói bụi công nghiệp: Các bé sống ở gần những khu công nghiệp phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói bụi cũng có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng khá cao.
- Yếu tố thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ sẽ không kịp thời thích ứng kịp và dễ dẫn tới các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có dị ứng thời tiết, niêm mạc mũi bị kích ứng.
- Di truyền: Có thể các bậc phụ huynh chưa biết, viêm mũi dị ứng ở trẻ em hoàn toàn có thể xảy ra bởi di truyền từ cha mẹ.
Ngoài những nguyên nhân chúng tôi vừa liệt kê bên trên, bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ còn có thể do: Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, nước hoa,... Do vậy, cha mẹ hãy lưu ý để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con.
Biến chứng
Thực tế, viêm mũi dị ứng không phải là bệnh trực tiếp gây nguy hiểm tới sức khỏe. Nhưng với đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ, đặc biệt các bé sơ sinh, đây là bệnh lý về đường hô hấp khá nguy hiểm và khó để chữa trị dứt điểm. Nguyên nhân là bởi cơ thể của bé còn non nớt, sức đề kháng khá yếu, dễ bị dị ứng kích ứng và gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ không được can thiệp kịp thời và áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp sẽ có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm là:
- Các bệnh về đường hô hấp: Khi viêm mũi dị ứng chuyển nặng, niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng sẽ là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công, làm viêm nhiễm đường hô hấp. Từ đó bé sẽ xuất hiện thêm các bệnh như viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng và khó để chữa trị.
- Tăng nguy cơ bị hen suyễn: Một trong các bệnh lý mãn tính nguy hiểm hiện nay chính là hen suyễn và cho tới nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Hen suyễn cấp hoặc mãn tính nếu không được xử lý kịp thời đều đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ nhỏ.
- Thị giác bị tổn thương: Các dấu hiệu viêm mũi dị ứng khi chuyển nặng sẽ lan rộng ra vùng mắt, gây triệu chứng đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt và nguy hiểm hơn chính là tổn thương viêm kết mạc.
Không chỉ gây ra những bệnh lý, tổn thương tại đường hô hấp, viêm mũi dị ứng còn khiến các hoạt động sinh hoạt của bé bị ảnh hưởng. Trẻ hay bỏ ăn, quấy khóc, mất ngủ, về lâu dài khiến cho cơ thể bị mệt mỏi và ảnh hưởng không ít tới sự phát triển tổng thể.
Phòng ngừa
Theo các chuyên gia về hô hấp tại Vietmec Group cho biết, trẻ nhỏ là nhóm tuổi rất dễ mắc các bệnh lý liên quan tới hô hấp, bao gồm cả viêm mũi dị ứng. Vì cơ thể của trẻ còn non nớt, đề kháng kém nên virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công gây ra các bệnh khác nhau. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.
- Phụ huynh hãy giữ vệ sinh tai mũi họng cho bé thật tốt. Cần đều đặn vệ sinh hàng ngày để mũi, họng, tai luôn sạch sẽ, không để vi khuẩn, virus có cơ hội sinh sôi phát triển.
- Cần xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo khoa học, cung cấp đủ các dưỡng chất nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nhờ vậy trẻ có thể ngăn ngừa bệnh tốt hơn.
- Phụ huynh lưu ý luôn vệ sinh sạch sẽ không gian sống, chăn màn, đệm cũng như đồ chơi của trẻ. Tránh để bụi bẩn, nấm mốc bám vào các vật dụng sinh hoạt hàng ngày, khi trẻ hít phải sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể và phát bệnh sau một khoảng thời gian.
- Cơ thể trẻ luôn cần được giữ ấm, đặc biệt vào thời điểm chuyển giao giữa các mùa. Khi mùa hè, cha mẹ hãy thường xuyên lau mồ hôi ở cổ, lưng cho con để không làm bé nhiễm lạnh do mồ hôi thoát ra và ngấm ngược vào quần áo trẻ đang mặc. Vào mùa đông, chú ý mặc ấm cho trẻ, đặc biệt tại vùng cổ, lòng bàn chân, bàn tay.
- Tránh để trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hóa, các loại vật nuôi. Nếu cần ra ngoài, hãy cho trẻ đeo khẩu trang đầy đủ và có đồ che chắn nếu phải đi qua những nơi nhiều khói bụi ô nhiễm.
- Cần hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây ra tình trạng dị ứng. Nếu khuyến khích bé uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh hàng ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe hô hấp ở trẻ.
Biện pháp điều trị
Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ cho uống thuốc gì? Thuốc Tây chữa bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ thường chỉ áp dụng cho các bé từ 3 tuổi và có những biểu hiện cấp tính, nghiêm trọng. Tùy vào tình trạng bệnh thực tế, các bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng Histamin: Là loại thuốc rất phổ biến trong việc chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng, giúp giảm tình trạng sổ mũi, hắt xì, ngứa mũi. Một số thuốc phổ biến: Fexofenadine, Clorpheniramin,...
- Thuốc chống viêm: Là loại thuốc xịt, có khả năng ức chế vi khuẩn, kháng viêm, giảm tình trạng viêm niêm mạc mũi, thuốc chỉ dùng trong thời gian ngắn. Thuốc thường dùng là: Pivalone, Rhinocort, Flixonase,...
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định cho các trường hợp bị viêm nhiễm nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm. Có thể dùng thuốc: Cefuroxim, Amoxicillin,...
Khi cho trẻ sử dụng các loại thuốc này, phụ huynh cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống để tránh gây tác dụng phụ.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ có thể chữa trị tại nhà với các nguyên liệu tự nhiên, làm giảm các biểu hiện khó chịu của bệnh. Những mẹo chữa này phù hợp với trẻ mới bị bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh biểu hiện nhẹ, có tính án toàn cao, ít gây ra tác dụng phụ.
- Nước muối: Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ đơn giản nhất đó là dùng nước muối y tế để vệ sinh cũng như làm sạch dịch nhầy trong mũi cho bé. Cách làm này sẽ giảm thiểu hiệu quả tình trạng tắc mũi, viêm mũi.
- Nước ép tỏi: Phụ huynh dùng tỏi tươi ép lấy nước, trộn cùng với mật ong và nhỏ một ít vào mũi cho trẻ từ 3 - 6 tuổi để giảm viêm mũi dị ứng.
- Ngải cứu: Cha mẹ đun nước lá ngải cứu cho bé xông hoặc có thể uống, nấu thành các món ăn hàng ngày sẽ giúp trẻ giảm triệu chứng bệnh.
Ngoài các nguyên liệu trên, phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng những loại khác như: Gừng, trầu không, lá bạc hà,... cũng mang tới tác dụng khá tốt. Để cho quá trình điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, phụ huynh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Chuyên gia
- Cơ sở