Viêm Họng Hạt
Viêm họng hạt là bệnh lý thuộc đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Khi bạn không có cách chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ xảy ra khá nhiều biến chứng. Do đó cần có những kiến thức cơ bản nhất về bệnh để sớm nhận biết và điều trị cũng như phòng ngừa bệnh thật hiệu quả. Dưới đây là những chia sẻ thông tin quan trọng của Vietmec.
Định nghĩa
Theo tiếng Anh, viêm họng hạt gọi là Pharyngitis County - Một dạng viêm họng thể mãn tính. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt những người thường không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, những người hay mắc bệnh về đường hô hấp hoặc người có cơ địa yếu sẽ chiếm tỷ lệ mắc cao.
Khi viêm họng hạt diễn ra trong thời gian dài, khu vực hầu họng của bệnh nhân sẽ có những viêm nhiễm rất nặng, làm cho tế bào lympho phải làm việc quá mức. Tình trạng này theo thời gian sẽ khiến cho phình to lympho và niêm mạc họng xuất hiện những hạt nhỏ có kích thước khác nhau. Chứng bệnh sẽ xuất hiện khá nhiều vào mùa đông. Do đó, bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể, lưu ý hơn ở thời điểm giao mùa.
Phân loại các thể bệnh
Dựa theo các đặc điểm khởi phát, y học đã phân chia viêm họng hạt thành 2 dạng bệnh cụ thể như sau:
- Viêm họng hạt cấp tính: Đây là giai đoạn bệnh nhân mới khởi phát bệnh. Những triệu chứng lúc này vẫn còn ở mức độ nhẹ, bạn sẽ bị rát cổ, đau họng, ho có đờm. Phần vòm họng xuất hiện những hạt bé li ti. Khi này, bệnh nhân kết hợp việc ăn uống hợp lý với những phương pháp chữa trị tích cực sẽ rất nhanh chóng khỏi bệnh.
- Viêm họng hạt mãn tính: Giai đoạn thứ hai này là thời điểm bệnh đã nặng hơn nhiều khi thể cấp tính không được chữa trị sớm và đúng cách. Bệnh thường kéo dài hơn 3 tuần, các biểu hiện rát họng, đau họng, ho có đờm sẽ diễn ra liên tục, dai dẳng không dứt. Lúc này, vòm họng của bạn sẽ xuất hiện những hạt to với kích cỡ hạt ngô, hạt đậu và mật độ cũng dày hơn. Ở giai đoạn mãn tính, việc chữa trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể bị nhờn thuốc và xảy ra những biến chứng khá nguy hiểm.
Ngoài cách phân chia trên, các chuyên gia còn phân bệnh dựa theo tính chất và đặc điểm của bệnh, cụ thể như sau:
- Viêm họng hạt thể quá phát: Là hiện tượng phần niêm mạc của vòm họng xảy ra sưng phù nề, dày lên và những tế bào lympho đang phát triển mạnh ở vòm họng với kích thước to bằng hạt đậu, hạt ngô. Khi không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể cũng như quá trình hô hấp của bệnh nhân.
- Viêm họng hạt hốc mủ: Đây là tình trạng nặng của bệnh viêm họng hạt, gây ra bội nhiễm, hình thành những hốc mủ tại vòm họng và người bệnh cũng có những triệu chứng khó chịu hơn.
- Viêm họng hạt ở lưỡi: Bệnh lý này là dấu hiệu những tế bào lympho ở đáy lưỡi, cuống lưỡi xảy ra quá phát và tạo ra những hạt trắng, kích thước hạt to nhỏ khác nhau và làm người bệnh khó chịu vô cùng.
- Viêm họng hạt xung huyết: Cụ thể là biểu hiện viêm họng hạt đã chuyển nặng, phần niêm mạc ở vòm họng bị phù nề, xuất huyết. Khi không điều trị tốt sẽ bị viêm tai giữa, viêm phổi,...
Hình ảnh
Triệu chứng
Bệnh viêm họng hạt thường có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày và sẽ khởi phát với những dấu hiệu là: Ngứa vòm họng, đau rát cổ họng. Dựa theo từng mức độ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người mà các biểu hiện cũng sẽ có khác biệt.
- Sốt: Bệnh nhân thường sẽ sốt cao từ 38 - 39 độ, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ phải hoạt động nhiều hơn để có thể chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể.
- Bệnh nhân bị đau họng, khó nuốt: Phần niêm mạc họng chịu tổn thương bởi vi khuẩn nên sẽ gây ra triệu chứng khô rát, đau, đặc biệt là khi nuốt.
- Trong cổ họng xuất hiện hạt đỏ: Đây chính là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh viêm họng hạt so với những chứng viêm họng khác. Trong cổ họng của bệnh nhân có những hạt đỏ với kích thước lớn nhỏ khác nhau, được xem là nguyên nhân làm bạn luôn thấy vướng víu ở cổ họng.
- Ho có đờm, ho khan: Những ổ viêm ở trong niêm mạc họng làm xuất hiện cơn ho có đờm, ho khan và kéo dài dai dẳng.
- Họng bị ngứa và vướng: Những hạt đỏ trong vòm họng sẽ ngày càng phát triển lớn hơn, bệnh nhân thường bị vướng, ngứa trong cổ, tình trạng này sẽ càng khó chịu khi ăn uống.
- Một số biểu hiện khác: Bên cạnh những dấu hiệu trên, bệnh nhân còn thấy xuất hiện các cơn ớn lạnh hoặc nổi hạch ở cổ.
Nguyên Nhân
Viêm họng hạt thuộc nhóm bệnh có rất nhiều nguyên nhân gây ra, theo đó, chúng ta cần nắm được những yếu tố tác động cụ thể như sau:
Nguyên nhân chủ quan:
- Người bệnh thường vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không đúng cách làm cho các virus, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây ra hiện tượng viêm nhiễm vòm họng.
- Chế độ ăn uống của bạn chưa hợp lý, thường sử dụng các đồ ăn uống lạnh, các chất kích thích, sau một thời gian dài sẽ khó tránh khỏi viêm họng hạt.
- Bệnh nhân mắc viêm dạ dày hay bệnh trào ngược cũng là một trong những yếu tố gây ra viêm họng hạt. Bởi thực quản và vòm họng thường phải tiếp xúc với lượng acid lớn trong dạ dày làm cho phần niêm mạc họng bị tổn thương.
- Mắc những bệnh lý thuộc đường hô hấp. Nếu bệnh nhân bị viêm xoang, viêm amidan, các virus và vi khuẩn cũng sẽ có khả năng xâm nhập sang họng và phát triển thành bệnh.
- Ngoài ra, khi bị viêm họng nếu bạn không chữa dứt điểm cũng sẽ có nguy cơ chuyển thành viêm họng hạt và nhiều dạng viêm họng biến chứng khác.
Yếu tố khách quan:
- Có môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm, các chất độc hại.
- Người bệnh gặp phải sự thay đổi đột ngột của thời tiết, cơ thể không kịp thời thích nghi, đặc biệt với những ai có sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị viêm họng.
Biến chứng
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, viêm họng hạt bởi các vi khuẩn và virus xâm nhập vào cổ họng và gây viêm nhiễm trong thời gian dài. Theo đó, các chuyên gia tai mũi họng cho biết, bệnh lý này hoàn toàn có khả năng lây từ người này qua người khác. Những con đường lây nhiễm bạn cần biết đó là:
- Tiếp xúc trực tiếp
Khi bạn trò chuyện, ôm hôn với những bệnh nhân viêm họng hạt sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm. Bởi vi khuẩn cùng virus trong nước bọt sẽ bắn ra ngoài và bám vào cơ thể bạn, chờ cơ hội để xâm nhập sinh sôi.
- Tiếp xúc gián tiếp
Dù không trực tiếp nói chuyện nhưng nếu bạn dùng chung những đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bệnh cũng có khả năng bị nhiễm viêm họng hạt. Do đó, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn cần sử dụng riêng các dụng cụ như: Bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc chén,...
Cũng có nhiều người thắc mắc thêm vấn đề viêm họng hạt có nguy hiểm không. Theo đó, khi bạn chần chừ trong việc điều trị, các biến chứng là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Cụ thể gồm:
- Áp xe họng: Bệnh viêm họng hạt kéo dài sẽ làm cho người bệnh bị áp xe họng, những triệu chứng điển hình gồm: Không nuốt được nước bọt, họng đau rát dữ dội, tim đập nhanh, đau cơ hàm, cơ thể sốt cao và nước tiểu cũng có màu sẫm. Khi càng để lâu, bệnh sẽ lan xuống cả cơ hàm làm cho bạn bị ngạt thở, khó thở.
- Viêm tấy quanh amidan: Các vi khuẩn, virus phát triển sẽ nhanh chóng di chuyển tới amidan và làm sưng tấy, đau rát.
- Ung thư vòm họng: Đây là biến chứng rất nặng nề ở những người bị viêm họng hạt. Vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh sẽ xâm nhập vào các tế bào, phá hủy cấu trúc vòm họng và làm cho những tế bào này mất khả năng phục hồi. Bệnh ung thư sẽ trực tiếp đe dọa tới mạng sống của bệnh nhân.
- Các cơ quan khác bị ảnh hưởng: Viêm họng hạt còn có thể gây ra các bệnh lý ở những khu vực khác như: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, thậm chí là thấp khớp, viêm cầu thận, thấp tim,...
Phòng ngừa
Bệnh viêm họng hạt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, do đó, bạn hãy áp dụng ngay từ giờ những biện pháp phòng tránh được gợi ý dưới đây:
- Luôn vệ sinh răng miệng và họng sạch sẽ hàng ngày để loại bỏ hết các virus, vi khuẩn.
- Rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các chất bẩn, độc hại.
- Hạn chế việc tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, nếu là yếu tố bắt buộc trong công việc, bạn cần có đầy đủ đồ bảo hộ.
- Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý viêm amidan, viêm xoang, trào ngược dạ dày,...
- Chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt khi trời trở lạnh.
- Thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi phát hiện các triệu chứng của bệnh liên quan tới tai mũi họng.
Viêm họng hạt là bệnh lý có biểu hiện như thế nào, làm sao để chữa trị và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Bạn đọc hãy tham khảo để bổ sung thêm cho mình những kiến thức hữu ích, từ đó có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
Biện pháp chẩn đoán
Để có thể xác định được chính xác có mắc viêm họng hạt hay không, bạn cần tới các cơ sở y tế, tiến hành kiểm tra thăm khám bởi các bác sĩ. Dựa vào những dấu hiệu lâm sàng, bạn sẽ được xác định đang gặp vấn đề gì ở đường hô hấp.
Cụ thể là:
- Cơ thể xuất hiện các cơn sốt cao đột ngột, mệt mỏi và đau nhức toàn thân.
- Khi quan sát thấy cổ họng có những hạt nhỏ li ti với các kích thước khác nhau.
- Bệnh nhân có cảm giác vướng víu ở cổ họng và thường xuyên phải khạc nhổ.
- Niêm mạc họng cũng có dấu hiệu sưng đỏ, ngoài ra còn có thể quan sát thấy mủ trắng. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển nặng hơn.
Biện pháp điều trị
Bệnh viêm họng hạt có thể chữa trị bằng các mẹo trong dân gian, thuốc Đông y và Tây y. Mỗi cách điều trị sẽ có sự phù hợp với từng bệnh nhân, chúng ta vẫn cần tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ để đạt hiệu quả đẩy lùi bệnh tốt nhất.
Chữa viêm họng hạt nhẹ bằng mẹo dân gian
Điều trị viêm họng hạt tại nhà bằng các biện pháp trong dân gian từ xưa tới nay vẫn luôn được ứng dụng rộng rãi, nhiều người tin tưởng sử dụng vì cho hiệu quả tốt, an toàn với cơ thể và cũng tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Bệnh nhân khi mới mắc viêm họng hạt có thể tham khảo những mẹo dưới đây.
Mật ong và chanh đào
Mật ong cùng chanh luôn là những nguyên liệu tự nhiên có khả năng sát khuẩn cao, tiệt trùng tốt, ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của những tác nhân tự do gây ra bệnh. Cùng với đó, mật ong còn có khả năng giảm kích ứng cũng như phục hồi cho vùng niêm mạc bị tổn thương. Bạn có thể sử dụng mật ong và chanh đào với 2 cách.
- Cách 1: Rửa sạch chanh đào, thái thành các lát mỏng và xếp vào trong hũ thủy tinh. Bạn đổ mật cho cho ngập chanh và ngâm trong vòng 1 tháng. Khi bị viêm họng hạt, hãy lấy ra 1 - 2 thìa mật ong chanh đào để ngậm và nuốt từ từ.
- Cách 2: Vắt lấy nước chanh hòa cùng mật ong, nước ấm để uống đều đặn mỗi ngày cho tới khi bệnh khỏi.
Lá bạc hà
Bạc hà là gia vị rất quen thuộc trong các món ăn cũng như trong một số đồ uống hiện nay, đây cũng là dược liệu ứng dụng rộng rãi trong việc chữa trị viêm họng hạt ở trẻ em cũng như người lớn. Bạc hà có vị cay nồng, tính ấm sẽ giúp giảm đau, sát khuẩn, tiêu đờm, thông họng rất tốt. Bạn cũng có thể dùng lá bạc hà với 2 cách như sau.
- Cách 1: Chuẩn bị một nắm lá bạc hà, rửa sạch và cho vào 400ml nước đun với một chút đường phèn. Khi nước đã chuyển sang màu xanh, bạn cho thêm 1 thìa nước cốt chanh vào đun cho tới khi dung dịch đã cô đặc hơn sẽ chắt ra lọ thủy tinh để dùng dần. Mỗi ngày ngậm hỗn hợp trên 2 - 3 lần để làm dịu họng nhanh chóng.
- Cách 2: Lá bạc hà cũng mang rửa sạch, cho vào bát hấp cách thủy cùng mật ong khoảng 15 phút. Sau đó chắt lấy nước và uống hàng ngày.
Gừng tươi điều trị viêm họng hạt
Trong gừng có chứa lượng lớn hoạt chất với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, rất thích hợp cho người bị viêm họng hạt. Bên cạnh đó, gừng cũng đã được các chuyên gia đánh giá có khả năng làm long đờm, thông cổ họng, ngăn chặn, tiêu diệt các vi khuẩn, nấm gây ra nhiều bệnh lý khác.
- Cách 1: Cạo sạch vỏ gừng, đem thái thành những lát mỏng và ngậm trong miệng cùng với một ít muối trắng. Cho tới khi đã hết tinh chất, bạn súc miệng với nước ấm và có thể sử dụng mỗi ngày 2 - 3 lần.
- Cách 2: Cạo sạch vỏ gừng và củ cải trắng, rửa rồi thái miếng nhỏ để cho vào máy xay nhuyễn. Bạn chắt lấy nước cốt và uống, phần bã có thể ngậm trong miệng khoảng 5 phút rồi nhả ra.
Lá tía tô
Khi điều trị viêm họng hạt, có nhiều người lựa chọn cách sử dụng lá tía tô vì có hiệu quả cao và cũng thích hợp cho mọi đối tượng. Bạn có thể tham khảo 2 công thức lá tía tô dưới đây.
- Cách 1: Rửa sạch lá tía tô để cho ráo nước rồi bạn thái sợi nhỏ. Nấu cháo thịt nạc cho chín nhừ sẽ thêm lá tía tô vào và ăn khi còn nóng để giải độc, thuyên giảm nhanh những triệu chứng của bệnh.
- Cách 2: Chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch rồi mang đi xay nhuyễn để chắt lấy nước cốt, chia thành 4 lần uống/ngày.
Bạn cần lưu ý, với những trường hợp viêm họng hạt nặng, đã có các biến chứng sẽ không đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các mẹo trong dân gian.
Viêm họng hạt uống thuốc gì của Tây y?
Tây y là phương án được đông đảo bệnh nhân lựa chọn vì cho hiệu quả nhanh chóng, tác dụng rõ rệt sau một vài lần sử dụng. Nhưng để dùng thuốc, bệnh nhân cần có sự chỉ định cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa.
Những thuốc thường được dùng cho người bị viêm họng hạt gồm:
- Thuốc kháng sinh: Thường dùng Beta Lactam và Macrolid để làm giảm sự hoạt động của virus, vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc kháng viêm: Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng Prednisolon cùng một số thuốc kháng viêm khác để giảm viêm nhiễm ở họng.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Một trong các triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm họng hạt là đau và sốt. Lúc này, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc giảm đau, hạ sốt để cơ thể nhanh hồi phục.
- Dung dịch súc miệng: Bệnh nhân cần chú ý sử dụng dung dịch để súc miệng khi điều trị viêm họng hạt. Việc này sẽ giúp làm sạch những vi khuẩn và virus ở trong khoang miệng tốt hơn.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Bên cạnh việc quan tâm tới các cách chữa trị viêm họng hạt, bệnh nhân cũng cần chú ý đến những thực đơn ăn uống hàng ngày để góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh như sau.
Các thực phẩm nên ăn:
- Món ăn mềm dễ nuốt: Bạn nên lựa chọn các thực phẩm dễ nuốt, có độ mềm tốt để không làm cọ xát niêm mạc họng khiến họng bị đau hơn. Bạn có thể ăn cháo, bột yến mạch, súp,...
- Nên ăn thực phẩm trơn má t: Các món canh mồng tơi, bầu, rau đau nên sử dụng thường xuyên để làm dịu họng.
- Thực phẩm giàu vitamin A, C, E: Cung cấp các dưỡng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus. Có thể sử dụng: Cam, chuối, đu đủ, dâu tây, việt quất,...
- Các thực phẩm giàu kẽm: Giúp bạn tăng cường trao đổi chất, ngăn chặn sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh. Hãy tích cực ăn rau chân vịt, sò, ngao,...
Viêm họng hạt kiêng gì:
- Đồ ăn khô cứng: Đồ nướng, quay, bánh mì khô,... là những thực phẩm dễ làm họng bị trầy xước, khiến cho viêm nhiễm trở nặng hơn.
- Các thực phẩm chứa nhiều vị cay: Ớt, tiêu, các món lẩu cay, món xào tiêu sẽ làm họng thêm kích ứng và rất lâu khỏi.
- Những đồ ăn lạnh: Kem, chè, nước đá, nước ngọt lạnh,...làm cho cổ họng luôn chịu kích ứng, các hạt nhỏ trong họng bị sưng tấy và đỏ rát, sử dụng thuốc cũng bị giảm hiệu quả không ít.
- Chuyên gia
- Cơ sở