Bị Gout Chân Sưng Đau – 7 Cách Giúp Giảm Nhanh Tại Nhà
Chân sưng đau là triệu chứng điển hình của bệnh gout, lúc này người bệnh sẽ gặp khó khăn lớn trong việc di chuyển, sinh hoạt và lao động hàng ngày. Để đẩy lùi tình trạng đau nhức giúp cơ thể cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn thì bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản như ngâm chân bằng nước nóng hoặc thảo dược, chườm đá lạnh lên vùng khớp bị đau, bổ sung vitamin C,…
Bị gout chân sưng đau và những điều cần biết
Gout là bệnh lý viêm tại khớp xảy ra do sự tích tụ của acid uric tại khớp dưới dạng muối urat. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là quá trình đào thải acid uric tại thận bị ngưng trệ, chúng tồn tại trong máu trong thời gian dài và gây ra nhiều biến chứng, trong đó phổ biến là bệnh gout. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout là di truyền, chế độ ăn uống thiếu cân bằng dinh dưỡng, bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu đạm và purin cho cơ thể, lạm dụng rượu bia, thường xuyên sử dụng các loại đồ uống nhiều đường,…
Bệnh gout gây sưng đau tại chân là tình trạng muối tinh thể urat tích tụ tại các khớp nơi đây và kích thích nên phản ứng viêm. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện cơn đau khớp cấp tính: Cơn đau ban đầu sẽ xuất hiện tại khớp ngón chân cái, sau đó lan rộng sang các khớp bị ảnh hưởng ở xung quanh. Cơn đau có tính chất dữ dội và đau kéo dài từ 4 – 12 giờ.
- Đau dữ dội về đêm tại khớp: Các khớp bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội vào ban đêm, chỉ cần một chiếc khăn mỏng đè nhẹ lên trên cũng sẽ khiến bạn không thể chịu nổi.
- Khớp chân bị bong tróc: Gout là một dạng phản ứng viêm tại khớp, vì thế người bệnh sẽ có triệu chứng viêm đau và sưng tấy đỏ tại vùng bị tổn thương. Khi cơn đau đã bắt đầu giảm thì người bệnh sẽ bắt đầu có cảm giác ngứa và bong tróc da tại nơi đây.
- Đau nhức theo đợt: Các cơn đau gout tại chân thường diễn ra theo đợt, mỗi lần xuất hiện sẽ cách nhau từ 7 – 10 ngày. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý thì tần suất xuất hiện cơn đau sẽ nhiều hơn.
Đau gout tại chân khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng vận động và công việc hàng ngày. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
7 cách giảm đau gout ở chân hiệu quả tại nhà
Các cơn đau khớp chân do gout gây ra sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và làm suy giảm chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để đẩy lùi triệu chứng này thì bạn có thể áp dụng các cách giảm đau đơn giản sau đây:
Ngâm chân bằng nước ấm hoặc thảo dược
Một trong những cách giảm đau do bệnh gout gây ra an toàn và hiệu quả đó là ngâm chân trong nước nóng. Ngâm chân trong nước ấm sẽ có tác dụng làm thư giãn các khớp, kích thích tuần hoàn máu đến các khớp bị tổn thương, điều hòa nội tiết từ đó mang lại hiệu quả giảm đau. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt đối với những trường hợp bị đau gout tại khớp ngón chân, khớp bàn chân hoặc khớp mắt cá chân.
Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy đun sôi khoảng 2 lít nước, thả thêm vào một ít muối hạt khuấy đều cho tan hết. Sau đó đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi dùng để ngâm chân, ngâm khoảng 20 phút đến khi nước nguội hoàn toàn là được. Để làm tăng hiệu quả mang lại, bạn có thể đun sôi nước với một số loại dược liệu có tác dụng giảm đau rồi sử dụng để ngâm chân như tía tô, ngải cứu, lá lốt, lá trầu không,…
Bên cạnh việc ngâm chân mỗi khi cơn đau gout xuất hiện, người bệnh cũng có thể duy trì thói quen này đều đặn mỗi ngày giúp phòng ngừa cơn đau gout xuất hiện vào ban đêm, từ đó giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Giảm đau gout ở chân bằng cách chườm đá lạnh
Chườm đá là phương pháp được rất nhiều người áp dụng giúp đẩy lùi các cơn đau nhức tại xương khớp, đây cũng được xem là một trong những cách giúp giảm đau gout rất tốt. Khi thực hiện chườm lạnh, nhiệt độ từ đá sẽ có tác dụng làm co mạch và tê liệt các dây thần kinh cảm giác ở đây để ngăn quá trình dẫn truyền thông tin về não bộ. Từ đó, cơn đau nhức sẽ thuyên giảm một cách đáng kể, đồng thời giúp tinh thần người bệnh trở nên tỉnh táo hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản, mỗi khi cơn đau khớp xuất hiện bạn hãy lấy vài cục đá lạnh cho vào một chiếc khăn mềm và mỏng bọc kín lại, sau đó sử dụng để chườm nhẹ nhàng lên vùng khớp đang bị cơn đau gout hành hạ. Chườm liên tục như vậy cho đến khi cơn đau gout thuyên giảm hoàn toàn là được. Khi thực hiện, bạn tuyệt đối không sử dụng đá lạnh áp trực tiếp lên da để tránh bị bỏng lạnh.
Bạn có thể thực hiện chườm lạnh để giảm đau nhiều lần trong ngày, tuy nhiên mỗi lần chườm phải cách nhau ít nhất từ 3 – 4 tiếng. Ngoài cách chườm lạnh giảm đau, bạn cũng có thể thực hiện ngâm chân vào trong nước lạnh hoặc xả dưới vòi nước lạnh.
Nghĩ ngơi và nâng cao chân bị đau
Mỗi khi cơn đau gout xuất hiện cấp tính, bạn hãy nâng chỗ khớp bị thương cao hơn so với tim. Cách này có tác dụng kích thích máu lưu thông về tim, từ đó mang lại hiệu quả giảm đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Khi cơn đau nhức xuất hiện bạn hãy hạn chế vận động, thay vào đó hãy nằm nghỉ ngơi trên giường. Khi nằm nghĩ hãy chú ý kê gối bên dưới chân bị đau sao cho chân cao hơn với tim là được.
Thực hiện kê cao chân như vậy trong khoảng 1 giờ bạn sẽ thấy cơn đau nhức dần thuyên giảm, từ đó cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý bảo vệ chỗ khớp bị thương thật cẩn thận, tránh tác động lực mạnh vào nơi đây khiến cơn đau nhức trở nên tồi tệ hơn.
Uống nhiều nước tăng đào thải acid uric
Trong cơ thể chúng ta chiếm hơn 70% thể tích là nước, chúng có chức năng duy trì và cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Vì vậy, nước được xem là thành phần có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động sống của cơ thể.
Nồng độ acid uric còn tồn tại quá nhiều trong máu gây tích lũy tại khớp dưới dạng tinh thể muối urat, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout và hình thành nên các cơn đau nhức khó chịu. Vì vậy, để phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng đau nhức do bệnh gây ra thì người bệnh nên chú ý bổ sung thật nhiều nước cơ thể. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ có tác dụng thanh lọc cơ thể, từ đó quá trình đào thải nồng độ acid uric dư thừa trong máu ra bên ngoài sẽ diễn ra tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được, uống nhiều nước mỗi khi cơn đau gout cấp tính xuất hiện sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Chính vì vậy, người bị bệnh gout nên bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc bạn cũng có thể uống thêm nước dừa, nước ép trái cây,… giúp bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Bổ sung vitamin C giúp giảm đau gout ở chân
Vitamin C là thành phần dưỡng chất có tác dụng chống viêm và mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt. Vì vậy mỗi khi cơn đau gout xuất hiện, bạn hãy bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng các loại thực phẩm chức năng hoặc nước ép trái cây tươi giàu vitamin C như nước ép cam quýt, nước ép bưởi, nước ép dứa,…
Một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy, vitamin C còn có tác dụng tăng đào thải nồng độ acid uric ra bên ngoài cơ thể thông qua đường tiết niệu và làm giảm urate huyết thanh. Nếu bạn có thói quen bổ sung vitamin C sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn rất nhiều, còn đối với người đang mắc bệnh sẽ hạn chế nguy cơ tái phát cơn đau gout.
Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, từ đó giúp tăng nguy cơ chống lại các tác nhân gây hại, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và cảm cúm thông thường.
Giảm đau bằng giấm táo và mật ong
Mật ong và giấm táo đều là những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và có khả năng đẩy lùi các cơn đau nhức do bệnh gout gây ra. Công dụng chính của hai nguyên liệu này là kháng khuẩn, kháng viêm từ đó mang lại hiệu quả giảm đau nhức và viêm sưng. Việc sử dụng kết hợp hai nguyên liệu trên với nhau sẽ trở thành bài thuốc giảm đau nhức tại khớp do gout gây ra rất hiệu quả.
Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
Lấy khoảng 2 thìa giấm táo hòa tan cùng với 3 thìa mật ong nguyên chất, sử dụng hỗn hợp này để uống ngay sau đó. Sử dụng bài thuốc này 2 lần/ngày, kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày thì bạn sẽ thấy tần suất xuất hiện các cơn đau nhức tại khớp thuyên giảm một cách đáng kể.
Trên đây là 7 cách giảm đau gout tại nhà an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo và thực hiện. Tuy nhiên, các cách ở trên chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và cơn đau nhức sẽ tái phát nhanh chóng ngay sau đó. Vì vậy, khi bị bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định mức độ bệnh trạng để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!