Bị Táo Bón Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Phải Làm Sao?

Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng xảy ra khá phổ biến, nếu được kiểm soát tốt sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngược lại, nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ bị sảy thai, suy dinh dưỡng bào thai, nhiễm độc tố,…  Bài viết dưới đây là hướng dẫn xử lý đúng cách khi bị táo bón ở 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ có thể tham khảo.

Táo bón khi mang thai ba tháng đầu là tình trạng mà rất nhiều chị em mắc phải
Táo bón khi mang thai ba tháng đầu là tình trạng mà rất nhiều chị em mắc phải

Dấu hiệu nhận biết táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Cơ thể người mẹ có sự thay đổi rất lớn trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, cơ địa của mẹ lúc này trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều và dễ gặp một số vấn đề bất thường về sức khỏe. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, táo bón là triệu chứng rất dễ xảy ra ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân giúp sớm phát hiện ra tình trạng táo bón, để từ đó bạn có thể đưa ra phương án điều trị đúng cách và kịp thời. Một số dấu hiệu táo bón có thể gặp khi bị táo bón trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ mà mẹ cần lưu ý là:

  • Đi ngoài khó khăn, mỗi lần đi vệ sinh phải ngồi rất lâu, rặn mạnh mới có thể đẩy phân ra ngoài.
  • Phân đào thải ra ngoài thường khô cứng, bề mặt sần sùi đôi khi có lẫn chất nhầy.
  • Lượng phân đào thải ra ngoài ít hơn bình thường, chúng có thể đóng thành cục nhỏ hoặc tạo thành khối to.
  • Đau rát và chảy máu hậu môn khi đi ngoài, đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn,…

Các triệu chứng táo bón ở trên sẽ được cải thiện sau khi bước qua thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai, nhưng cũng có thể trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể là:

  • Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bào thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Việc mẹ bầu rặn mạnh khi đi đại tiện sẽ tạo ra các cơn co thắt tử cung, nếu tình trạng này diễn ra với mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đến sảy thai.
  • Táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ còn làm gia tăng nguy cơ khởi phát các bệnh lý khác như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,… và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác.
  • Táo bón khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi và chán ăn. Nếu mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lúc này, thai nhi sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm sức đề kháng.
  • Độc tố trong phân nếu không được đào thải ra ngoài sẽ gây ra tình trạng hấp thụ ngược. Lâu dần sẽ khiến cơ thể mẹ bị nhiễm độc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu
Táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu

Táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu. Nhưng nếu các triệu chứng của táo bón khởi phát trong giai đoạn này thì mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý. Ở trường hợp này, mẹ bầu nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp cải thiện đúng cách để hệ tiêu hóa hoạt động bình thường trở lại.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Táo Bón Thai Kỳ xảy ra do đâu? Có nguy hiểm không?

Tại sao mang thai 3 tháng đầu dễ bị táo bón?

Việc nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón khi mang thai ở 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, táo bón là triệu chứng có thể mắc phải ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nhưng thường gặp nhất là trong 3 tháng đầu do tác động của các yếu tố sau đây:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu tăng cường sản sinh ra hormone progesterone để nới lỏng hệ thống cơ trong cơ thể. Khi nồng độ hormone này tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa, làm chậm nhu động ruột và cản trở quá trình đào thải phân ra ngoài.
  • Bổ sung vi chất không đúng cách: Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu phải tăng cường bổ sung một số thành phần dưỡng chất giúp thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất, đặc biệt là canxi và sắt. Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách bổ sung hai yếu tố vi lượng này thông qua dạng viên uống.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa trong giai đoạn thai kỳ. Tình trạng táo bón rất dễ khởi phát trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu mẹ bầu có thói quen sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào, đồ ăn khó tiêu.
  • Nôn nghén nhiều: 3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian mẹ bầu bị nôn nghén nhiều nhất. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên với mức độ nặng sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa diễn ra bên trong cơ thể và tác động tiêu cực đến hoạt động của đường tiêu hóa. Chính vì thế, táo bón là triệu chứng rất dễ xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Nôn nghén nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất nước và làm gia tăng khởi phát triệu chứng táo bón
Nôn nghén nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất nước và làm gia tăng khởi phát triệu chứng táo bón
  • Ít vận động: Mẹ bầu ngồi ì một chỗ trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình nhu động ruột và kích hoạt khởi phát triệu chứng táo bón. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng táo bón thai kỳ và khiến bệnh trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón khi mang thai ở ba tháng đầu. Trong lần đầu tiên mang thai, rất nhiều mẹ bầu bị rơi vào trạng thái căng thẳng và stress. Điều này đã tác động tiêu cực đến tâm lý của mẹ, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
  • Tử cung phát triển: Trong những tháng đầu của thai kỳ, tử cung của mẹ bắt đầu nở rộng để đủ không gian cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, khi tử cung nở rộng sẽ gây ra một số bất thường về sức khỏe như làm chậm nhu động ruột, chèn ép lên hệ tiêu hóa và cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì thế, triệu chứng táo bón cũng rất dễ khởi phát ở giai đoạn này.
  • Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa: Táo bón có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ nếu mẹ mắc các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, rối loạn tiêu hóa,…

THAM KHẢO THÊM: 12 Cách Trị Táo Bón Tại Nhà Đơn Giản cần biết

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

Ba tháng đầu của thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm, vì thế mẹ cần phải hết sức cẩn thận trọng việc lựa chọn phương án khắc phục tình trạng táo bón để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách xử lý an toàn khi bị táo bón ở 3 tháng đầu của thai kỳ mà chúng tôi tổng hợp được mẹ có thể tham khảo:

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều rất cần thiết trong khoảng thời gian thai kỳ. Khi cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ có tác dụng tăng cường chuyển hóa và giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru hơn. Với những mẹ bầu bị táo bón, bổ sung đủ nước cho cơ thể còn có tác dụng làm mềm phân và giúp đi tiêu dễ hơn.

Chuyên gia cho biết, mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày thông qua nước lọc, nước ép trái cây tươi, nước canh, nước ép rau,… Nếu bị nôn nghén hoặc đang sử dụng viên uống bổ sung vi chất, mẹ bầu cần bổ sung nước cho cơ thể nhiều hơn mức bình thường.

Nguyên tắc điều trị táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ là bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nguyên tắc điều trị táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ là bổ sung đủ nước cho cơ thể

Vận động hợp lý

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không được vận động mạnh hay ngồi ì một chỗ trong thời gian dài. Thay vào đó, bạn hãy duy trì thói quen vận động hợp lý để có được sức khỏe tốt trong khoảng thời gian thai kỳ. Ngoài ra, vận động hợp lý còn được xem là một trong những cách giúp khắc phục chứng táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ khá tốt.

Vận động sẽ kích thích tuần hoàn máu bên trong cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn và tăng nhu động ruột để tiêu hóa thức ăn. Duy trì thói quen này mỗi ngày còn có tác dụng cải thiện sức khỏe và nâng cao tinh thần của mẹ bầu. Một số bài tập đơn giản mẹ bầu có thể thực hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ là đi bộ, yoga cho mẹ bầu. Hãy tập luyện với thời gian và cường độ thích hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Đi vệ sinh đúng cách

Đi vệ sinh đúng cách cũng là phương pháp cải thiện chứng táo bón khá an toàn và hiệu quả trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đồng thời, cách này còn hạn chế được nguy cơ tái phát táo bón trở lại. Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi vệ sinh là:

  • Nên đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút. Đây là thời điểm nhu động ruột mạnh nhất nên rất dễ đào thải phân ra ngoài.
  • Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, không nhịn đi đại tiện trong thời gian dài khiến phân trở nên khô cứng và khó đào thải ra bên ngoài.
  • Nên đi đại tiện ở tư thế ngồi xổm giúp phân dễ bị đẩy ra ngoài hậu môn. Ở trường hợp sử dụng bồn cầu bệt, bạn có thể kê một cái ghế nhỏ có chiều cao khoảng 20cm ngay bên dưới chân giúp nâng cao phần đùi lên.
  • Kết hợp hít thở sâu khi đi đại tiện giúp thư giãn cơ sàn chậu, tránh tình trạng bị căng thẳng khi đi đại tiện.

ÁP DỤNG NGAY: Tư Thế Ngồi Đúng Khi Đi Vệ Sinh để tránh táo bón và trĩ

Kiểm soát căng thẳng, stress

Ngồi thiền giúp mẹ bầu có thể kiểm soát căng thẳng và hỗ trợ đẩy lùi chứng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Ngồi thiền giúp mẹ bầu có thể kiểm soát căng thẳng và hỗ trợ đẩy lùi chứng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu

Căng thẳng, stress là yếu tố làm gia tăng khởi phát các vấn đề bất thường về sức khỏe ở thai phụ. Đồng thời, đây cũng là yếu tố kích hoạt khởi phát triệu chứng của bệnh táo bón trong giai đoạn thai kỳ. Nếu bị táo bón khi mang thai ba tháng đầu, mẹ cần học cách kiểm soát căng thẳng để khắc phục và ngăn chặn bệnh tiếp tục chuyển biến sang giai đoạn nặng. Một số liệu pháp kiểm soát căng thẳng, stress hiệu quả dành cho mẹ bầu là:

  • Tránh làm việc quá sức, hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Không thức khuya quá 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
  • Thư giãn đầu óc bằng cách ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc, massage, xông hơi, tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm, chia sẻ với người thân,…
  • Nếu bị căng thẳng quá mức và không thể kiểm soát bằng các liệu pháp thông thường, mẹ bầu nên đến gặp chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ.

Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa và sức khỏe của mẹ bầu. Để đẩy lùi chứng táo bón, mẹ bầu cần xây dựng cho bản thân thói quen ăn uống lành mạnh trong suốt khoảng thời gian thai kỳ. Đồng thời, ăn uống lành mạnh còn giúp mẹ bầu có được khoảng thời gian thai kỳ khỏe mạnh. Một số điều mà mẹ bầu cần lưu ý trong chế độ ăn uống là:

  • Cân bằng lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là đạm và chất xơ. Cách này giúp mẹ bầu tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu dưỡng chất.
  • Chia 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để sử dụng. Việc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa và khiến việc chuyển hóa thức ăn bị trì trệ.
  • Nếu đang bị táo bón, mẹ bầu nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… Thực phẩm giàu magie cũng có tác động rất tốt đến hệ tiêu hóa như hạt óc chó, sữa chua, rau màu xanh đậm,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu chất đạm, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ. Đây là nhóm thực phẩm gây hại đến hoạt động của hệ tiêu hóa và khiến tình trạng táo bón trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh sử dụng sữa, chế phẩm từ sữa và các loại đồ uống chứa cafein.
Tăng cường bổ sung chất xơ vào trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu khi bị táo bón
Tăng cường bổ sung chất xơ vào trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu khi bị táo bón

GIẢI ĐÁP CHI TIẾT: Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Không Bị Táo Bón trong thời gian thai kỳ?

Áp dụng mẹo chữa bệnh tự nhiên

Chữa táo bón bằng mẹo lưu truyền trong dân gian có độ an toàn cao nên được nhiều mẹ bầu ưu tiên áp dụng tại nhà. Thành phần dưỡng chất trong dược liệu khi đi vào cơ thể sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng tình trạng táo bón và hỗ trợ cải thiện sức khỏe của mẹ bầu. Các mẹo chữa táo bón tự nhiên có độ an toàn cao và không gây hại đến sức khỏe mà mẹ bầu có thể tự áp dụng tại nhà là:

– Dùng quả sung

  • Rửa sạch 10 gram quả sung tươi, vớt ra để ráo rồi dùng dao bổ đôi.
  • Ruột già lợn sau khi mua về đem rửa sạch với chanh và muối để loại bỏ mùi hôi, sau đó thái thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Cho quả sung và lòng lợn vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, bắc lên nồi đun cho nước sôi lên thì vặn nhỏ lửa lại.
  • Tiếp tục đun cho đến khi lòng lợn và sung chín hoàn mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Múc canh ra bát rồi sử dụng ngay khi còn nóng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Mẹ bầu nên sử dụng món ăn này 1 lần/ngày và dùng liên tục trong 1 tuần là được.

– Uống nước mật ong chanh ấm:

  • Cho 2 thìa mật ong nguyên chất vào một cốc nước ấm rồi nặn thêm nửa quả chanh.
  • Dùng thìa trộn đều cho tan hết rồi sử dụng để uống ngay sau đó.
  • Mẹ bầu nên uống một cốc nước mật ong chanh ấm vào mỗi buổi sáng giúp dễ đi tiêu hơn.
Uống mật ong chanh pha nước ấm để cải thiện tình trạng táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Uống mật ong chanh pha nước ấm để cải thiện tình trạng táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ

– Ăn mè rang trộn mật ong

  • Mẹ bầu cần chuẩn bị khoảng 50 gram mè đen và 30 gram mật ong nguyên chất.
  • Mè đen rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo rang thơm. Sau đó đem trộn đều với mật ong.
  • Chia hỗn hợp trên thành 2 phần rồi dùng để ăn hết trong ngày.
  • Thực hiện cách trị táo bón này liên tục trong 2 – 3 ngày sẽ giúp việc đi tiêu diễn ra dễ dàng hơn.

NHẤP VÀO ĐÂY: 9 Cách Trị Táo Bón Cho Bà Bầu Nhanh Nhất rất hiệu quả

Dùng thuốc Tây y theo đơn kê

Dùng thuốc Tây y trị táo bón trong 3 tháng đầu của thai kỳ không được chuyên gia khuyến khích. Thành phần dược tính trong thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nhưng nếu tình trạng táo bón diễn ra với mức độ nặng thì bạn vẫn có thể dùng thuốc Tây y để cải thiện. Các loại thuốc Tây y thường được kê đơn điều trị táo bón cho thai phụ đang trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên là:

  • Thuốc nhuận tràng tạo khối (Psyllium hay Methylcellulose): Thuốc có tác dụng bổ sung thêm chất xơ để làm tăng khối phân và giúp phân trở nên mềm xốp. Mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc với liều lượng thấp và tăng cường bổ sung nước cho cơ thể.
  • Thuốc nhuận tràng làm mềm phân (Ocusate): Thuốc nhuận tràng trị táo bón có tác dụng làm mềm phân bằng cách bổ sung nước vào phân, từ đó việc đi cầu sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (Magie hydroxit hay Polyethylene glycol): Thuốc có tác dụng hút nước vào ruột để làm mềm phân, đồng thời kích thích hoạt động của cơ trơn trong ruột giúp phân di chuyển nhanh hơn.
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn (Glycerin): Thuốc được điều chế dưới dạng viên đặt hậu môn. Khi tan ra, thuốc sẽ hình thành nên lớp màng bôi trơn bao bọc quanh khối phân, giúp phân dễ dàng di chuyển qua hậu môn.

Việc sử dụng thuốc trị bệnh cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc về trị bệnh tại nhà. Sau khi dùng thuốc nếu có phát sinh tác dụng phụ, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý.

Thăm khám chuyên khoa nếu bị táo bón kéo dài hoặc táo bón với mức độ nặng trong thời gian mang thai
Thăm khám chuyên khoa nếu bị táo bón kéo dài hoặc táo bón với mức độ nặng trong thời gian mang thai

TIN HỮU ÍCH: Những Cách Phòng Ngừa Táo Bón hay không nên bỏ qua

Biện pháp phòng ngừa táo bón khi mang thai 3 tháng đầu

Vào những tháng đầu tiên của thai kỳ, rất nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng táo bón và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để hạn chế nguy cơ bị táo bón trong thời điểm này, mẹ bầu cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày bằng cách uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh,…
  • Nói không với nước trà đặc, đồ uống có cồn và đồ uống chứa cafein.
  • Sử dụng thêm thực phẩm chứa probiotic và prebiotic giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
  • Sử dụng viên uống bổ sung vi chất theo hướng dẫn của chuyên gia, tuyệt đối không nên lạm dụng.
  • Đi vệ sinh ngay khi cơ thể phát tín hiệu, tuyệt đối không được nín nhịn.
  • Luôn giữ cho đầu óc thoải mái, vui vẻ và lạc quan. Điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ra tình trạng táo bón.
  • Dành thời gian hoạt động thể chất mỗi ngày thông qua các bài tập đơn giản giúp tăng nhu động ruột và giảm táo bón.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Táo bón là triệu chứng rất dễ xảy ra ở thai phụ đang mang thai 3 tháng đầu. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bầu nên có biện pháp xử lý đúng cách để giảm thiểu rủi ro và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Nếu táo bón diễn ra với mức độ nặng và không đáp ứng điều trị bằng liệu pháp tự nhiên, mẹ bầu nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị đúng cách.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android