Bà Bầu Bị Táo Bón Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?
Khi bị táo bón trong thai kỳ, bà bầu nên ăn rau xanh, trái cây tươi, cá nước ngọt, các loại đậu và hạt, ngũ cốc nguyên cám, khoai lang, sữa chua, và bổ sung vào thực đơn ăn uống.
Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
Trong thời gian mang thai, bà bầu muốn hạn chế táo bón nên ăn các nhóm thực phẩm giàu chất xơ, magie hoặc có chứa probiotic, uống nhiều nước để giúp tăng cường nhu động ruột. Theo đó, một số loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, chế chế biến bà bầu có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như:
Rau xanh
Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu. Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp làm trơn hệ tiêu hóa, giúp phân mềm và tơi hơn, hạn chế tình trạng phân cứng rắn gây táo bón. Bà bầu nên ưu tiên dùng các loại rau xanh có màu sắc đậm, tiêu biểu như:
- Cải Brussels: Cải brussels rất giàu chất xơ, giúp kích thích hoạt động của cơ quan tiêu hóa và chống táo bón, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp mẹ bầu tránh được tình trạng mệt mỏi khi mang thai.
- Bông cải xanh: Chất xơ trong bông cải có khả năng giữ nước trong phân, tăng nhu động ruột và giúp tiêu hóa thức ăn nhanh chóng.
- Rau bina: Chứa hàm lượng lớn chất xơ, vitamin C, vitamin K, sắt, folate,… giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng táo bón thai kỳ, cải thiện sức đề kháng, kích thích phát triển trí não ở thai nhi.
- Rau diếp xoăn: Chứa hàm lượng lớn inulin – một dạng prebiotic, khi đi vào đường ruột sẽ kích thích sự phát triển của lợi khuẩn và cải thiện chức năng của đường tiêu hóa.
- Rau mồng tơi: Có đặc tính nhuận tràng tự nhiên, giúp giảm nhẹ triệu chứng táo bón, kích thích nhu động ruột và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn.
Trái cây tươi hoặc khô
Trái cây là nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có lợi, dễ dàng tiêu hóa, giúp bà bầu hạn chế tình trạng bị táo bón trong thời gian mang thai. Những loại trái cây tiêu hóa tốt thường là trái chín, có màu vàng, đỏ hoặc nhiều nước. Một số loại trái cây bổ dưỡng bà bầu nên ăn như:
- Mận khô: Có khả năng làm tăng khối lượng phân và giúp thức ăn di chuyển trơn tru hơn. Đồng thời, hàm lượng đường fructose và sorbitol trong mận khô còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giảm nhanh triệu chứng táo bón.
- Táo: Chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan. Khi ăn, chất xơ hòa tan pectin trong táo sẽ lên men, chuyển hóa thành các acid béo chuỗi ngắn giúp hút nước vào đại tràng và làm mềm phân.
- Kiwi: Giàu chất xơ và chứa lượng đường thấp, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng táo bón mà không sợ bị tăng cân.
- Quả lê: Hàm lượng đường fructose và sorbitol trong quả lê cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác. Đường fructose đi vào cơ thể sẽ kéo nước vào trong ruột kết giúp làm mềm phân và tăng nhu động ruột. Còn sorbitol sẽ đưa nước vào trong ruột và đẩy lùi triệu chứng táo bón.
- Trái cây có múi: Các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi,… có hàm lượng chất xơ pectin rất cao, giúp cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa, giảm táo bón và giúp việc đi vệ sinh luôn diễn ra đều đặn.
Cá nước ngọt
Cá rất tốt cho bà bầu trong giai đoạn mang thai vì giàu protein, chất béo có lợi. Tuy nhiên để tránh nguy cơ bị táo bón, bà bầu nên chọn cá nước ngọt thay vì cá biển. Theo đó, cá nước ngọt cung cấp hàm lượng đạm vừa đủ, không nhiều như cá biển, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, tăng hiệu quả loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
Các loại đậu và hạt
Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh,… có chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên rất cao. Vì thế, đây cũng là nhóm thực phẩm nên sử dụng nếu đang bị táo bón trong thời gian thai kỳ. Hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan trong đậu khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng khối lượng và trọng lượng phân, tránh tình trạng phân khô cứng khó đào thải ra ngoài.
Một số loại hạt cũng có tác dụng giảm táo bón khá tốt mà mẹ bầu không nên bỏ qua là hạt chia và hạt lanh. Các loại hạt này khi tiếp xúc với nước sẽ tạo thành lớp gel bôi trơn đường ruột giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và đào thải phân ra ngoài diễn ra thuận lợi hơn.
Ngũ cốc nguyên cám
Khi bị táo bón, mẹ bầu nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên cám như bột yến mạch, bánh mì đen,… thay cho các loại ngũ cốc đã qua chế biến. Hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc nguyên cám khá cao, giúp khối phân và thúc đẩy thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.
Đồng thời, chất xơ hòa tan còn có khả năng tạo thành lớp gel bôi trơn đường ruột giúp bảo vệ niêm mạc ruột và dễ đẩy phân ra ngoài. Ăn ngũ cốc nguyên cám khi mang thai còn giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể và kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng mẹ bầu bị tăng cân mất kiểm soát trong thời gian thai kỳ.
Khoai lang
Khoai lang thuộc nhóm thực phẩm có tác dụng nhuận tràng. Hàm lượng tinh bột trong khoai lang không cao nhưng lại chứa rất nhiều nước, nếu sử dụng thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa.
Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm có chứa hàm lượng acid lactic lớn, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bà bầu, duy trì thói quen ăn 2 – 3 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng của cơ thể. Chỉ sau vài ngày sử dụng, bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh táo bón thuyên giảm hoàn toàn.
Bà bầu nên tránh ăn gì để nhanh hết táo bón?
Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa, bà bầu cũng cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau đây để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến triệu chứng táo bón trở nên ngày càng tồi tệ hơn:
- Chuối xanh: Chứa đến 80% là tinh bột kháng hấp thụ. Nếu mẹ bầu sử dụng sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón,… Đồng thời tanin trong chuối còn làm se niêm mạc ruột và làm chậm nhu động ruột.
- Socola: Chứa quá nhiều chất béo, khi đi vào cơ thể sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm co thắt đường ruột.
- Thịt đỏ: Chứa đạm cao, khó tiêu hóa, bà bầu ăn nhiều sẽ dễ bị táo bón.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Thành phần lactose trong sữa thường rất khó tiêu, khi mẹ bầu sử dụng sẽ gây ra tình trạng đầy hơi và khó tiêu.
- Thực phẩm giàu Gluten: Bà bầu nếu bị mẫn cảm gluten khi dung nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và gây ra triệu chứng táo bón kéo dài.
- Đồ ăn cay nóng: Gây nóng trong, gây kích thích không tốt đến niêm mạc ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ: Chứa chất béo cao, ít xơ, ăn thường xuyên sẽ bị táo bón và gây tăng cân mất kiểm soát.
- Bánh kẹo ngọt nhiều đường: Ăn thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể, làm chậm nhu động ruột.
- Thực phẩm đóng hộp: Đồ ăn đóng hộp chứa rất nhiều muối Natri, nếu mẹ bầu sử dụng sẽ khiến cơ thể bị mất nước và làm chậm việc đào thải phân ra bên ngoài.
- Thức uống chứa cồn và cafein: Nồng độ cồn khi đi vào đường ruột sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này và làm gia tăng nguy cơ táo bón. Còn cafein là thức uống lợi tiểu, dễ gây mất nước và làm gia tăng nguy cơ táo bón.
Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị táo bón thai kỳ mẹ có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong việc lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.