Cá Ngựa Là Gì? Công Dụng Và Các Bài Thuốc Từ Dược Liệu
Cá ngựa là loại dược liệu có nguồn gốc động vật được Y học cổ truyền cùng các nghiên cứu hiện đại đánh giá cao. Nhờ hàm lượng dược chất lớn, vị thuốc này giúp tăng cường sinh lý, trị hen suyễn, chữa bệnh thận, nâng cao chức năng sinh sản của nam giới… Sử dụng chủ yếu qua các phương pháp như ngâm mật ong, nấu cháo, hoặc ngâm rượu, nhưng cần tuân thủ liều lượng và kiêng kỵ theo tư vấn của chuyên gia y tế.
Cá ngựa là loại dược liệu có nguồn gốc động vật được Y học cổ truyền cùng các nghiên cứu hiện đại đánh giá cao. Nhờ hàm lượng dược chất lớn, vị thuốc này giúp tăng cường sinh lý, trị hen suyễn, chữa bệnh thận, nâng cao chức năng sinh sản của nam giới… Chi tiết đặc điểm, thành phần, cách dùng và giá bán dược liệu sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.
Cá ngựa là gì? Đặc điểm hình dáng, phân loại
Cá ngựa còn được gọi là thủy mã, hải mã hay mã đầu ngư có tên khoa học là Hippocampus Sp. Đây là loài động vật sống ở các vùng biển nhiệt đới, thường được khai thác làm dược liệu và bào chế thành các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.
Đặc điểm hình dáng, màu sắc
Trong tự nhiên, hải mã sinh trưởng và phát triển ở vùng nước mặn với các đặc điểm như sau:
- Thân dẹt và dày, chiều dài cơ thể trung bình 16cm, có con dài trên 30cm.
- Phần đầu cá có hình dạng giống đầu con ngựa, thân hơi gập, đỉnh chùm có nhiều gai nhọn.
- Mõm cá hình trụ, miệng tương tự như 1 chiếc vòi, không có răng, 2 mắt lõm sâu.
- Đuôi dài xoắn tròn về trước, không có vây.
- Hải mã thường có màu vàng, trắng, vàng nâu, một số loài có thêm ánh đỏ hoặc xanh đen.
Nơi phân bố
Cá ngựa được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng biển nhiệt đới, ôn đới thuộc các khu vực Đông Nam Á, Nam Phi, kênh đào Panama. Chúng thường trú ngụ bên dưới thảm cỏ biển, rạn san hô hoặc những nơi có nước trong ở cửa sông đổ ra biển, rừng ngập mặn.
Trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện khoảng 54 loài cá ngựa. Tại Việt Nam, thủy mã được tìm thấy nhiều ở vùng biển thuộc các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa với 4 loài đặc trưng là cá ngựa đen, cá ngựa chấm, cá ngựa gai và cá ngựa Nhật.
Tính riêng ở Đông Á, hải mã được xem là dược liệu quý, nhất là tại Việt Nam và Trung Quốc. Do vậy loài động vật này đang được khai thác tận diệt và có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng cá thể trong tự nhiên.
Khai thác và chế biến
Thời điểm khai thác hải mã lý tưởng nhất là mùa hạ và mùa thu. Khi đánh bắt người ta sẽ cột cá ngựa thành từng cặp gồm 1 con đực và 1 con cái, sau đó sơ chế bỏ ruột và chỉ giữ lại phần thân để làm dược liệu.
Việc chế biến, sơ chế hải mã được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch, bóc tách màng da phía ngoài của cá rồi mổ bỏ phần ruột.
- Bước 2: Uốn cong dược liệu rồi đem đi phơi hoặc sấy khô.
- Bước 3: Nghiền thành bột mịn hoặc đóng túi và bảo quản nguyên con đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Phân biệt hải mã đực – cái
Cá ngựa thường sinh sống theo từng cặp nên khi khai thác luôn gặp 1 đực – cái. Có thể phân biệt giới tính của loài động vật này qua các đặc điểm sau:
- Con đực luôn có hình dáng thon, dài hơn con cái.
- Thân của con đực nhiều gai, thân con cái thì có màu sáng và nhẵn hơn.
- Phía dưới con đực luôn có 1 túi đựng trứng do con cái đẻ ra (con đực đảm nhận việc mang thai và sinh con).
Lợi ích, tác dụng của cá ngựa với sức khỏe
Từ lâu cá ngựa được các tài liệu Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa mệnh danh là “vàng 10” cho sức khỏe con người. Không ít nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra thành phần dược chất và những công dụng của cá ngựa.
Vậy thực chất cá ngựa trị bệnh gì, có tác dụng như thế nào? Dưới đây là chi tiết:
Theo Y học cổ truyền
Trong cuốn từ điển về dược liệu “Bản thảo cương mục thập di”, cá ngựa mang vị ngọt mặn, tính ôn, không độc, quy vào 2 kinh Can Thận. Y học cổ truyền khẳng định tác dụng của cá ngựa như sau:
- Ôn thận, tráng dương, hoạt huyết, điều khí, làm ấm thận, tiêu báng hón, tán kết tiêu viêm.
- Củng cố sức mạnh sinh lý, giúp cường dương, chữa yếu sinh lý, cải thiện chức năng ngũ tạng.
- Ngoài ra, dược liệu này cũng là thành phần quan trọng trong các bài thuốc trị mụn nhọt, suy nhược thần kinh của Đông y.
Công dụng của cá ngựa theo Tây y
Theo các nghiên cứu khoa học, hải mã có chứa nhiều dưỡng chất, khoáng chất quan trọng cho sức khỏe con người. Điển hình như:
- Peptid: Hoạt chất hoạt động tương tự như kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
- Protein: Củng cố chức năng chống lão hóa của cơ thể.
- DHA: Tăng cường sức khỏe sinh lý nam và nữ.
- Prostaglandin: Là enzym tổng hợp giúp ổn định thần kinh, tăng cường miễn dịch.
Từ các thành phần dưỡng chất trên, cá ngựa đem lại hiệu quả trong:
- Cải thiện sinh lý nam giới
Sử dụng hải mã thường xuyên giúp cơ thể nam giới tăng cường tiết ra oxytocin – Hormone có khả năng cường dương, tác động mạnh mẽ tới tuyến yên. Do vậy, các quý ông đang gặp tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, suy giảm sinh lý, đau nhức “cậu nhỏ” thì nên sử dụng vị thuốc tự nhiên này để cải thiện.
- Điều trị vô sinh, hiếm muộn con cái ở nam và nữ
Ở những phụ nữ có cơ địa hàn khó thụ thai, đối mặt với vô sinh hiếm muộn khi sử dụng thủy mã sẽ tăng khả năng rụng trứng, giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn.
Mặt khác, do chứa thành phần docosahexaenoic acid cao nên cá ngựa còn kích thích sản sinh “tinh binh” ở nam giới. Từ đó giúp các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn tăng cơ hội có con.
- Chủ trị hen suyễn, thở khò khè
Thành phần dược chất có trong hải mã có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn, viêm xoang hiệu quả, không tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể sử dụng dược liệu song song với thuốc Tây mà không gây kích ứng.
- Chữa sưng thận và viêm thận mãn
Tác dụng chữa sưng, viêm thận mãn tính của cá ngựa cũng là câu trả lời cho câu hỏi “cá ngựa chữa bệnh gì” đang được nhiều người quan tâm. Sở dĩ như vậy là vì trong dược liệu có hàm lượng lớn protein giúp tiêu viêm, chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời giải độc và tái tạo hồng cầu hỗ trợ điều trị sưng thận, viêm thận mãn tính.
Ngoài những lợi ích trên, hải mã còn hỗ trợ làm đẹp da, kích thích tái tạo biểu bì của da, giúp da căng tràn sức sống, luôn mịn màng và hồng hào. Đồng thời, khi được dung nạp vào cơ thể, dược chất trong loài động vật này còn hỗ trợ làm mềm vùng da khô ráp, cải thiện vết sẹo lõm trên da.
Bài thuốc trị bệnh từ cá ngựa khô
Không ít người dùng cũng đặt ra câu hỏi “cá ngựa ăn được không”. Thực tế, hải mã có thể ăn được, nhưng cách dùng phổ biến nhất vẫn là kết hợp với các dược liệu khác để trị bệnh, nâng cao sức khỏe.
Dưới đây là một số cách dùng cá ngựa đem lại hiệu quả cao:
Cá ngựa ngâm mật ong
Chuẩn bị: 5 cặp cá ngựa, 1 lít mật ong rừng nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ cá ngựa sau đó xếp vào bình thủy tinh.
- Rót mật ong ngập cá rồi đậy nắp đem bảo quản ở nơi thoáng mát, không bị mặt trời chiếu trực tiếp.
- Sau 30 – 45 ngày khi các dưỡng chất của 2 dược liệu hòa quyện vào nhau là có thể đem ra sử dụng.
- Mỗi ngày dùng khoảng 1 – 2 thìa mật ong uống trực tiếp hoặc pha cùng nước ấm.
Bài thuốc điều trị hiếm muộn vô sinh ở nam và nữ
Chuẩn bị: Hải mã khô.
Cách thực hiện:
- Nghiền vị thuốc thành bột mịn rồi bảo quản trong lọ kín để dùng dần.
- Mỗi lần lấy 1g bột hải mã hòa tan cùng nước sôi để nguội.
- Ngày sử dụng 3 lần như vậy, kết hợp ăn uống điều độ để đạt được hiệu quả mong muốn.
Bài thuốc trị hen suyễn, khò khè
Để sử dụng hải mã khô trị hen suyễn, khò khè bạn có thể tham khảo 2 công thức sau:
Cách 1: Kết hợp cá ngựa và đương quy
Chuẩn bị: 5g hải mã, 10g đương quy.
Cách thực hiện:
- Cho các dược liệu đã được sơ chế, làm sạch vào nồi đun cùng 200ml nước.
- Hạ lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 50ml nước thì chắt ra sử dụng.
- Chia hỗn hợp thành 2 phần và uống trong buổi sáng, buổi tối để cải thiện tình trạng hen suyễn.
Cách 2: Nấu cháo cá ngựa chữa hen suyễn cho trẻ
- Hải mã đem tán thành bột mịn rồi đem nấu cùng 1 – 2g bột.
- Cho trẻ sử dụng cháo mỗi ngày để thu được hiệu quả sức khỏe tốt nhất.
Cá ngựa ngâm rượu tăng sinh lý
Thực tế có rất nhiều cách ngâm rượu hải mã tăng sinh lý. Nam giới có thể tham khảo những gợi ý sau:
Cách 1: Bài thuốc tăng sinh lý tổng thể
Chuẩn bị: 30g mỗi vị thủy mã, nhân sâm, long nhãn, cốt toái bổ và 1 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu, chờ ráo hẳn rồi đem cắt nhỏ.
- Cho hỗn hợp vào bình thủy tinh sau đó đổ ngập rượu, đậy kín nắp và bảo quản trong 1 tuần là có thể sử dụng.
- Mỗi ngày dùng 1 – 2 chén nhỏ rượu cá ngựa tương đương 20 – 40ml để cải thiện chức năng sinh lý, tránh lạm dụng quá mức vì có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận.
Cách 2: Bài thuốc hỗ trợ điều trị di tinh, mộng tinh
Chuẩn bị: 1 cặp hải mã khô, 10g kỷ tử và 6g mỗi vị đại hồi, dâm dương hoắc, rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Đem dược liệu đi sơ chế, sau đó ngâm tất cả cùng rượu trắng.
- Ngâm rượu trong khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn để các tinh chất được tiết ra hết là có thể đem ra sử dụng.
- Mỗi ngày dùng khoảng 20 – 30ml rượu trong bữa cơm, sử dụng liên tục để loại bỏ hết di tinh, mộng tinh.
Cách 3: Bài thuốc điều trị liệt dương
Chuẩn bị: 30g hải mã, 100g dâm dương hoắc, 100g ba kích và rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Dược liệu để nguyên con, đem sơ chế sạch sẽ cùng các vị thuốc rồi xếp lần lượt vào bình kín.
- Từ từ đổ rượu trắng vào, đậy kín nắp và bảo quản trong 1 – 2 tháng. Thời gian ngâm rượu càng lâu thì hiệu quả trị liệt dương càng cao.
- Mỗi ngày dùng khoảng 30ml rượu để tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng cương cứng của “cậu nhỏ”.
Bài thuốc chữa bệnh thận
Chuẩn bị: 1 con hải mã, 1 quả bầu dục lợn.
Cách thực hiện:
- Cho hải mã vào chảo rang nóng cho đến khi chuyển sang màu vàng, có độ giòn thì xay nhuyễn lấy bột mịn.
- Cắt đôi rồi bóp bầu dục lợn với chanh muối, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
- Cho bột hải mã vào trong bầu dục lợn rồi dùng dây buộc chặt phần hở lại.
- Đem bầu dục lợn hấp cách thủy và sử dụng hết trong ngày.
- Kiên trì thực hiện như vậy trong 15 ngày triệu chứng bệnh thận sẽ được cải thiện.
Bài thuốc chữa hạch, u bướu vùng bụng
Chuẩn bị: 1 cặp hải mã, 50g gạo nếp.
Cách thực hiện:
- Đem hải mã đi rửa sạch với nước rồi chặt thành từng khúc nhỏ.
- Trộn chung hải mã cùng gạo và đem nấu cháo đến khi nhừ.
- Cuối cùng nêm nếm lại cháo cho vừa ăn và thưởng thức khi còn nóng để trị bệnh tốt nhất.
Những kiêng kỵ khi sử dụng hải mã
Cá ngựa là dược liệu quý, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng vị thuốc này hiệu quả nhất. Dưới đây là những nhóm đối tượng nên tránh sử dụng hải mã:
- Bệnh nhân nóng trong, thường xuyên bị sốt.
- Đối tượng khô cổ họng, viêm xoang mãn tính, viêm họng, mờ mắt.
- Những bệnh nhân cảm cúm sử dụng hải mã có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được dùng dược liệu.
Ngoài ra, mỗi người cũng cần chú ý tuần thủ về liều lượng, cách chế biến vị thuốc này. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn trước khi sử dụng.
Giá bán cá ngựa khô bao nhiêu 1kg, mua ở đâu?
Cá ngựa khô giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào khối lượng, cách bán theo từng cặp của mỗi đơn vị:
- Theo cân nặng: Giá bán cá ngựa khô theo cân nặng phụ thuộc vào số lượng con/kg và kích thước cá. Loại hải mã có kích thước 14 – 17cm có giá khoảng 1.600.000 VNĐ/100g, loại kích thước lớn hơn có giá khoảng 2 – 3 triệu đồng/100g.
- Theo cặp: Dao động trong khoảng 250.000 – 450.000 VNĐ/cặp.
Để mua được sản phẩm cá ngựa chất lượng, khách hàng nên chọn những địa chỉ uy tín, có tiếng tăm trên thị trường. Đồng thời xem xét những chính sách ưu đãi, hậu mãi để đảm bảo việc mua hàng diễn ra tốt nhất.
Cá ngựa thực sự là món quà quý giá mà đại dương ban tặng cho con người. Tuy nhiên, để dược liệu phát huy tối đa hiệu quả cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tránh lạm dụng và phạm phải những kiêng kỵ mà gây hại cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!