9 Cách Chữa Khó Thở Về Đêm Tại Nhà Hiệu Quả

Khó thở về đêm thường bắt gặp ở những người lớn tuổi, những người có các bệnh nền về huyết áp hay tim mạch. Tuy nhiên dạo gần đây độ tuổi mắc bệnh này lại đang có xu hướng trẻ hóa. Khó thở về đêm khiến người bệnh mất ngủ, khó chịu dẫn đến các hệ lụy về sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vậy có những cách chữa khó thở về đêm tại nhà nào và thực hiện ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

9 cách chữa khó thở về đêm tại nhà an toàn, hiệu quả

Khó thở là hiện tượng không thoải mái về đường hô hấp, xảy ra do nhiều yếu tố như: Môi trường ô nhiễm, tâm lý, sinh lý, xã hội… Từ đó, cản trở quá trình trao đổi oxy, lưu thông máu gây mất ngủ, ngủ không sâu, ảnh hưởng đến thần kinh và sức khỏe. Những người mắc bệnh thường có biểu hiện: Rối loạn nhịp thở, thở nhanh, nông kèm theo các triệu chứng tức ngực, nghẹt thở, mệt mỏi…

Khó thở về đêm gây mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Khó thở về đêm gây mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Hiện tượng khó thở về đêm có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Với những trường hợp bệnh nhẹ, mới bị trong thời gian ngắn thì có thể áp dụng các bài tập hỗ trợ dưới đây:

Thở sâu

Bài tập hít thở sâu là bài tập cơ bản và quan trọng nhất trong chuỗi các phương pháp chữa khó thở về đêm tại nhà. Để thực hiện tốt, người bệnh chỉ cần nắm vững các nguyên tắc sau:

Cách tiến hành:

  • Nằm ở tư thế thoải mái, chân duỗi thẳng, tay đặt lên bụng.
  • Tiếp đến, hít một hơi thật sâu cho tràn đầy khoang phổi.
  • Giữ như vậy từ 5-10 phút rồi từ từ thở ra bằng miệng.
  • Lặp lại bài tập từ 20-25 lần mỗi ngày để thu về kết quả chữa bệnh như ý.

Ngồi thả lỏng và rướn người về phía trước

Bài tập này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vô cùng lớn, phù hợp với rất nhiều người. Tư thế này giúp cho không khí dễ dàng lưu thông, tạo cảm giác thoải mái cho người tập.

Cách tiến hành:

  • Ngồi thẳng lưng, người dựa vào ghế. Hai bàn chân chạm đất.
  • Ngực ưỡn về phía trước, khuỷu tay chống lên đầu gối hoặc hai tay chống cằm.
  • Thả lỏng phần vai và cổ kết hợp hít thở đều đặn.

Thở mím môi

Bài tập này có công dụng tăng thời gian của một nhịp thở khiến lượng oxy lưu thông đến phổi nhiều hơn. Từ đó làm tăng áp lực từ bên ngoài vào phổi, đả thông lượng không khí tắc nghẽn bên trong.

Bài tập yêu cầu người bệnh hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng
Bài tập yêu cầu người bệnh hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng

Cách tiến hành:

  • Ngồi thả lỏng thoải mái trên ghế, vai nhẹ nhàng buông thõng, cổ thả lỏng, tay có thể đặt một tay lên thành bụng.
  • Hít thở bằng mũi từ từ có thể dùng đến hai nhịp và cảm nhận lượng không khí điền đầy khoang ngực của mình.
  • Mím môi giữ khí hoặc hơi chu môi nhẹ (giống như thổi sáo) sau đó thở ra từ từ chậm rãi.

Xông mũi

Xông mũi bằng hơi nước ấm giúp làm ấm không khí và lỏng chất nhầy trong phổi. Để tăng tính hiệu quả cho phương pháp, bạn có thể xông hơi cùng với tinh dầu bạc hà, xả, dầu khuynh diệp…

Cách tiến hành:

  • Cho nước vào đun sôi cùng với một ít tinh dầu vào (nếu có).
  • Chờ cho nước nguội bớt tầm 2-3 phút để tránh bị bỏng hơi.
  • Đưa mặt cách nước từ 10 đến 15cm rồi dùng một tấm khăn hoặc vải trùm lên đầu để tránh hơi phát tán ra ngoài.
  • Hít thở đều.
  • Mỗi tuần tiến hành xông mũi 2-3 lần. Mỗi lần xông khoảng 10 phút.

Chống tay lên bàn

Chống tay lên bàn kết hợp hít thở sâu, đều đặn là tư thế dễ thực hiện, giúp cơ thể thư giãn, thả lỏng. Từ đó, giúp thể tích khí đi vào cơ thể nhiều hơn, không khí lưu thông tốt hơn, cải thiện được các triệu chứng tức ngực, nghẹt thở.

Cách thực hiện:

  • Chân đứng thẳng thả lỏng, tay hoặc khuỷu tay đặt nhẹ lên mặt bàn phẳng, cố gắng cổ giữ ở tư thế thẳng thoải mái nhất.
  • Vai thư giãn sau đó đầu từ từ dựa vào cánh tay.
  • Tâm trí tập trung hít thở đều đặn.
  • Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Mỗi lần tiến hành 10-15 nhịp thở để có được kết quả như ý.

Uống trà gừng

Hơi nóng của nước ấm và tinh chất của nó có tác dụng làm loãng, làm lỏng chất nhầy có trong phổi giúp đường thở thông thoáng và tình trạng khó thở được cải thiện hơn. Nếu không có sẵn trà gừng bạn có thể thay thế bằng cách ăn trực tiếp một lát gừng tươi.

Uống trà gừng có thể cải thiện chứng khó thể về đêm rất hiệu quả
Uống trà gừng có thể cải thiện chứng khó thể về đêm rất hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Đun khoảng 200ml nước với một vài lát gừng tươi trong vòng 5 đến 10 phút.
  • Thêm một vài thìa mật ong hoặc chanh giúp cho hương vị cốc trà gừng thêm đậm đà và giúp vị trà thêm ngon hơn.
  • Gừng có vị nóng nên không nên đun nhiều, mỗi lần sử dụng chỉ cần 2 đến 3 lát.

Đứng tựa lưng vào tường

Đứng dựa lưng vào tường giúp cho lưng ở vị trí thẳng, vai được mở rộng làm cho thể tích khí lưu thông vào phổi tăng lên. Đây được coi là tư thế thoải mái, giảm áp lực vào cột sống, kích thích đường thở.

Cách tiến hành:

  • Đứng sát vào tường, phần hông và phần vai tiếp xúc hết cỡ với mặt phẳng thẳng đứng.
  • Dang rộng hai chân, lưng giữ thẳng.
  • Thả lỏng hai vai, hai tay buông thõng, mặt hơi ngửa và hít thở đều.

Dùng cơ hoành để thở

Cơ hoành là một loại cơ rộng, dẹt nằm ở giữa ổ bụng và lồng ngực. Cơ hoành có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Theo nghiên cứu, khi cơ hoành hạ xuống 1cm thì lượng không khí vào phổi lên tới 250ml và chiếm ½ thể tích khí lưu thông. Vì vậy, bài tập dùng cơ hoành để thở rất tốt cho những người bị suy hô hấp, khó thở về đêm.Cách tiến hành:

  • Nằm ngửa, để cơ thể thả lỏng, tinh thần thoải mái, hai tay đặt lên bụng.
  • Hít chậm, hít sâu sao cho bụng phình lên còn lồng ngực không di chuyển.
  • Hóp bụng lại, đẩy không khí ra bằng miệng. Chú ý, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
  • Duy trì mỗi ngày thực hiện 5-10 nhịp thở.

Nằm ở tư thế thoải mái

Một vài trường hợp khó thở khi nằm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và xa hơn nữa là sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để khắc phục tình trạng trên, người bệnh có thể tham khảo hai tư thế nằm thoải mái dưới đây.

Tư thế nằm ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình hô hấp và chất lượng giấc ngủ
Tư thế nằm ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình hô hấp và chất lượng giấc ngủ

Cách tiến hành:

  • Tư thế nằm ngửa: bạn có thể sử dụng thêm hai chiếc gối một để kê cao dưới cổ hai là kê dưới đầu gối hoặc dưới bắp chân và giữ cho lưng duy trì ở tư thế thẳng.
  • Tư thế nằm nghiêng: vẫn sử dụng hai chiếc gối một kẹp ở giữa hai chân một để nâng cao đầu sao cho lưng được giữ ở tư thế thẳng.

Những lưu ý khi chữa khó thở về đêm tại nhà

Bên cạnh những cách chữa khó thở về đêm tại nhà vừa nêu trên, người bệnh cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Giữ gìn không gian sống thông thoáng, sạch sẽ, ấm áp.
  • Không hút thuốc lá và tránh các môi trường có thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với một số tác nhân dị ứng và độc hại như hóa chất, dung môi độc hại, khói bụi ô nhiễm, lông các loài động vật, nấm mốc,..
  • Không vận động, tập luyện hay làm việc quá sức.
  • Hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân béo bì dẫn đến ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch.
  • Tích cực tập thể dục thể thao, ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc.

Các cách chữa khó thở về đêm tại nhà vừa nêu trên chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Nếu thấy triệu chứng bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và có phương án xử lý, chữa trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android