10 Cách Phòng Ngừa Táo Bón Hay (Rau Củ, Trái Cây, Nước…)
Các cách phòng ngừa táo bón hay và được nhiều người áp dụng tại nhà là ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, vận động thể chất mỗi ngày, đi vệ sinh đúng cách,… Táo bón khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, bạn cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa, tránh để tình trạng này tái phát nhiều lần.
Thông tin cần biết về táo bón
Táo bón là vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp mà bất cứ ai cũng đã từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Khi bị táo bón bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện với các triệu chứng như đại tiện ít, phân khô cứng, mót rặn,… Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với một số dấu hiệu đi kèm như cứng bụng, căng thẳng khi đi đại tiện, chán ăn, đau và chuột rút bụng,..
Chuyên gia cho biết, táo bón có thể khởi phát do tác động của rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp là ăn uống thiếu chất xơ, cơ thể thiếu nước, lười vận động thể chất, lạm dụng thuốc Tây y, ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên, mắc bệnh về đường tiêu hóa,… Việc nắm rõ được nguyên nhân gây ra táo bón sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh.
Táo bón khi chuyển biến sang giai đoạn mãn tính sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hậu môn – trực tràng như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, rò hậu môn,… Nếu bị táo bón kèm theo triệu chứng như đau quặn bụng, táo bón xen lẫn tiêu chảy, chảy máu trực tràng, gầy sút cân,… bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện làm kiểm tra để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
ĐỌC THÊM: Bệnh Trĩ Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Dứt Điểm
10 cách phòng ngừa táo bón hay
Thông thường, bạn có thể phòng ngừa bệnh táo bón bằng cách hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Cách này sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe cơ thể, cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:
1/ Tăng cường bổ sung chất xơ
Chất xơ là thành phần dưỡng chất đặc biệt cần thiết đối với hệ tiêu hóa. Nếu bạn bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và phòng ngừa một số vấn đề thường gặp như táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ,…
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một người bình thường nên bổ sung cho cơ thể từ 25 – 35 gram chất xơ mỗi ngày. Chất xơ giúp làm tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột và đi tiêu dễ hơn.
Cách bổ sung chất xơ cho cơ thể an toàn và tự nhiên nhất là sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây mọng nước, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám,…
Ở trường hợp không bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể thông qua việc ăn uống, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thêm thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, không phải cái gì quá nhiều cũng tốt mà chỉ nên bổ sung vừa đủ. Nếu cơ thể được cung cấp quá nhiều chất xơ sẽ tránh phát sinh các rủi ro như phân lỏng, đi ngoài nhiều lần,…
ĐỪNG BỎ LỠ: Bị Táo Bón Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Điều Trị Bệnh Tốt Nhất? Giải Đáp
2/ Dùng thực phẩm chứa probiotic
Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa probiotic vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ có tác động đặc biệt tốt đối với hệ tiêu hóa. Probiotic là một dạng lợi khuẩn, khi đi vào đường ruột sẽ giúp giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và giúp quá trình tiêu hóa thức ăn có thể diễn ra một cách tốt nhất.
Duy trì thói quen này đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy triệu chứng táo bón thuyên giảm đáng kể. Đồng thời, đây còn là cách giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể và giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác. Một số thực phẩm chứa probiotic lành mạnh mà bạn có thể sử dụng mỗi ngày là sữa chua, đồ uống lên men,…
3/ Tránh các loại đồ ăn không lành mạnh
Các loại đồ ăn làm gia tăng nguy cơ bị táo bón mà bạn cần hạn chế sử dụng là đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều chất béo, thực phẩm ngọt,… Nếu cố tình tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ tạo ra áp lực không tốt lên hệ tiêu hóa.
Điều này đã khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị trì trệ và dẫn đến tình trạng táo bón. Để phòng ngừa, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm trên trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
4/ Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Tốt nhất, bạn nên hình thành cho bản thân thói quen ăn uống lành mạnh để hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt nhất. Đồng thời, đây còn là cách giúp bạn phòng ngừa được rất nhiều bệnh lý khác nhau về đường tiêu hóa, trong đó có táo bón.
Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Ăn uống đúng giờ và đủ bữa, tuyệt đối không nhịn ăn hoặc bỏ bữa
- Ăn chậm nhai kỹ để tránh gây áp lực tiêu hóa lên dạ dày cũng như đường ruột
- Ăn với hàm lượng vừa đủ, ăn quá no hay để bụng quá đói đều ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa
- Chia nhỏ bữa ăn để sử dụng khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề.
- Không vận động mạnh, làm việc hoặc nằm nghĩ ngay sau khi ăn.
- Bữa ăn tối nên kết thúc trước khi đi ngủ ít nhất 3 giờ, dừng hẳn việc ăn khuya.
THAM KHẢO THÊM: Các Loại Thực Phẩm Trị Táo Bón Tốt Nhất, Hiệu Quả Nhất Cho Bạn
5/ Uống nhiều nước
Chuyên gia cho biết, nước chiếm đến khoảng 60% trọng lượng của cơ thể. Vì thế, bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là điều rất cần thiết. Nước có vai trò duy trì các hoạt động chuyển hóa và đào thải độc tố ra bên ngoài. Đối với hệ tiêu hóa, nước còn giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru hơn.
Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Bạn cần bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2.5 lít nước/ngày để có thể duy trì các hoạt động sống bên trong cơ thể một cách tốt nhất và phòng ngừa táo bón. Đồng thời, uống nhiều nước khi bị táo bón còn giúp dễ đi tiêu hơn và ngăn ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.
6/ Nói không với đồ uống có cồn và chất kích thích
Đây cũng là nhóm thực phẩm mà bạn nên hạn chế sử dụng để có thể duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa táo bón khá tốt. Chuyên gia cho biết, đồ uống có cồn và chất kích thích là nhóm thực phẩm gây lợi tiểu. Nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất nước và dẫn đến táo bón.
Nhưng một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, nếu bị táo bón ở mức độ nhẹ bạn có thể duy trì thói quen uống 1 cốc cà phê mỗi ngày hoặc sử dụng các loại thức uống có chứa hàm lượng cafein thấp. Việc tiêu thụ cafein với hàm lượng vừa đủ cũng là cách giúp đẩy lùi tình trạng táo bón ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, không được lạm dụng để tránh gây phản tác dụng.
7/ Có lối sống sinh hoạt lành mạnh
Duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng cơ quan tiêu hóa. Đồng thời, đây còn là cách giúp bạn phòng ngừa bệnh táo bón khá tốt.
Chuyên gia cho biết, trong đời sống hàng ngày bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Nghĩ ngơi và làm việc hợp lý, không nên thức quá khuya hay làm việc quá sức.
- Nên ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian phục hồi.
- Tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng. Bạn có thể giải tỏa stress bằng các liệu pháp tự nhiên như đọc sách, tập yoga, thiền định, nghe nhạc,…
ĐỌC NGAY: Các Bài Tập Chữa Táo Bón Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Luyện Tập
8/ Đi vệ sinh đúng cách
Nhịn đi vệ sinh khi có nhu cầu sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Nhịn đi vệ sinh khiến phân bị tích tụ bên trong trực tràng, lúc này niêm mạc ruột sẽ tái hấp thụ nước trong phân. Điều này đã làm cho phân trở nên khô cứng và khó đào thải ra bên ngoài. Vì thế, bạn cần phải đi vệ sinh ngay khi thấy cơ thể phát ra tín hiệu.
Tốt nhất, bạn nên tập cho bản thân thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, đặc biệt là buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc 30 phút sau khi ăn. Đây là thời điểm nhu động ruột diễn ra mạnh nhất, nếu đi vệ sinh sẽ giúp việc đào thải phân diễn ra thuận lợi hơn.
Bạn nên điều chỉnh lại tư thế đi vệ sinh sao cho phù hợp, tư thế tốt nhất là ngồi xổm. Khi ngồi lên bồn cầu, bạn hãy dùng một cái ghế nhỏ cao khoảng 20 cm kê dưới bàn chân giúp nâng cao phần đầu gối lên. Đồng thời, bạn cũng nên loại bỏ các thói quen xấu khi đi đại tiện như ngồi lâu trong nhà vệ sinh, vừa đi vệ sinh vừa sử dụng điện thoại hoặc đọc báo, rặn mạnh khi đẩy phân ra ngoài,…
9/ Tập thể dục thể thao
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày là cách giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và tăng cường hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Tập luyện sẽ làm tăng nhu động ruột và hỗ trợ đẩy phân ra bên ngoài.
Với những trường hợp bị táo bón, bạn cũng có thể vận động thể chất để cải thiện tình trạng bệnh. Tốt nhất, bạn nên duy trì thói quen đi bộ hoặc chạy bộ từ 3 – 4 lần/tuần và mỗi lần nên kéo dài từ 30 – 40 phút.
MÁCH BẠN: Cách Điều Trị Táo Bón Bằng Bài Thuốc Đông Y Từ Thảo Dược Thiên Nhiên
10/ Thận trọng khi đùng thuốc Tây y
Táo bón cũng có thể là tác dụng phụ thường gặp của một số loại thuốc Tây y. Vì thế, bạn cần phải thận trọng khi dùng thuốc Tây trị bệnh tại nhà. Để phòng ngừa triệu chứng táo bón, khi dùng thuốc thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Dùng thuốc trị bệnh theo đúng đơn kê của bác sĩ chuyên khoa, với những loại thuốc không kê toa thì cần tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trước khi sử dụng.
- Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng cũng như thời hạn sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Sau khi dùng thuốc, nếu thấy cơ thể có triệu chứng bất thường thì cần nhanh chóng báo cho bác sĩ chủ trị.
- Chú ý uống nhiều nước khi sử dụng các viên uống bổ sung canxi và sắt.
- Không nên đi nằm ngay sau khi uống thuốc Tây y trị bệnh.
Trên đây là 10 cách phòng ngừa táo bón mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Đồng thời, các cách này còn giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Ở trường hợp duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học nhưng tình trạng táo bón vẫn tái phát liên tục thì không được chủ quan, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Lúc này, bạn cần tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Bỏ Túi TOP 8 Cách Chữa Táo Bón Cấp Tốc Cực Hiệu Quả Dành Cho Bạn
- Hướng Dẫn Cách Bấm Huyệt Chữa Táo Bón Tại Nhà Cực Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!