TOP 15 Thực Phẩm Trị Táo Bón
Các loại thực phẩm trị táo bón tốt và được chuyên gia khuyên dùng là rau xanh, trái cây mọng nước hoặc giàu chất xơ, khoai lang, vừng đen, sữa chua,… Khi bị táo bón, người bệnh nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Các loại thực phẩm trị táo bón tốt và được chuyên gia khuyên dùng là rau xanh, trái cây mọng nước hoặc giàu chất xơ, khoai lang, vừng đen, sữa chua,… Khi bị táo bón, người bệnh nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời, chế độ ăn uống của người bệnh vẫn phải đảm bảo đầy đủ các thành phần dưỡng chất thiết yếu để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
TOP 15 thực phẩm trị táo bón tốt nhất
Táo bón là vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp với các triệu chứng đặc trưng là khó đi ngoài, phân khô cứng và vón cục, chướng bụng đầy hơi, chán ăn,… Bác sĩ chuyên khoa cho biết, hầu hết các trường hợp bị táo bón đều là do ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Ngoài ra, táo bón kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc là tác dụng phụ của thuốc Tây y.
Nếu chỉ bị táo bón ở mức độ nhẹ, bạn nên thay đổi lại chế độ dinh dưỡng của bản thân sao cho hợp lý để điều trị bệnh. Lúc này, người bệnh nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất xơ và có tác dụng nhuận tràng, đồng thời hạn chế tiêu thụ chất béo.
Dưới đây là thông tin về 15 loại thực phẩm trị táo bón tốt nhất và mang lại hiệu quả nhanh bạn có thể tham khảo:
1/ Rau mồng tơi
Rau mồng tơi được xem là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của những người đang bị táo bón. Loại rau có bán ở khắp mọi nơi với giá thành khá rẻ, bạn có thể mua về để sử dụng.
Theo Ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, rau mồng tơi có tính hàn khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả nhuận tràng, thanh nhiệt giải độc,… Hàm lượng chất xơ hòa tan và chất nhầy trong mồng tơi còn giúp làm tăng khối lượng phân, bôi trơn đường ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, rau mồng tơi còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, saponin,… Nếu bạn sử dụng thường xuyên sẽ giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa và hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Cách sử dụng rau mồng tơi khá đơn giản, bạn chỉ cần chế biến thành một số món ăn như luộc, canh tôm, canh thịt bằm,… để sử dụng trong bữa cơm hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát lá mồng tơi rồi vắt lấy nước, sau đó hòa tan với nước đun sôi để nguội rồi dùng để uống mỗi ngày.
2/ Bông cải xanh
Khi bị táo bón, bạn cũng có thể bổ sung bông cải xanh vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Hàm lượng chất xơ tìm thấy bên trong bông cải xanh cũng khá dồi dào, nếu bạn sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng thể tích cũng như độ tơi xốp của phân.
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong bông cải xanh có chứa hàm lượng lớn hoạt chất sulforaphane, khi đi vào cơ thể sẽ giúp bảo vệ niêm mạc ruột và cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa. Điều này đã giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn tại đường ruột diễn ra tốt hơn…
Đồng thời, hoạt chất sulforaphane khi đi vào đường ruột còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại, giúp môi trường đường ruột luôn duy trì trạng thái cân bằng.
Một số món ngon được chế biến từ bông cải xanh có thể kể đến là bông cải xanh luộc, canh bông cải xanh, bông cải xanh xào thịt bò, sinh tố bông cải xanh,…
3/ Rau diếp xoăn
Theo Ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, rau diếp xoăn có tính mát khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng làm thông kinh mạch, lợi tiểu tiện,… Ngoài ra, rau diếp xoăn còn được biết đến là thực phẩm nhuận tràng, có khả năng cải thiện chứng táo bón mãn tính rất tốt nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào trong chúng.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong rau diếp xoăn còn chứa hàm lượng lớn Inulin, đây là một loại prebiotic có khả năng nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, Insulin còn làm tăng khối lượng phân và giúp phân dễ di chuyển bên trong đường ruột, từ đó triệu chứng táo bón sẽ thuyên giảm đáng kể.
Ngoài ra, ăn rau diếp xoăn còn bổ sung thêm nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể như vitamin, canxi, natri, photpho,… Nếu đang bị táo bón, bạn có thể bổ sung rau diếp xoăn vào trong thực đơn ăn uống hoặc ép lấy nước để uống mỗi ngày.
4/ Rau diếp cá
Rau diếp cá là loại thực phẩm được sử dụng khá phổ biến trong bữa cơm của gia đình người Việt. Nếu đang bị táo bón, ăn rau diếp cá cũng được xem là bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh táo bón khá tốt.
Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, rau diếp cá có tính mát khi đi vào cơ thể sẽ giúp thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn và lợi tiểu. Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau diếp cá cũng có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón rất tốt.
Tinh dầu lá diếp cá còn chứa một số hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, khi đi vào đường ruột sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và giảm viêm. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ hỗ trợ đẩy lùi các bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra tình trạng táo bón như viêm đại tràng, đau dạ dày,…
Khi bị táo bón, ngoài ăn sống bạn cũng có thể uống sinh tố diếp cá hoặc phơi khô sắc lấy nước uống thay trà để hỗ trợ điều trị bệnh.
5/ Bắp cải
Bắp cải cũng là thực phẩm nên bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của những người bị táo bón. Hàm lượng chất xơ trong bắp cải khá cao, nếu bạn thường xuyên sử dụng trong bữa cơm hàng ngày sẽ hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt.
Chất xơ trong bắp cải khi đi vào đường ruột sẽ kích thích co bóp ruột, giữ nước trong lòng ruột, làm mềm phân và tăng số lần đi đại tiện. Đồng thời, hàm lượng vitamin và khoáng chất bên trong bắp cải cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra, bắp cải còn được biết là thực phẩm có khả năng loại bỏ độc tố bên trong đường tiêu hóa rất tốt, thường xuyên sử dụng sẽ giúp làm sạch đường ruột.
Để hỗ trợ điều trị táo bón, người bệnh nên ăn bắp cải xào hoặc uống nước ép bắp cải 2 lần/ngày. Bạn cũng có thể làm dưa bắp cải để ăn giúp tăng lợi khuẩn đường ruột và duy trì một đường ruột khỏe mạnh.
6/ Nha đam
Nha đam là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong ẩm thực nước ta. Một số món ăn chế biến từ nha đam được nhiều người yêu thích là chè nha đam đậu xanh, nước nha đam đường phèn,…
Nha đam được biết đến là thực phẩm nhuận tràng, gel nha đam hoạt động như một loại thuốc xổ nhẹ. Khi đi vào cơ thể sẽ kích thích đi cầu giúp đào thải chất cặn bã và độc tố ra bên ngoài cơ thể. Đồng thời, nha đam còn kích thích hệ tiêu hóa tăng tiết chất nhầy và tăng nhu động một cách tự nhiên, điều này đã giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và phòng ngừa táo bón.
Một số lợi ích khác của nha đam đối với hệ tiêu hóa là cân bằng độ pH, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, làm lành tổn thương bên trong ống tiêu hóa và kích thích sự phát triển của lợi khuẩn. Nha đam là thực phẩm tốt cho người bị táo bón nhưng không nên sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh, trẻ em dưới 12 tuổi và bệnh nhân suy gan thận.
7/ Khoai lang
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khoai lang là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của những người đang bị táo bón. Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt và tính bình, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận tràng và thông tiện.
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong một củ khoai lang có chứa đến 3.8 gram chất xơ. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng nhu động ruột, giúp phân dễ dàng di chuyển qua đường ruột và đào thải ra ngoài. Ngoài ra, khoai lang còn hút nước vào trong phân giúp làm mềm phân và dễ đi ngoài hơn.
Nếu đang bị táo bón hoặc gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, bạn nên bổ sung khoai lang vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Một số món ăn từ khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa là khoai lang luộc, chè khoai lang, canh khoai lang,…
8/ Trái cây giàu chất xơ
Các loại trái cây như táo, lê, mận mỹ, quả sung,… có chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Nếu đang bị táo bón bạn nên tăng cường bổ sung chúng vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh.
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong nhóm trái cây này có chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan, nếu sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng nhuận tràng và dễ đi tiêu. Đồng thời, các loại trái cây này còn chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
9/ Trái cây mọng nước
Trái cây mọng nước cũng là thực phẩm nên bổ sung vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị táo bón. Ví dụ như nho, dâu tây, việt quất, mâm xôi, trái cây có múi, anh đào,… Bạn có thể sử dụng trái cây mọng nước theo nhiều cách khác nhau như dùng làm món tráng miệng, ăn chung với sữa chua, xay sinh tố uống,…
Trong các loại trái cây này có chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào, nếu sử dụng thường xuyên sẽ hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng táo bón. Đồng thời, trong trái cây mọng nước còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại, chống viêm nhiễm và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau.
10/ Các loại hạt
Khi bị táo bón, bạn cũng có thể sử dụng một số loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hồ đào, hạt dẻ, hạt điều… Các loại hạt này là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Nếu bạn sử dụng thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hoạt động tốt hơn, từ đó các triệu chứng của táo bón như đầy hơi, khó đi vệ sinh, phân cứng,… sẽ thuyên giảm đáng kể.
Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những người ít bổ sung magie sẽ có nguy cơ mắc bệnh táo bón cao hơn so với những người bổ sung đủ magie cho cơ thể.
Ngoài ra, các loại hạt này còn chứa hàm lượng acid béo omega-3 rất cao, đây là loại chất béo lành mạnh nên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
11/ Vừng đen
Vừng đen cũng là một trong những loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị và chống táo bón rất tốt. Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, vừng đen có tính bình với công dụng chính là nhuận tràng, dưỡng huyết và nhuận táo. Chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y điều trị bệnh khó đi ngoài, táo bón, khó tiêu và bồi bổ cơ thể.
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong vừng đen có chứa rất nhiều tinh dầu và chất xơ. Nếu bạn sử dụng sẽ có tác dụng bôi trơn niêm mạc ruột, giúp phân di chuyển nhanh chóng và kích thích tiêu hóa. Đồng thời, hàm lượng chất xơ trong vừng đen còn có khả năng tăng khối lượng phân và làm mềm phân. Từ đó, việc đào thải phân ra ngoài khi đi đại tiện sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Cách dùng vừng đen hỗ trợ điều trị táo bón rất đơn giản, bạn chỉ cần bổ sung vào món cháo hoặc salad để sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn vừng đen rang thơm với mật ong nguyên chất rồi dùng để ăn.
12/ Hạt lanh
Hạt lanh cũng là một trong những loại thực phẩm nên sử dụng khi bị táo bón. Trong hạt lanh có chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, khi đi vào cơ quan tiêu hóa sẽ kích thích nhu động ruột và tăng hấp thụ nước vào trong đường ruột, điều này đã giúp cho phân trở nên mềm xốp và đi ra ngoài nhanh chóng.
- Lượng chất xơ hòa tan trong hạt lanh khi đi vào đường ruột sẽ hấp thụ nước và tạo thành lớp gel có độ nhớt cao. Điều này đã giúp cho thức ăn dễ di chuyển trong ống tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
- Thành phần magie trong hạt lanh còn có khả năng cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa và giải tỏa áp lực lên các cơ trong đường tiêu hóa.
- Hàm lượng ALA tìm thấy trong hạt lanh còn có tác dụng kháng viêm và bảo vệ lớp niêm mạc lót trong ruột, rất thích hợp sử dụng để cải thiện bệnh Crohn và các bệnh lý về đường tiêu hóa khác.
Ngoài ra, hạt lanh còn là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho sức khỏe như chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất,… Nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm ung thư và phòng tránh một số vấn đề về sức khỏe khác.
13/ Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cũng là loại thực phẩm nên sử dụng khi bị táo bón. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng chất xơ rất cao và đặc biệt tốt đối với hệ tiêu hóa. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ kích thích nhu động ruột, cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa và đẩy lùi chứng táo bón.
Một vài nghiên cứu khoa học tại Phần Lan cho biết, bánh mì được làm từ lúa mạch đen nguyên hạt sẽ có tác dụng giảm táo bón tốt hơn so với các loại bánh mì thông thường. Chúng được sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng giúp người bị táo bón đi ngoài một cách dễ dàng và an toàn.
Thành phần hoạt chất Arabinoxylan tìm thấy trong lúa mạch đen còn có khả năng làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn bên trong đường ruột, từ đó tình trạng khó đi đại tiện sẽ được giải quyết.
14/ Mật ong
Mật ong là dược liệu quý trong Đông y, rất thích hợp sử dụng cho những người đang bị suy nhược cơ thể và gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Hàm lượng dưỡng chất trong mật ong cũng khá cao và đa dạng như vitamin, khoáng chất, acid amin,… khi bổ sung vào cơ thể sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.
Với những người đang bị táo bón, dùng mật ong sẽ có tác dụng bôi trơn niêm mạc ruột và cấp nước làm mềm phân, từ đó việc đào thải phân ra ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, mật ong còn chứa hàm lượng vitamin C khá cao cùng nhiều loại acid amin tốt cho sức khỏe, nếu sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng chống viêm nhiễm và phòng ngừa các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Vì thế, mật ong là thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng cho những người đang bị táo bón hoặc bị nhiễm trùng đường ruột.
Cách dùng mật ong cải thiện tình trạng táo bón khá đơn giản, vào buổi sáng sớm bạn hãy pha mật ong chung với sữa ấm hoặc nước chanh ấm rồi uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn trực tiếp 3 – 4 thìa mật ong mỗi ngày.
15/ Sữa chua
Sữa chua là chế phẩm lên men của sữa tươi nên chứa hàm lượng lớn lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa như probiotics, lactobacillus,… Nếu người bệnh sử dụng sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất tại niêm mạc ruột. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của táo bón.
Với những người bị táo bón nên duy trì thói quen ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày để mang lại hiệu quả nhuận tràng. Nên ưu tiên sử dụng sữa chua có chứa vi khuẩn sống hoặc probiotic. Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là sau bữa cơm trưa khoảng 1 – 2 tiếng hoặc vào buổi tối.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng sữa chua kết hợp với một số loại trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trên đây là TOP 15 thực phẩm trị táo bón mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Khi bị táo bón, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm ở trên vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày, điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả. Ở những trường hợp bị táo bón kéo dài, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!