Bị Táo Bón Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?
- Bị táo bón nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu.
- Nên kiêng thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, gạo trắng, bánh mì trắng, thức ăn cay nóng, rượu bia.
Bị táo bón nên ăn gì cho nhanh hết?
Các loại rau xanh
Nếu đang bị táo bón, rau xanh là thực phẩm tuyệt đối không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh. Một số loại rau xanh có khả năng nhuận tràng và cải thiện chứng táo bón có thể kể đến là:
- Rau mồng tơi: Tính mát giúp nhuận tràng và chứa nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa. Bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn hàng ngày hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón.
- Rau diếp xoăn: Chứa chất xơ hòa tan kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phần, kích thích đi đại tiện. Hàm lượng insulin còn nuôi dưỡng lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- Bông cải xanh: Chứa sulforaphane giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Đây là thực phẩm được khuyên dùng cho những trường hợp bị táo bón do mang thai hoặc chạy thận nhân tạo.
Trái cây tươi
Trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, nếu bạn thường xuyên sử dụng sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật. Nếu đang bị táo bón, người bệnh có thể sử dụng các loại trái cây sau đây để có thể dễ đi tiêu hơn:
- Mận: Chứa hàm lượng chất xơ cao, bao gồm Cellulose và Sorbitol, giúp nhuận tràng và làm mềm phân. Mận cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe tổng thể.
- Táo: Táo giàu chất xơ hòa tan, đặc biệt là pectin, có khả năng làm mềm phân và kích thích vi khuẩn lên men trong đường ruột. Điều này giúp giảm táo bón và tăng cường sự trơn tru trong quá trình tiêu hóa.
- Chuối chín: Với hàm lượng kali và chất xơ hòa tan cao, chuối chín có thể cân bằng vi sinh vật đường ruột và cải thiện chức năng của đại tràng. Chuối cũng là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể.
- Quả sung: Chứa enzyme Ficain giúp tăng cường chức năng ruột và chất xơ hòa tan, giúp làm mềm phân và đẩy phân ra bên ngoài.
- Trái cây có múi: Như quýt, cam, bưởi,… chứa Naringenin, một hoạt chất giúp giảm triệu chứng táo bón như chướng bụng, đầy hơi. Đồng thời, chúng cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
- Kiwi: Chứa enzyme Actinidain giúp kích thích nhu động ruột và tăng tần suất đi tiêu.
Các loại đậu và các loại hạt
- Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng,… chứa hàm lượng lớn hỗn hợp chất xơ hòa tan và không hòa tan. Có tác dụng làm mềm phân, tăng nhu động ruột và hỗ trợ đẩy phân ra bên ngoài. Bạn có thể dùng đậu để nấu súp, làm salad hoặc làm thành món thịt xay để sử dụng giúp cơ thể có thể hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất trong chúng.
- Hạt chia có đến 85% là chất xơ không hòa tan và 15% chất xơ hòa tan. Các chất xơ này khi tiếp xúc với nước sẽ tạo thành gel, nếu người bị táo bón sử dụng sẽ có tác dụng làm mềm phân và đi tiêu dễ dàng.
- Hạt lanh chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan có khả năng giữ nước trong phân và làm tăng khối lượng phân. Khi tiêu hóa, các chất xơ này còn tạo ra chuỗi acid ngắn có tác dụng kích thích và làm tăng nhu động ruột.
Một số loại thực phẩm khác
- Khoai lang: Với hàm lượng chất xơ cao, giúp nhuận tràng và làm mềm phân. Bổ sung khoai lang vào thực đơn hàng ngày giúp phòng tránh táo bón và ngăn chặn tình trạng rách và chảy máu hậu môn.
- Bông atiso: Chứa prebiotic, giúp tăng lợi đường ruột và làm mềm phân, đẩy lùi táo bón.
- Dầu thực vật: Sử dụng dầu oliu, dầu hạt lanh giúp nhuận tràng và giảm triệu chứng chướng bụng do táo bón.
- Sữa chua: Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. Duy trì thói quen ăn 1 hũ sữa chua mỗi ngày để giảm triệu chứng đầy hơi và chướng bụng do táo bón.
Người bị táo bón cần kiêng những gì?
- Quả hồng: Hồng là loại trái cây chứa hàm lượng hoạt chất tanin rất cao làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bên trong đường ruột trở nên trì trệ hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ táo bón và khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
- Thịt đỏ: Hàm lượng chất xơ trong thịt đỏ rất thấp nhưng lại chứa hàm lượng chất béo rất cao. Ăn nhiều thịt đỏ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị trì trệ và tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngũ cốc tinh chế: Các loại ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng,… chứa rất ít chất xơ cũng như các dưỡng chất thiết yếu khác. Nếu người bị táo bón sử dụng sẽ không có tác dụng hỗ trợ điều trị mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Đồ ăn khó tiêu: Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, thực phẩm cay nóng,… là những loại thực phẩm có tác động không tốt đến hệ tiêu hóa. Ăn nhiều gây tình trạng khó tiêu, gây kích thích đến hệ tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.
- Rượu bia: Rượu bia là thức uống gây lợi tiểu, khiến cơ thể tăng đào thải chất lỏng qua nước tiểu gây mất nước và làm khô phân, làm tăng nguy cơ táo bón.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Có thể gây táo bón, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Sử dụng sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa đậu xanh thay thế để tránh tình trạng này và bổ sung chất xơ.