Cắt Trĩ Xong Vẫn Bị Lòi: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Cắt trĩ xong vẫn bị lòi có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như bệnh trĩ tái phát, sẹo phẫu thuật hoặc do u nhú hậu môn gây ra. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp.
Nguyên nhân cắt trĩ xong vẫn bị lòi?
Phẫu thuật cắt trĩ là thủ thuật được thực hiện để cắt bỏ một hoặc nhiều búi trĩ. Mặc dù mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên phẫu thuật trĩ vẫn có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định, chẳng hạn như lòi trĩ sau khi phẫu thuật. Do đó, nếu cân nhắc thực hiện phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh nên có kế hoạch chuẩn bị cũng như phòng ngừa các vấn đề có thể xảy ra.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cắt trĩ xong vẫn bị lòi là do người bệnh không có kế hoạch chăm sóc phù hợp, dẫn đến hình thành sẹo hoặc thịt thừa ở xung quanh hậu môn. Bên cạnh đó, việc vận động quá mạnh có thể gây tác động đến khu vực phẫu thuật và dẫn đến lòi thịt thừa ở hậu môn.
Thông thường, tình trạng cắt trĩ xong vẫn bị lòi không gây đau đớn, chảy máu, nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy có khối thịt thừa ở hậu môn sau khi cắt trĩ, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ chuyên môn để có kế hoạch xử lý phù hợp.
ĐỌC NGAY: Các Biến Chứng Sau Mổ Trĩ Nguy Hiểm Bạn Nên Tham Khảo
Cắt trĩ xong vẫn bị lòi có nguy hiểm không?
Trên thực tế, cắt trĩ xong vẫn bị lòi là tình trạng rất phổ biến, thường liên quan đến chế độ chăm sóc hậu phẫu không phù hợp. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác cần xử lý y tế, chẳng hạn như:
1. Polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng có thể dẫn đến tình trạng cắt trĩ xong vẫn bị lòi. Polyp trực tràng thường phổ biến ở người trên 50 tuổi, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá hoặc có tiền sử gia đình bị polyp hoặc ung thư ruột kết.
Polyp đại tràng thường dẫn đến một số dấu hiệu tương tự như bệnh trĩ, chẳng hạn như:
- Chảy máu trực tràng: Chảy máu trực tràng là dấu hiệu chung của một số bệnh lý đường tiêu hóa, chẳng hạn như polyp đại tràng, bệnh trĩ hoặc một số bệnh lý khác, bao gồm ung thư.
- Thay đổi màu sắc phân: Máu có thể xuất hiện dưới dạng vệt đỏ trên phân hoặc giấy vệ sinh, tương tự như bệnh trĩ.
- Thay đổi thói quen đại tiện: Người bệnh Polyp đại tràng có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn một tuần.
- Đau đớn: Đôi khi khối polyp có thể dẫn đến tắc nghẽn một phần ruột, dẫn đến đau thắt bụng.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, khối polyp có thể sa ra khỏi hậu môn, đặc biệt là khi người bệnh vận động mạnh. Điều này dẫn đến cảm giác tương tự như lòi búi trĩ, đặc biệt là khi người bệnh đi đại tiện hoặc ngồi xổm.
Trong hầu hết các trường hợp, polyp có thể được cắt bỏ theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số polyp có thể trở thành ung thư, do đó người bệnh nên có kế hoạch cắt bỏ càng sớm càng tốt.
2. Bệnh trĩ tái phát
Cắt trĩ xong vẫn bị lòi có thể là do bệnh trĩ tái phát sau khi phẫu thuật. Mặc dù hầu hết các phương pháp cắt trĩ đều mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên bệnh có thể tái phát nếu người bệnh không có kế hoạch chăm sóc phù hợp.
Sau khi cắt trĩ, khu vực hậu môn thường rất nhạy cảm, dễ tổn thương. Do đó, nếu người bệnh vận động mạnh, tập các môn thể thao nặng, ngồi xổm hoặc ngồi quá lâu, có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và khiến bệnh trĩ tái phát.
Bên cạnh đó, các thói quen sinh hoạt không phù hợp, chẳng hạn như thực hiện chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, uống không đủ nước, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia và chất kích thích, có thể dẫn đến táo bón cũng như khiến bệnh trĩ tái phát.
Do đó, để tránh tình trạng cắt trĩ xong vẫn bị lòi, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc cũng như thực hiện chế độ ăn uống phù hợp.
ĐỌC THÊM: Sau Cắt Trĩ Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Vết Cắt Nhanh Lành?
3. Ú nhú hậu môn
U nhú hậu môn có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cắt trĩ xong vẫn bị lòi. U nhú là một vấn đề về da phổ biến, thường lành tính và được biểu hiện như một vùng da nhô cao ở hậu môn, tương tự như búi trĩ lòi ra ngoài.
U nhú có thể khiến da nhạy cảm, khó chịu, ngứa ngáy nhưng hiếm khi gây đau đớn. Nguyên nhân chính dẫn đến u nhú hậu môn sau khi cắt trĩ là do vệ sinh hậu môn không đúng cách. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến u nhú hậu môn bao gồm:
- Căng thẳng do táo bón;
- Tiêu chảy kéo dài;
- Nâng vật nặng;
- Thực hiện các bài tập thể chất quá sức;
- Hình thành cục máu đông sau khi phẫu thuật cắt trĩ và không được xử lý phù hợp.
Do đó, sau khi cắt trĩ hoặc đã từng được chẩn đoán các bệnh lý ở hậu môn, người bệnh nên có kế hoạch điều trị phù hợp để tránh việc hình thành u nhú.
Hầu hết các trường hợp ú nhú hậu môn được điều trị bằng cách cắt bỏ tại bệnh viện. Trong quy trình này, bác sĩ gây tê hậu môn để giảm đau và loại bỏ thể da bằng dao mổ. Thủ thuật này chỉ mất vài phút, không gây nguy hiểm, đau đớn và ít rủi ro.
Nói chung tình trạng cắt trĩ xong vẫn bị lòi có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, bệnh lý cũng như điều kiện sức khỏe cần được điều trị phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng lồi thịt thừa ở hậu môn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch xử lý phù hợp.
ĐỌC THÊM: Chi Phí Cắt Trĩ Hết Bao Nhiêu? Bảng Giá Dịch Vụ Mới Nhất
Cắt trĩ xong vẫn bị lòi xử lý như thế nào?
Phụ thuộc và mức độ nghiêm trọng của tình trạng lòi thịt thừa ở hậu môn sau khi cắt trĩ, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp xử lý khác nhau, chẳng hạn như thoa thuốc chống nhiễm trùng hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
Trong các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc thu nhỏ kích thước của khối thịt thừa và khiến khối thịt tự rụng sau vài ngày. Thuốc bôi trĩ thường được chỉ định trong 10 – 15 ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Trong các trường hợp, cắt trĩ xong vẫn bị lòi nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các thủ thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, trước khi cắt bỏ, bác sĩ có thể cân nhắc một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Khối thịt thừa sa ra khỏi hậu môn, gây khó chịu cho người bệnh;
- Kích thước lớn khiến hậu môn tiết nhiều dịch và luôn trong tình trạng ẩm ướt;
- Gây chảy máu hậu môn;
- Gây tắc nghẽn hậu môn và khó khăn khi đi đại tiện.
Phẫu thuật cắt bỏ được thực hiện tại bệnh viện hoặc văn phòng của bác sĩ. Thủ thuật này thường đơn giản, an toàn và nguy cơ rủi ro thấp.
ĐỌC THÊM: Chích Xơ Búi Trĩ Là Gì? Có Hiệu Quả Không? Giải Đáp Chi Tiết
Chăm sóc sau khi mổ trĩ phòng ngừa tái phát
Cắt trĩ xong vẫn bị lòi là tình trạng phổ biến và thường xảy ra khi người bệnh không có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Do đó, để tránh tình trạng này, người bệnh nên lưu ý một số biện pháp chăm sóc sau khi mổ trĩ, chẳng hạn như:
1. Lưu ý sau khi cắt trĩ
Sau khi thực hiện cắt trĩ, người bệnh có thể mất từ một đến sáu tuần để phục hồi hoàn toàn, tùy thuộc vào loại phẫu thuật cắt trĩ. Khi phục hồi tại bệnh viện, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, có cảm giác căng ở hậu môn trong tuần đầu tiên.
Ngay sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, khó chịu, chảy dịch hoặc một số dấu hiệu khác. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và sẽ được cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, để giảm đau và ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra, chẳng hạn như lòi thịt sau khi cắt trĩ, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Chườm đá vào hậu môn để giảm đau, sưng, viêm;
- Ngâm hậu môn trong bồn nước ấm trong 15 – 20 phút mỗi lần, 3 – 4 lần mỗi ngày để giảm đau, chống nhiễm trùng và phòng ngừa nguy cơ lòi thịt dư sau khi cắt trĩ;
- Uống nhiều nước, ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày để làm mềm phân, chống táo bón.
Sau một tuần kể từ lúc phẫu thuật, người bệnh có thể quay trở lại các hoạt động bình thường. Tuy nhiên người bệnh nên chú ý tránh các hoạt động mạnh để ngăn ngừa nguy cơ lòi thịt sau khi cắt trĩ.
2. Các biện pháp chăm sóc dài hạn
Người bệnh nên lập kế hoạch chăm sóc sau khi thực hiện các phương pháp cắt trĩ để tránh táo bón cũng như ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Cụ thể, khi nghỉ ngơi tại nhà, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Đi đại tiện ngay khi cần thiết, không trì hoãn nhu cầu đi đại tiện và không dùng sức rặn để tránh nguy cơ tái phát triển các búi trĩ.
- Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ từ trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để hỗ trợ làm mềm phân, cũng như ngăn ngừa các triệu chứng trĩ tái phát.
- Tránh sử dụng chất kích thích, chẳng hạn như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.
- Giữ vết mổ khô thoáng, sạch sẽ, không tự ý sử dụng thuốc ngâm rửa hoặc bôi hậu môn nếu không nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
- Duy trì các hoạt động thể chất, thường xuyên tập thể dục để hỗ trợ nhu động ruột và tránh táo bón.
- Tái khám theo lịch hẹn và đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu biến chứng sau khi cắt trĩ.
3. Những điều cần tránh sau khi cắt trĩ
Để ngăn ngừa tình trạng cắt trĩ xong vẫn bị lòi, người bệnh cần tránh một số hoạt động và thói quen, chẳng hạn như:
- Hạn chế đi xe máy trong từ 1 – 2 tuần sau khi cắt trĩ để hỗ trợ quá trình phục hồi;
- Không quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn.
Cắt trĩ xong vẫn bị lòi là tình trạng tương đối phổ biến và liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này không nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên có kế hoạch điều trị cũng như phòng ngừa phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
ĐỪNG BỎ LỠ: Cách Chăm Sóc Sau Mổ Trĩ Giúp Vết Cắt Nhanh Lành
- TOP 7 Thuốc Bôi Trĩ Giảm Đau, Sưng Viêm Hiệu Quả Nhất Thị Trường
- Tham Khảo TOP 12 Cách Trị Ngứa Hậu Môn Hiệu Quả Nhanh Chóng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!